duyanh
04-11-2021, 12:09 PM
Cá chết trắng gần một tháng qua trên sông Mã: Nhờ thủy điện xả nước “cứu nguy”
Cá chết liên tục từ giữa tháng 3 tới nay chưa ngừng, giới chức huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đang xin Thủy điện Bá Thước 2 xả nước, cứu nguy, dù nguyên nhân gốc rễ hiện vẫn chưa được công bố.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/04/ca-chet-song-ma.jpg
Hàng tấn cá nuôi lồng trên sông Mã, đoạn qua huyện Bá Thước, tới kỳ thu hoạch, chết hàng loạt, tổn thất cho gần 160 hộ. (Ảnh chụp clip/ngoisao.net)
Báo Tuổi Trẻ dẫn thông tin từ UBND huyện Bá Thước công bố về kết quả xét nghiệm mẫu cá, mẫu nước trước tình trạng cá chết nuôi, cá tự nhiên chết dọc sông Mã.
Cụ thể, theo kết luận của Chi cục chăn nuôi và thú y (Sở NN-PTNT Thanh Hóa), kết quả xét nghiệm mẫu cá chết trên sông Mã, đoạn qua thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước cho thấy khi mổ cá không thấy bị xuất huyết bên ngoài; mang và nội tạng cá bình thường; không có hiện tượng xuất huyết, tụ huyết bất thường; không ghi nhận dấu hiệu bệnh nào trên số cá chết.
Viện nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ NN-PTNT) cho biết kiểm tra 2 mẫu cá chết trên sông Mã không phát hiện vi khuẩn gây bệnh trên mẫu cá. Cá chết trên sông Mã không phải do mắc bệnh truyền nhiễm. Kiểm tra 3 mẫu nước lấy từ sông Mã đoạn có cá nuôi lồng bị chết cho thấy: mật độ vi khuẩn trong 3 mẫu nước này nằm trong giới hạn cho phép, mật độ vi khuẩn trong nước không gây chết cá.
Như vậy, bước đầu hai cơ quan trên xác định nguyên nhân cá nuôi lồng, cá tự nhiên trên sông Mã bị chết hàng loạt gần một tháng qua không phải do dịch bệnh.
Kể từ đêm 14/3, cá tự nhiên và cá nuôi lồng trên sông Mã đoạn chảy qua thị trấn Cành Nàng, xã Ái Thượng, xã Hạ Trung và xã Lương Ngoại (cùng thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) bắt đầu chết hàng loạt, sau đó mở rộng ra các xã Thiết Ống, Thiết Kế, Ban Công, Điền Lư.
Số cá chết tăng lên nhanh chóng, từ khoảng 300kg loại thủy sản tự nhiên (cá, tôm, ếch, tảo…), hơn 6,9 tấn cá nuôi lồng của 127 hộ dân chết bất thường – tính đến 16h30 ngày 6/4 – đã tăng lên khoảng 2 tấn các loài thủy sản tự nhiên cùng gần 12,4 tấn cá lồng của 159 hộ nuôi bị chết, tính đến ngày 8/4.
Các loại cá lồng nuôi như cá trắm, cá lăng… tới kỳ thu hoạch, có trọng lượng trung bình 1-3 kg chết nổi, có con xuất hiện nhiều đốm đỏ trên vẩy. “Cá chết bất thường không phải do dịch bệnh thì chỉ có lý do nguồn nước ô nhiễm. Không tìm ra nguyên nhân, không tìm ra thủ phạm khiến môi trường ô nhiễm khiến cá chết thì người dân sẽ không được đền bù”, ông Võ Minh Khoa, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, nói, theo trang Ngôi Sao.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/04/ca-chet-song-ma-1.jpg
Nước sông màu đen kịt. Trên bè, người nuôi cá lồng thất thần ngồi nhìn đống cá chết. (Ảnh chụp clip/ngoisao.net)
Tại thời điểm ngày 3/4, giới chức địa phương và người dân nuôi cá lồng cho biết vào thời điểm xảy ra cá chết, nước sông Mã có màu nâu, váng trên bề mặt, mùi khó chịu, theo Tuổi Trẻ. Báo Thanh Niên ghi nhận đến ngày 10/4, nước trên sông Mã đoạn chảy qua huyện Bá Thước vẫn có màu đen và mùi hôi tanh nặng.
Song tính đến ngày 11/4, hơn một tuần qua đi, vẫn chưa có cơ quan chức năng nào của tỉnh Thanh Hóa khẳng định nguyên nhân các loài thủy sản trên sông Mã chết có phải do ô nhiễm nguồn nước hay không, kết quả phân tích hàm lượng các chất trong mẫu nước vẫn chưa được công bố. Về phía người dân, tất cả đều nghi ngờ nguồn nước sông bị nhiễm độc do xả thải.
https://video.trithucvn.org/uploads/videos/hls/5f13c4ff4-/5f13c4ff4-240k.m3u8
Một phụ nữ nghi ngờ lợi dụng trời mưa, nguồn nước thải bị đổ xuống sông Mã khiến cá ngoi lên ngớp nước bị chết. Cô cho biết đang bơm nước giếng [để pha loãng] cố cứu cá. (Nguồn: Nhung Hà/Youtube)
Giải pháp gần nhất được đưa ra là đề nghị Thủy điện Bá Thước 2 (đặt trên sông Mã, đoạn qua xã Điền Lư, huyện Bá Thước) xả nước. Báo Thanh Niên dẫn lời ông Võ Minh Khoa, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho biết ngày 9/4, ông đã liên hệ với lãnh đạo Thủy điện Bá Thước 2 bàn về chuyện xả nước như một cách thử xem có giải quyết được tình trạng cá, tôm, ếch, tảo chết hàng loạt trên sông Mã hay không.
Tuy nhiên, theo quy trình xả lũ thì Thủy điện Bá Thước 2 chỉ xả nước khi Thủy điện Trung Sơn (thủy điện đầu nguồn sông Mã, ở huyện Quan Hóa) xả nước. Do vậy, chính quyền huyện này đang xin lên tỉnh, cũng xin thêm mức hỗ trợ cho người dân (huyện đang hỗ trợ 20.000 đồng/1 kg cá chết). Giới chức tỉnh chiều 10/4 mở cuộc họp để bàn phương án, cho hay đã cho phía huyện Bá Thước tổ chức tìm khu vực có khả năng xả thải trộm ra sông.
Nguyễn Quân
Cá chết liên tục từ giữa tháng 3 tới nay chưa ngừng, giới chức huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đang xin Thủy điện Bá Thước 2 xả nước, cứu nguy, dù nguyên nhân gốc rễ hiện vẫn chưa được công bố.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/04/ca-chet-song-ma.jpg
Hàng tấn cá nuôi lồng trên sông Mã, đoạn qua huyện Bá Thước, tới kỳ thu hoạch, chết hàng loạt, tổn thất cho gần 160 hộ. (Ảnh chụp clip/ngoisao.net)
Báo Tuổi Trẻ dẫn thông tin từ UBND huyện Bá Thước công bố về kết quả xét nghiệm mẫu cá, mẫu nước trước tình trạng cá chết nuôi, cá tự nhiên chết dọc sông Mã.
Cụ thể, theo kết luận của Chi cục chăn nuôi và thú y (Sở NN-PTNT Thanh Hóa), kết quả xét nghiệm mẫu cá chết trên sông Mã, đoạn qua thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước cho thấy khi mổ cá không thấy bị xuất huyết bên ngoài; mang và nội tạng cá bình thường; không có hiện tượng xuất huyết, tụ huyết bất thường; không ghi nhận dấu hiệu bệnh nào trên số cá chết.
Viện nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ NN-PTNT) cho biết kiểm tra 2 mẫu cá chết trên sông Mã không phát hiện vi khuẩn gây bệnh trên mẫu cá. Cá chết trên sông Mã không phải do mắc bệnh truyền nhiễm. Kiểm tra 3 mẫu nước lấy từ sông Mã đoạn có cá nuôi lồng bị chết cho thấy: mật độ vi khuẩn trong 3 mẫu nước này nằm trong giới hạn cho phép, mật độ vi khuẩn trong nước không gây chết cá.
Như vậy, bước đầu hai cơ quan trên xác định nguyên nhân cá nuôi lồng, cá tự nhiên trên sông Mã bị chết hàng loạt gần một tháng qua không phải do dịch bệnh.
Kể từ đêm 14/3, cá tự nhiên và cá nuôi lồng trên sông Mã đoạn chảy qua thị trấn Cành Nàng, xã Ái Thượng, xã Hạ Trung và xã Lương Ngoại (cùng thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) bắt đầu chết hàng loạt, sau đó mở rộng ra các xã Thiết Ống, Thiết Kế, Ban Công, Điền Lư.
Số cá chết tăng lên nhanh chóng, từ khoảng 300kg loại thủy sản tự nhiên (cá, tôm, ếch, tảo…), hơn 6,9 tấn cá nuôi lồng của 127 hộ dân chết bất thường – tính đến 16h30 ngày 6/4 – đã tăng lên khoảng 2 tấn các loài thủy sản tự nhiên cùng gần 12,4 tấn cá lồng của 159 hộ nuôi bị chết, tính đến ngày 8/4.
Các loại cá lồng nuôi như cá trắm, cá lăng… tới kỳ thu hoạch, có trọng lượng trung bình 1-3 kg chết nổi, có con xuất hiện nhiều đốm đỏ trên vẩy. “Cá chết bất thường không phải do dịch bệnh thì chỉ có lý do nguồn nước ô nhiễm. Không tìm ra nguyên nhân, không tìm ra thủ phạm khiến môi trường ô nhiễm khiến cá chết thì người dân sẽ không được đền bù”, ông Võ Minh Khoa, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, nói, theo trang Ngôi Sao.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/04/ca-chet-song-ma-1.jpg
Nước sông màu đen kịt. Trên bè, người nuôi cá lồng thất thần ngồi nhìn đống cá chết. (Ảnh chụp clip/ngoisao.net)
Tại thời điểm ngày 3/4, giới chức địa phương và người dân nuôi cá lồng cho biết vào thời điểm xảy ra cá chết, nước sông Mã có màu nâu, váng trên bề mặt, mùi khó chịu, theo Tuổi Trẻ. Báo Thanh Niên ghi nhận đến ngày 10/4, nước trên sông Mã đoạn chảy qua huyện Bá Thước vẫn có màu đen và mùi hôi tanh nặng.
Song tính đến ngày 11/4, hơn một tuần qua đi, vẫn chưa có cơ quan chức năng nào của tỉnh Thanh Hóa khẳng định nguyên nhân các loài thủy sản trên sông Mã chết có phải do ô nhiễm nguồn nước hay không, kết quả phân tích hàm lượng các chất trong mẫu nước vẫn chưa được công bố. Về phía người dân, tất cả đều nghi ngờ nguồn nước sông bị nhiễm độc do xả thải.
https://video.trithucvn.org/uploads/videos/hls/5f13c4ff4-/5f13c4ff4-240k.m3u8
Một phụ nữ nghi ngờ lợi dụng trời mưa, nguồn nước thải bị đổ xuống sông Mã khiến cá ngoi lên ngớp nước bị chết. Cô cho biết đang bơm nước giếng [để pha loãng] cố cứu cá. (Nguồn: Nhung Hà/Youtube)
Giải pháp gần nhất được đưa ra là đề nghị Thủy điện Bá Thước 2 (đặt trên sông Mã, đoạn qua xã Điền Lư, huyện Bá Thước) xả nước. Báo Thanh Niên dẫn lời ông Võ Minh Khoa, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho biết ngày 9/4, ông đã liên hệ với lãnh đạo Thủy điện Bá Thước 2 bàn về chuyện xả nước như một cách thử xem có giải quyết được tình trạng cá, tôm, ếch, tảo chết hàng loạt trên sông Mã hay không.
Tuy nhiên, theo quy trình xả lũ thì Thủy điện Bá Thước 2 chỉ xả nước khi Thủy điện Trung Sơn (thủy điện đầu nguồn sông Mã, ở huyện Quan Hóa) xả nước. Do vậy, chính quyền huyện này đang xin lên tỉnh, cũng xin thêm mức hỗ trợ cho người dân (huyện đang hỗ trợ 20.000 đồng/1 kg cá chết). Giới chức tỉnh chiều 10/4 mở cuộc họp để bàn phương án, cho hay đã cho phía huyện Bá Thước tổ chức tìm khu vực có khả năng xả thải trộm ra sông.
Nguyễn Quân