duyanh
04-02-2021, 01:07 PM
Một ngày ở nhà thương điên
http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2021/04/Be%CC%A3%CC%82nh-vie%CC%A3%CC%82n-ta%CC%82m-tha%CC%82%CC%80n-Trung-u%CC%9Bo%CC%9Bng-800x500_c.jpg (http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2021/04/Be%CC%A3%CC%82nh-vie%CC%A3%CC%82n-ta%CC%82m-tha%CC%82%CC%80n-Trung-u%CC%9Bo%CC%9Bng-800x500_c.jpg)
Nhà thương điên cũng chính là nơi mà người tỉnh nhiều khi phải buộc làm người điên.
Trang Việt Nam Thời Báo có bài viết kêu gọi lương tâm của thầy thuốc đối với các ca liên quan về ‘tù chính trị’ (https://vietnamthoibao.org/vntb-thu-gui-cac-thay-thuoc-co-luong-tri/). Ở một câu chuyện khác không kém thời sự, đó là chuyện Công an Hà Nội phát hiện một ‘bệnh nhân tâm thần (https://tuoitre.vn/ban-doc-tto-dat-cau-hoi-benh-nhan-buon-ma-tuy-tai-benh-vien-co-that-bi-tam-than-20210401134042388.htm)’ cầm đầu đường dây ma túy tại Bệnh viện Tâm thần trung ương I. Người này còn mở cả phòng ‘bay lắc’ ngay tại bệnh viện.
Bàn tay có ngón dài, ngón vắn, một lăng kính mà trang Việt Nam Thời Báo ghi nhận về chuyện người điên ở đây lại cho thấy một điều rất oái oăm, đó là “sợ nhất khi bệnh nhân… tỉnh táo!”.
“Có bà mẹ khi gặp lại con đã vỡ òa trong hạnh phúc vì cứ tưởng con đã chết. Tuy nhiên, không ít trường hợp trốn tránh, không nhận vì sợ liên lụy khiến bệnh nhân tỉnh lại thấy rất buồn và đau khổ. Làm ở trung tâm nhiều năm nay, tôi sợ nhất là khi bệnh nhân tỉnh táo. Bởi lúc này họ biết mình đang mắc bệnh tâm thần, bị người thân ruồng bỏ nên có ý định tự tử” – ông Lê Công Hùng, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Tâm thần Tân Định, tâm sự.
Trung tâm Điều dưỡng Tâm thần Tân Định có hẳn trang web để giúp gia đình tìm người tâm thần lang thang. (http://www.trungtamtamthantandinh.com/?page=patients)
Có đủ lý do khiến con người một ngày bỗng thành ra điên loạn, và cũng có khi người ta loạn điên mà chẳng biết tại làm sao. Chỉ biết vào tới đây, là cõi người tỉnh đã ở rất xa xôi. Những con người mà với họ giờ đây khái niệm cuộc đời không thể cắt nghĩa cách bình thường. Người bệnh thần kinh mà, cắt nghĩa rạch ròi thì có nghĩa gì đâu, tốt nhất là hãy cười với họ.
Chán làm người tỉnh chúng ta điên
Cười ngả cười nghiêng, hiền thật hiền
Ví như có một bệnh nhân từng là một nhà sư, không biết tự vì đâu cô cứ đau đầu hét la điên loạn, được nhà chùa đưa vào viện, cô bớt dần dần những cơn đau đầu, cô bảo vẫn mơ thấy đức Phật nhiệm màu, và cô vẫn tụng kinh khi có khách tới thăm, hy vọng cô… gặp Phật.
Hay có một bệnh nhân khác anh cứ đứng giữa trời chẳng chịu nhúc nhích một li, hỏi ra thì anh bảo là anh đang giữ thăng bằng cho cả thế gian, nhúc nhích là trái đất này nổ tung, tất cả sẽ bay ráo lên trời, nguy hiểm lắm!
Có điểm chung ở hầu hết các nhà thương điên, đó là các bệnh nhân vào đây rất nhiều người không còn người thân, ở hai, ba mươi năm, và có khi là ở luôn hết cả kiếp người điên khùng lãng đãng. Sự bảo trợ của nhà nước cũng hữu hạn, bệnh nhân càng ngày càng đông nên thiếu thốn quanh năm là lẽ thường tình. Vả lại đã không còn tỉnh nữa thì miếng ăn, manh áo có sá chi mà so đo, tính toán cho thêm phiền não của kiếp người ở xứ Việt.
Ai đó có dịp đến… nhà thương điên chừng một ngày thôi – như làm công việc thiện nguyện chẳng hạn, ắt hẳn sẽ đồng ý với người viết bài này rằng: Hóa ra, thế giới của tỉnh thức cũng rất gần gũi với sự cuồng điên, bởi vì xét cho cùng, chúng ta đều là anh em của nhau. Vậy mình thương nhau đi, có nề hà chi điên hay là tỉnh!
Một luật sư đi cùng người viết đến nhà thương điên, nói rằng đây cũng chính là nơi mà người tỉnh nhiều khi phải buộc làm người điên bởi toan tính của người thân, và đôi khi là của nhà chức trách.
“Tôi đã từng tự đặt câu hỏi, nếu ông này mà là điên, tâm thần… thì những người như tôi sẽ bị coi là gì? Và vì sao ở đất nước mình, một người khoẻ mạnh, có đủ năng lực điều khiển hành vi bình thường lại dễ dàng ‘được’ và ‘bị’ các bác sĩ của bệnh viện tâm thần xác nhận là ‘tâm thần’ đến thế?” – vị luật sư nhớ lại.
Khi đó Tuấn mới 21 tuổi, và được cha anh – ông Võ Văn Châu – giao quyền giám sát việc thi công, san lấp toàn bộ cụm công nghiệp Hoàng Gia ở huyện Đức Hoà (Long An) rộng 100 ha.
“Khi được cha giao quyền giám sát, tôi siết chặt kỷ cương, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người trong công ty – trong đó có một số người có họ hàng”. Và họ triệt hạ anh bằng một thủ thuật không ai ngờ tới: Họ rủ anh đi uống nước, rồi sau đó anh mê man và mở mắt ra thì đã thấy mình nằm trong bệnh viện tâm thần. Bệnh án của Tuấn ghi: “Bệnh nhân cau có, khó tiếp xúc, la hét đòi về, đi tới đi lui, không chịu vào khám: Loạn thần cấp”.
Sau đó, toàn bộ tài sản anh đứng tên riêng lẫn cổ phần đứng chung trong công ty đều bị chuyển hết sang tên bà Bùi Thị Kim Hoa (vợ sau của cha anh là ông Võ Văn Châu). Tuấn kể: “Tôi vùng vẫy không cho chích thuốc thì bị người ta đè ra chích bằng được. Chích xong thì tôi bị cứng hàm, vẹo cổ, không nói gì được nữa. Sau đó, tôi nghĩ phải cố tỉnh táo để còn có đường ra nên thôi không chống, không nói nữa. Để giết thời gian, tôi lân la trò chuyện để tìm hiểu cuộc đời và lý do vào viện của các bệnh nhân tâm thần khác”.
Theo kết luận giám định pháp y tâm thần số 244/PYTT-PVPN ngày 21-8-2013 của Viện Giám định Pháp y Tâm thần Trung ương Phân viện phía Nam, về y học: “Trước, trong, sau khi bị hại và hiện nay đương sự (Tuấn) không có bệnh tâm thần; về pháp luật: tại thời điểm bị hại và hiện nay, đương sự có đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi”.
“Có lẽ những thân phận người tù bất đồng chính kiến hôm nay cũng chẳng khác mấy với Tuấn ở hồi nào…” – vị luật sư chua chát nhận xét.
An Tịnh
http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2021/04/Be%CC%A3%CC%82nh-vie%CC%A3%CC%82n-ta%CC%82m-tha%CC%82%CC%80n-Trung-u%CC%9Bo%CC%9Bng-800x500_c.jpg (http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2021/04/Be%CC%A3%CC%82nh-vie%CC%A3%CC%82n-ta%CC%82m-tha%CC%82%CC%80n-Trung-u%CC%9Bo%CC%9Bng-800x500_c.jpg)
Nhà thương điên cũng chính là nơi mà người tỉnh nhiều khi phải buộc làm người điên.
Trang Việt Nam Thời Báo có bài viết kêu gọi lương tâm của thầy thuốc đối với các ca liên quan về ‘tù chính trị’ (https://vietnamthoibao.org/vntb-thu-gui-cac-thay-thuoc-co-luong-tri/). Ở một câu chuyện khác không kém thời sự, đó là chuyện Công an Hà Nội phát hiện một ‘bệnh nhân tâm thần (https://tuoitre.vn/ban-doc-tto-dat-cau-hoi-benh-nhan-buon-ma-tuy-tai-benh-vien-co-that-bi-tam-than-20210401134042388.htm)’ cầm đầu đường dây ma túy tại Bệnh viện Tâm thần trung ương I. Người này còn mở cả phòng ‘bay lắc’ ngay tại bệnh viện.
Bàn tay có ngón dài, ngón vắn, một lăng kính mà trang Việt Nam Thời Báo ghi nhận về chuyện người điên ở đây lại cho thấy một điều rất oái oăm, đó là “sợ nhất khi bệnh nhân… tỉnh táo!”.
“Có bà mẹ khi gặp lại con đã vỡ òa trong hạnh phúc vì cứ tưởng con đã chết. Tuy nhiên, không ít trường hợp trốn tránh, không nhận vì sợ liên lụy khiến bệnh nhân tỉnh lại thấy rất buồn và đau khổ. Làm ở trung tâm nhiều năm nay, tôi sợ nhất là khi bệnh nhân tỉnh táo. Bởi lúc này họ biết mình đang mắc bệnh tâm thần, bị người thân ruồng bỏ nên có ý định tự tử” – ông Lê Công Hùng, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Tâm thần Tân Định, tâm sự.
Trung tâm Điều dưỡng Tâm thần Tân Định có hẳn trang web để giúp gia đình tìm người tâm thần lang thang. (http://www.trungtamtamthantandinh.com/?page=patients)
Có đủ lý do khiến con người một ngày bỗng thành ra điên loạn, và cũng có khi người ta loạn điên mà chẳng biết tại làm sao. Chỉ biết vào tới đây, là cõi người tỉnh đã ở rất xa xôi. Những con người mà với họ giờ đây khái niệm cuộc đời không thể cắt nghĩa cách bình thường. Người bệnh thần kinh mà, cắt nghĩa rạch ròi thì có nghĩa gì đâu, tốt nhất là hãy cười với họ.
Chán làm người tỉnh chúng ta điên
Cười ngả cười nghiêng, hiền thật hiền
Ví như có một bệnh nhân từng là một nhà sư, không biết tự vì đâu cô cứ đau đầu hét la điên loạn, được nhà chùa đưa vào viện, cô bớt dần dần những cơn đau đầu, cô bảo vẫn mơ thấy đức Phật nhiệm màu, và cô vẫn tụng kinh khi có khách tới thăm, hy vọng cô… gặp Phật.
Hay có một bệnh nhân khác anh cứ đứng giữa trời chẳng chịu nhúc nhích một li, hỏi ra thì anh bảo là anh đang giữ thăng bằng cho cả thế gian, nhúc nhích là trái đất này nổ tung, tất cả sẽ bay ráo lên trời, nguy hiểm lắm!
Có điểm chung ở hầu hết các nhà thương điên, đó là các bệnh nhân vào đây rất nhiều người không còn người thân, ở hai, ba mươi năm, và có khi là ở luôn hết cả kiếp người điên khùng lãng đãng. Sự bảo trợ của nhà nước cũng hữu hạn, bệnh nhân càng ngày càng đông nên thiếu thốn quanh năm là lẽ thường tình. Vả lại đã không còn tỉnh nữa thì miếng ăn, manh áo có sá chi mà so đo, tính toán cho thêm phiền não của kiếp người ở xứ Việt.
Ai đó có dịp đến… nhà thương điên chừng một ngày thôi – như làm công việc thiện nguyện chẳng hạn, ắt hẳn sẽ đồng ý với người viết bài này rằng: Hóa ra, thế giới của tỉnh thức cũng rất gần gũi với sự cuồng điên, bởi vì xét cho cùng, chúng ta đều là anh em của nhau. Vậy mình thương nhau đi, có nề hà chi điên hay là tỉnh!
Một luật sư đi cùng người viết đến nhà thương điên, nói rằng đây cũng chính là nơi mà người tỉnh nhiều khi phải buộc làm người điên bởi toan tính của người thân, và đôi khi là của nhà chức trách.
“Tôi đã từng tự đặt câu hỏi, nếu ông này mà là điên, tâm thần… thì những người như tôi sẽ bị coi là gì? Và vì sao ở đất nước mình, một người khoẻ mạnh, có đủ năng lực điều khiển hành vi bình thường lại dễ dàng ‘được’ và ‘bị’ các bác sĩ của bệnh viện tâm thần xác nhận là ‘tâm thần’ đến thế?” – vị luật sư nhớ lại.
Khi đó Tuấn mới 21 tuổi, và được cha anh – ông Võ Văn Châu – giao quyền giám sát việc thi công, san lấp toàn bộ cụm công nghiệp Hoàng Gia ở huyện Đức Hoà (Long An) rộng 100 ha.
“Khi được cha giao quyền giám sát, tôi siết chặt kỷ cương, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người trong công ty – trong đó có một số người có họ hàng”. Và họ triệt hạ anh bằng một thủ thuật không ai ngờ tới: Họ rủ anh đi uống nước, rồi sau đó anh mê man và mở mắt ra thì đã thấy mình nằm trong bệnh viện tâm thần. Bệnh án của Tuấn ghi: “Bệnh nhân cau có, khó tiếp xúc, la hét đòi về, đi tới đi lui, không chịu vào khám: Loạn thần cấp”.
Sau đó, toàn bộ tài sản anh đứng tên riêng lẫn cổ phần đứng chung trong công ty đều bị chuyển hết sang tên bà Bùi Thị Kim Hoa (vợ sau của cha anh là ông Võ Văn Châu). Tuấn kể: “Tôi vùng vẫy không cho chích thuốc thì bị người ta đè ra chích bằng được. Chích xong thì tôi bị cứng hàm, vẹo cổ, không nói gì được nữa. Sau đó, tôi nghĩ phải cố tỉnh táo để còn có đường ra nên thôi không chống, không nói nữa. Để giết thời gian, tôi lân la trò chuyện để tìm hiểu cuộc đời và lý do vào viện của các bệnh nhân tâm thần khác”.
Theo kết luận giám định pháp y tâm thần số 244/PYTT-PVPN ngày 21-8-2013 của Viện Giám định Pháp y Tâm thần Trung ương Phân viện phía Nam, về y học: “Trước, trong, sau khi bị hại và hiện nay đương sự (Tuấn) không có bệnh tâm thần; về pháp luật: tại thời điểm bị hại và hiện nay, đương sự có đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi”.
“Có lẽ những thân phận người tù bất đồng chính kiến hôm nay cũng chẳng khác mấy với Tuấn ở hồi nào…” – vị luật sư chua chát nhận xét.
An Tịnh