giavui
04-01-2021, 02:59 PM
Trung Quốc: kiến lửa đỏ có thể gây tử vong tấn công 12 tỉnh
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/04/shutterstock-1406340401-700x366.jpg
Kiến lửa đỏ (Ảnh: Shutterstock).
Theo NTDTV, nạn kiến lửa đỏ đã lan rộng đến 435 quận ở 12 tỉnh của Trung Quốc. Kiến lửa đỏ không chỉ đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp mà còn còn có khả năng gây chết người.
Theo các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, khu vực kiến lửa đỏ xâm nhập đang tiếp tục lan rộng. Theo số liệu quan sát mới nhất, kiến lửa đỏ Trung Quốc đã lan rộng tới 435 quận (huyện, thành phố) thuộc 12 tỉnh và có xu hướng mở rộng ra thêm các khu vực phía bắc và phía tây Trung Quốc; chúng đã có mặt ở các tỉnh Chiết Giang Hàng Châu, Hồ Bắc, Trùng Khánh, Tứ Xuyên, gần đây đã lan tới vùng núi Tần Lĩnh.
Kiến lửa đỏ là loài gây hại nông nghiệp rất nghiêm trọng, chúng có nguồn gốc từ lưu vực sông Paraná ở Nam Mỹ. Chúng xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2004, trong 5 năm qua có tới 191 khu vực hành chính cấp huyện xảy ra hiện tượng xuất hiện kiến lửa đỏ, cao gấp đôi năm 2016.
Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã chỉ định kiến lửa đỏ là loài gây hại nông nghiệp và lâm nghiệp nghiêm trọng. Kiến lửa đỏ làm giảm năng suất cây trồng bằng cách vận chuyển hạt giống, hoặc ăn trực tiếp vào quả và mầm của cây trồng. Chúng có thể gây hại trực tiếp cho hơn 50 loại cây trồng như đậu tương, ngô, rau, cam quýt… Ở những vùng bị nghiêm trọng, tỷ lệ hạt giống rau bị kiến lửa đỏ vận chuyển lên tới hơn 40%, đậu tương có thể bị giảm hơn 20%, đậu xanh giảm 30%, khoai lang và khoai tây giảm hơn 30%…
Ngoài ra, tỷ lệ gây bệnh và côn trùng gây hại ở những vùng có kiến lửa đỏ xuất hiện nhiều hơn 50%, thậm chí 80% so với những vùng không có kiến lửa đỏ.
Kiến lửa đỏ cũng có khả năng gây sát thương mạnh đối với con người. Theo báo cáo, kiến lửa đỏ có các chi đặc biệt mạnh đủ sức xê dịch trọng lượng cao gấp nhiều lần trọng lượng cơ thể, khi hàm trên của kiến kẹp vào da rất khó dùng một tay hất ra, khi kiến cắn vùng bụng thì túi nọc chúng sẽ tiết ra nọc độc.
Những năm gần đây, tình trạng “kiến vây làng, cắn người và gia súc” đã xuất hiện ở nhiều nơi. Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông thành phố Nam Ninh vào năm 2020, nhiều công dân ở một số công viên, cộng đồng và đồng cỏ trong thành phố đã bị kiến lửa đỏ tấn công. Một số công dân bị dị ứng sau khi bị kiến cắn, có người bị cắn sưng tấy bàn chân trong ba ngày.
Sau khi bị kiến lửa đỏ cắn, một người có thể bị nổi mẩn đỏ lan ra toàn thân, đồng thời chóng mặt, nôn mửa, tức ngực, khó thở, sau đó bị sốc.
Giáo sư Lục Vĩnh Dược, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc, chỉ ra rằng nọc độc của kiến lửa đỏ có protein hòa tan trong nước, axit formic, ancaloit; khi bị chúng đốt sẽ đau rát, sau đó nổi mụn nước và có mủ, có thể bị dị ứng, thậm chí sốc và tử vong.
DKN
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/04/shutterstock-1406340401-700x366.jpg
Kiến lửa đỏ (Ảnh: Shutterstock).
Theo NTDTV, nạn kiến lửa đỏ đã lan rộng đến 435 quận ở 12 tỉnh của Trung Quốc. Kiến lửa đỏ không chỉ đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp mà còn còn có khả năng gây chết người.
Theo các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, khu vực kiến lửa đỏ xâm nhập đang tiếp tục lan rộng. Theo số liệu quan sát mới nhất, kiến lửa đỏ Trung Quốc đã lan rộng tới 435 quận (huyện, thành phố) thuộc 12 tỉnh và có xu hướng mở rộng ra thêm các khu vực phía bắc và phía tây Trung Quốc; chúng đã có mặt ở các tỉnh Chiết Giang Hàng Châu, Hồ Bắc, Trùng Khánh, Tứ Xuyên, gần đây đã lan tới vùng núi Tần Lĩnh.
Kiến lửa đỏ là loài gây hại nông nghiệp rất nghiêm trọng, chúng có nguồn gốc từ lưu vực sông Paraná ở Nam Mỹ. Chúng xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2004, trong 5 năm qua có tới 191 khu vực hành chính cấp huyện xảy ra hiện tượng xuất hiện kiến lửa đỏ, cao gấp đôi năm 2016.
Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã chỉ định kiến lửa đỏ là loài gây hại nông nghiệp và lâm nghiệp nghiêm trọng. Kiến lửa đỏ làm giảm năng suất cây trồng bằng cách vận chuyển hạt giống, hoặc ăn trực tiếp vào quả và mầm của cây trồng. Chúng có thể gây hại trực tiếp cho hơn 50 loại cây trồng như đậu tương, ngô, rau, cam quýt… Ở những vùng bị nghiêm trọng, tỷ lệ hạt giống rau bị kiến lửa đỏ vận chuyển lên tới hơn 40%, đậu tương có thể bị giảm hơn 20%, đậu xanh giảm 30%, khoai lang và khoai tây giảm hơn 30%…
Ngoài ra, tỷ lệ gây bệnh và côn trùng gây hại ở những vùng có kiến lửa đỏ xuất hiện nhiều hơn 50%, thậm chí 80% so với những vùng không có kiến lửa đỏ.
Kiến lửa đỏ cũng có khả năng gây sát thương mạnh đối với con người. Theo báo cáo, kiến lửa đỏ có các chi đặc biệt mạnh đủ sức xê dịch trọng lượng cao gấp nhiều lần trọng lượng cơ thể, khi hàm trên của kiến kẹp vào da rất khó dùng một tay hất ra, khi kiến cắn vùng bụng thì túi nọc chúng sẽ tiết ra nọc độc.
Những năm gần đây, tình trạng “kiến vây làng, cắn người và gia súc” đã xuất hiện ở nhiều nơi. Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông thành phố Nam Ninh vào năm 2020, nhiều công dân ở một số công viên, cộng đồng và đồng cỏ trong thành phố đã bị kiến lửa đỏ tấn công. Một số công dân bị dị ứng sau khi bị kiến cắn, có người bị cắn sưng tấy bàn chân trong ba ngày.
Sau khi bị kiến lửa đỏ cắn, một người có thể bị nổi mẩn đỏ lan ra toàn thân, đồng thời chóng mặt, nôn mửa, tức ngực, khó thở, sau đó bị sốc.
Giáo sư Lục Vĩnh Dược, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc, chỉ ra rằng nọc độc của kiến lửa đỏ có protein hòa tan trong nước, axit formic, ancaloit; khi bị chúng đốt sẽ đau rát, sau đó nổi mụn nước và có mủ, có thể bị dị ứng, thậm chí sốc và tử vong.
DKN