duyanh
03-30-2021, 01:29 PM
Ông Lý Khắc Cường đến thăm nhà máy cung cấp nguyên liệu cho Nike, Adidas giữa làn sóng tẩy chay
https://img.ntdvn.com/2021/03/ntdvn_0076tizply1goxq76ogjej31400se49j-600x400-1.jpeg
Trong chuyến thị sát gần đây ở Giang Tô, ông Lý Khắc Cường đã đến thăm BASF, một nhà máy hóa chất liên doanh giữa Trung Quốc và Đức, nơi chuyên cung cấp nguyên liệu cho Nike và Adidas. (Nguồn ảnh: Weibo)
Trong chuyến thị sát gần đây ở Giang Tô, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thăm nhà máy hóa chất liên doanh giữa Trung Quốc và Đức BASF, nơi chuyên cung cấp nguyên liệu cho thương hiệu Nike và Adidas. Giữa làn sóng tẩy chay của chính quyền Trung Quốc, chuyến thăm của ông Lý đã thu hút sự chú ý của dư luận. Tuy nhiên, những kênh truyền thông đại lục lại đưa tin rất ít về vụ việc này.
Ông Lý Khắc Cường đến thăm nhà máy BASF, truyền thông nhà nước im lặng
Ông Lý Khắc Cường đã đến Giang Tô thị sát vào ngày 25/3 và đến thăm nhà máy BASF ở Nam Kinh vào ngày 26. Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin, ông Lý đã nói với nhà quản lý của BASF rằng: "Các bạn đầu tư vào [Trung Quốc] càng nhiều, các khoản khấu trừ thuế càng nhiều, chúng tôi càng vui mừng. Điều này sẽ có hiệu quả trong việc khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, thúc đẩy nâng cấp sản xuất công nghiệp".
Trên Weibo, rất nhiều người đã đăng những hình ảnh và video về chuyến thăm nhà máy hóa chất BASF của ông Lý Khắc Cường. Tuy nhiên, các kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại đưa tin rất ít về chuyến thăm này. Khi đưa tin về chuyến thị sát của ông Lý tại Giang Tô, Tân Hoa Xã và các kênh truyền thông nhà nước khác chủ yếu xoay quanh việc ông này tham dự "Hội nghị tọa đàm truyền hình về tình hình kinh tế" hôm 26/3.
Mặc dù trang web "Mạng lưới Chính phủ Trung Quốc" do Văn phòng Quốc vụ viện quản lý đã tiết lộ một phần chuyến thị sát Giang Tô của ông Lý, nhưng cũng không nhắc đến việc ông này đến thăm nhà máy hóa chất BASF.
Được biết, Nike và Adidas, 2 thương hiệu thời trang đang bị chính quyền Trung Quốc tẩy chay lấy nguyên liệu sản xuất từ nhà máy BASF. Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai của BASF trên thế giới và chỉ sau Mỹ.
Cơn sốt bông "yêu nước" ở Trung Quốc có thể duy trì trong bao lâu?
Sau khi các nước phương Tây tuyên bố trừng phạt các quan chức và một thực thể vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, truyền thông nhà nước Trung Quốc bắt đầu lật lại tuyên bố "Từ chối sử dụng bông Tân Cương" của một số thương hiệu lớn từ năm ngoái, và tiến hành "chỉ trích" những thương hiệu này. Nike và Adidas cũng đều nằm trong danh sách bị tẩy chay.
Sau đó, ở Trung Quốc đại lục đã nổ ra một cơn sốt bông “yêu nước”. Trong một cuộc họp báo thường kỳ, bà Hoa Xuân Oánh, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố rằng, chính quyền Trung Quốc không cho phép một số công ty nước ngoài “ăn cơm Trung Quốc nhưng lại đập bát của Trung Quốc”. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đến từ Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan đã đồng loạt tuyên bố chấm dứt hợp đồng với một số thương hiệu lớn như H&M, Nike, v.v. Ngoài ra, có không ít "tiểu phấn hồng" còn làm ra một số hành động quá khích như đốt giày Nike, cắt xé áo H&M... để hùa theo làn sóng tẩy tay của chính quyền.
Việc ông Lý Khắc Cường đến thăm công ty nước ngoài nhạy cảm giữa làn sóng tẩy chay đã khiến dư luận bàn tán sôi nổi. Có bình luận cho rằng, ông Lý Khắc Cường đang muốn gửi đi một tín hiệu, rằng ông ta khác với những người tẩy chay H&M. Cũng có cư dân mạng nói rằng: "Bạn cho rằng đó không phải cùng là một luận điệu, nhưng thực ra đó chính là một bộ đường lối của họ. Một người diễn chính diện, một người diễn phản diện”; "Bản chất là giống nhau, mục đích là để duy trì thống trị”.
Tờ United Daily News bình luận rằng, mặc dù hiện nay thái độ từ trên xuống của Trung Quốc là rất cứng rắn, nhưng tình hình thực tế có thể khiến Trung Quốc không thể cứng rắn quá lâu.
Hiện tại, Nike có 107 nhà máy ở Trung Quốc, H&M hợp tác với hơn 350 nhà máy sản xuất và có gần 500 cửa hàng ở Trung Quốc. Ngoài ra, Nike và Adidas còn có hàng nghìn cửa hàng ở Trung Quốc. Đằng sau những thương hiệu này liên quan đến một lượng lớn việc làm của người dân Trung Quốc và việc thu thuế của chính quyền Trung Quốc.
Ông Vu, một học giả tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Tân Cương đã phân tích với RFA rằng, nếu các công ty nước ngoài hoàn toàn tẩy chay bông Tân Cương, sẽ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô-la ngoại hối mỗi năm cho ngành dệt may, vốn phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu của ĐCSTQ.
Mai Hạ
Theo Epoch Times tiếng Trung
https://img.ntdvn.com/2021/03/ntdvn_0076tizply1goxq76ogjej31400se49j-600x400-1.jpeg
Trong chuyến thị sát gần đây ở Giang Tô, ông Lý Khắc Cường đã đến thăm BASF, một nhà máy hóa chất liên doanh giữa Trung Quốc và Đức, nơi chuyên cung cấp nguyên liệu cho Nike và Adidas. (Nguồn ảnh: Weibo)
Trong chuyến thị sát gần đây ở Giang Tô, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thăm nhà máy hóa chất liên doanh giữa Trung Quốc và Đức BASF, nơi chuyên cung cấp nguyên liệu cho thương hiệu Nike và Adidas. Giữa làn sóng tẩy chay của chính quyền Trung Quốc, chuyến thăm của ông Lý đã thu hút sự chú ý của dư luận. Tuy nhiên, những kênh truyền thông đại lục lại đưa tin rất ít về vụ việc này.
Ông Lý Khắc Cường đến thăm nhà máy BASF, truyền thông nhà nước im lặng
Ông Lý Khắc Cường đã đến Giang Tô thị sát vào ngày 25/3 và đến thăm nhà máy BASF ở Nam Kinh vào ngày 26. Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin, ông Lý đã nói với nhà quản lý của BASF rằng: "Các bạn đầu tư vào [Trung Quốc] càng nhiều, các khoản khấu trừ thuế càng nhiều, chúng tôi càng vui mừng. Điều này sẽ có hiệu quả trong việc khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, thúc đẩy nâng cấp sản xuất công nghiệp".
Trên Weibo, rất nhiều người đã đăng những hình ảnh và video về chuyến thăm nhà máy hóa chất BASF của ông Lý Khắc Cường. Tuy nhiên, các kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại đưa tin rất ít về chuyến thăm này. Khi đưa tin về chuyến thị sát của ông Lý tại Giang Tô, Tân Hoa Xã và các kênh truyền thông nhà nước khác chủ yếu xoay quanh việc ông này tham dự "Hội nghị tọa đàm truyền hình về tình hình kinh tế" hôm 26/3.
Mặc dù trang web "Mạng lưới Chính phủ Trung Quốc" do Văn phòng Quốc vụ viện quản lý đã tiết lộ một phần chuyến thị sát Giang Tô của ông Lý, nhưng cũng không nhắc đến việc ông này đến thăm nhà máy hóa chất BASF.
Được biết, Nike và Adidas, 2 thương hiệu thời trang đang bị chính quyền Trung Quốc tẩy chay lấy nguyên liệu sản xuất từ nhà máy BASF. Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai của BASF trên thế giới và chỉ sau Mỹ.
Cơn sốt bông "yêu nước" ở Trung Quốc có thể duy trì trong bao lâu?
Sau khi các nước phương Tây tuyên bố trừng phạt các quan chức và một thực thể vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, truyền thông nhà nước Trung Quốc bắt đầu lật lại tuyên bố "Từ chối sử dụng bông Tân Cương" của một số thương hiệu lớn từ năm ngoái, và tiến hành "chỉ trích" những thương hiệu này. Nike và Adidas cũng đều nằm trong danh sách bị tẩy chay.
Sau đó, ở Trung Quốc đại lục đã nổ ra một cơn sốt bông “yêu nước”. Trong một cuộc họp báo thường kỳ, bà Hoa Xuân Oánh, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố rằng, chính quyền Trung Quốc không cho phép một số công ty nước ngoài “ăn cơm Trung Quốc nhưng lại đập bát của Trung Quốc”. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đến từ Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan đã đồng loạt tuyên bố chấm dứt hợp đồng với một số thương hiệu lớn như H&M, Nike, v.v. Ngoài ra, có không ít "tiểu phấn hồng" còn làm ra một số hành động quá khích như đốt giày Nike, cắt xé áo H&M... để hùa theo làn sóng tẩy tay của chính quyền.
Việc ông Lý Khắc Cường đến thăm công ty nước ngoài nhạy cảm giữa làn sóng tẩy chay đã khiến dư luận bàn tán sôi nổi. Có bình luận cho rằng, ông Lý Khắc Cường đang muốn gửi đi một tín hiệu, rằng ông ta khác với những người tẩy chay H&M. Cũng có cư dân mạng nói rằng: "Bạn cho rằng đó không phải cùng là một luận điệu, nhưng thực ra đó chính là một bộ đường lối của họ. Một người diễn chính diện, một người diễn phản diện”; "Bản chất là giống nhau, mục đích là để duy trì thống trị”.
Tờ United Daily News bình luận rằng, mặc dù hiện nay thái độ từ trên xuống của Trung Quốc là rất cứng rắn, nhưng tình hình thực tế có thể khiến Trung Quốc không thể cứng rắn quá lâu.
Hiện tại, Nike có 107 nhà máy ở Trung Quốc, H&M hợp tác với hơn 350 nhà máy sản xuất và có gần 500 cửa hàng ở Trung Quốc. Ngoài ra, Nike và Adidas còn có hàng nghìn cửa hàng ở Trung Quốc. Đằng sau những thương hiệu này liên quan đến một lượng lớn việc làm của người dân Trung Quốc và việc thu thuế của chính quyền Trung Quốc.
Ông Vu, một học giả tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Tân Cương đã phân tích với RFA rằng, nếu các công ty nước ngoài hoàn toàn tẩy chay bông Tân Cương, sẽ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô-la ngoại hối mỗi năm cho ngành dệt may, vốn phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu của ĐCSTQ.
Mai Hạ
Theo Epoch Times tiếng Trung