duyanh
03-25-2021, 01:08 PM
Bất ngờ ‘lộ mặt’ Phan Thành trong đại án Diệp Bạch Dương
Chiều 24-3, luật sư Phan Trung Hoài – bào chữa cho bà Dương Thị Bạch Diệp – bất ngờ xuất trình tài liệu hoàn toàn mới, là thỏa thuận 3 bên giữa Diệp Bạch Dương – Phan Thành – Agribank.
https://thuongtruong.org/wp-content/uploads/2021/03/b50d81dce1be25f9c5a4c4699301220e.jpg
Chiều 24-3, trong phần tranh luận đối đáp, ông Phan Trung Hoài – luật sư bào chữa cho bà Dương Thị Bạch Diệp – chỉ ra nhiều điểm khác biệt giữa hồ sơ Văn phòng đăng ký đất đai cung cấp cho hội đồng xét xử hôm qua và hồ sơ do cơ quan tố tụng thu thập.
Đồng thời, luật sư Hoài bất ngờ trình tài liệu mới là thỏa thuận 3 bên giữa Công ty Diệp Bạch Dương – Phan Thành – Agribank.
https://thuongtruong.org/wp-content/uploads/2021/03/3c9d984fda486eca10396118c9aab24b.png
Biên bản thỏa thuận 3 bên được luật sư trình cho HĐXX – Ảnh: T.M
Hồ sơ có 6 điểm khác biệt?
Theo luật sư, có 6 điểm bất thường, khác biệt trong hồ sơ. Thứ nhất, về biên nhận cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, luật sư Hoài cho rằng trên bề mặt biên nhận cấp đổi trong hồ sơ của Văn phòng đăng ký đất đai có dấu hiệu không có trong tài liệu của cơ quan điều tra thu thập.
Thứ hai, 2 lần đăng ký giao dịch đảm bảo và cập nhật biến động đối với tài sản 57 Cao Thắng, Trung tâm thông tin tài nguyên – môi trường gửi thông báo cho các cơ quan chức năng nhưng đều thất lạc và không còn lưu trữ tại cơ quan này.
Thứ ba, đối với tờ trình cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà 57 Cao Thắng (sau khi sửa nhà, bà Diệp xin cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cập nhật thêm phần đã sửa chữa), luật sư phân tích tài liệu trong hồ sơ ghi lập ngày 4-1-2011 nhưng tờ trình đề ngày 13-1-2010.
Trong đó, ông Phạm Ngọc Liên, giám đốc Trung tâm thông tin tài nguyên – môi trường, bút phê 2 lần đề ngày 20-1-2010, trong khi ông Đoàn Thành và ông Đào Anh Kiệt ký ngày 20-1-2011 và 25-1-2011.
Thứ tư, Agribank khẳng định vẫn giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà 57 Cao Thắng, nhưng ngày 25-1-2011 bà Diệp vẫn sao y giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này tại UBND phường Bến Nghé. Luật sư cho rằng nếu đã thế chấp thì khi trả sổ phải có mặt 3 bên.
Thứ năm, cập nhật cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới ngày 21-1-2011 nhưng thông báo ngăn chặn ngày 26-9-2011.
Thứ sáu, hồ sơ thế chấp Agribank nói nhận vào ngày 31-12-2008. Tuy nhiên, trong danh mục của Văn phòng đăng ký đất đai cung cấp là ngày 7-1-2009.
Bất ngờ, luật sư Hoài xuất trình cho hội đồng xét xử tài liệu mới là thỏa thuận 3 bên giữa Công ty Diệp Bạch Dương – Phan Thành – Agribank. Trong đó thể hiện số 185 Hai Bà Trưng là tài sản đang thế chấp tại Agribank. Đến 19-9-2014, Công ty Diệp Bạch Dương và Công ty Phan Thành ký hợp đồng thuê nhà 185 Hai Bà Trưng với sự đồng ý của Agribank.
Tranh luận bổ sung, bà Diệp thể hiện sự bức xúc và cho rằng hồ sơ thế chấp là giả. Bà Diệp cho rằng luật sư Lê Hồng Nguyên (bảo vệ cho Agribank) trước đây từng bảo vệ cho bà, nay bảo vệ cho Agribank là xung đột về quyền lợi.
https://thuongtruong.org/wp-content/uploads/2021/03/dfd737f1e0b251a7c1e51ac2fa9d9a69.jpeg
Tòa triệu tập thêm người liên quan
Tranh luận với luật sư, đại điện Sở Tài nguyên và môi trường khẳng định các tài liệu trong hồ sơ là tài liệu thật. Trong biên nhận có một số điểm mâu thuẫn, tuy nhiên vị này cho rằng do ông Phạm Ngọc Liên nhầm lẫn, nhưng tài liệu này đã có chữ ký của ông Kiệt vào năm 2011.
Ông Đào Anh Kiệt (cựu giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường) cho rằng ông không đủ khả năng xem xét giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thật hay giả. Tuy nhiên, ông Kiệt cũng lý giải rằng khi đó ông Kiệt yêu cầu ai nhận hồ sơ và ký thì phải ghi thời gian bên cạnh để biết mỗi người có thời gian xem xét hồ sơ bao lâu.
Ý nghĩa của tờ trình này, theo ông Kiệt là tờ trình xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới, cập nhật phần tài sản gắn liền với đất. Theo ý kiến của ông Kiệt, đây là nhầm lẫn vì bà Linh, ông Thành và ông Kiệt đều ghi ký vào năm 2011.
Tại tòa, đại diện UBND TP.HCM cho rằng UBND TP căn cứ vào đề xuất của Sở Xây dựng để xác lập sở hữu nhà nước với nhà đất 57 Cao Thắng. Trong tờ trình của Sở Xây dựng không có thông tin nhà 57 Cao Thắng đang thế chấp ngân hàng. Theo vị này, nếu đang thế chấp thì không thể xác lập sở hữu nhà nước.
Hội đồng xét xử triệu tập bổ sung ông Đoàn Thành, bà Cao Linh, ông Phạm Ngọc Liên là các cán bộ Sở Tài nguyên và môi trường đã tiếp nhận, ký tên trên tờ trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 57 Cao Thắng để làm rõ sự mâu thuẫn về mặt thời gian. Đồng thời, triệu tập đại diện Phòng công chứng số 1 để tham gia tranh luận tại phiên tòa vào 8h sáng 25-3.
Tổng Hợp
Chiều 24-3, luật sư Phan Trung Hoài – bào chữa cho bà Dương Thị Bạch Diệp – bất ngờ xuất trình tài liệu hoàn toàn mới, là thỏa thuận 3 bên giữa Diệp Bạch Dương – Phan Thành – Agribank.
https://thuongtruong.org/wp-content/uploads/2021/03/b50d81dce1be25f9c5a4c4699301220e.jpg
Chiều 24-3, trong phần tranh luận đối đáp, ông Phan Trung Hoài – luật sư bào chữa cho bà Dương Thị Bạch Diệp – chỉ ra nhiều điểm khác biệt giữa hồ sơ Văn phòng đăng ký đất đai cung cấp cho hội đồng xét xử hôm qua và hồ sơ do cơ quan tố tụng thu thập.
Đồng thời, luật sư Hoài bất ngờ trình tài liệu mới là thỏa thuận 3 bên giữa Công ty Diệp Bạch Dương – Phan Thành – Agribank.
https://thuongtruong.org/wp-content/uploads/2021/03/3c9d984fda486eca10396118c9aab24b.png
Biên bản thỏa thuận 3 bên được luật sư trình cho HĐXX – Ảnh: T.M
Hồ sơ có 6 điểm khác biệt?
Theo luật sư, có 6 điểm bất thường, khác biệt trong hồ sơ. Thứ nhất, về biên nhận cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, luật sư Hoài cho rằng trên bề mặt biên nhận cấp đổi trong hồ sơ của Văn phòng đăng ký đất đai có dấu hiệu không có trong tài liệu của cơ quan điều tra thu thập.
Thứ hai, 2 lần đăng ký giao dịch đảm bảo và cập nhật biến động đối với tài sản 57 Cao Thắng, Trung tâm thông tin tài nguyên – môi trường gửi thông báo cho các cơ quan chức năng nhưng đều thất lạc và không còn lưu trữ tại cơ quan này.
Thứ ba, đối với tờ trình cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà 57 Cao Thắng (sau khi sửa nhà, bà Diệp xin cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cập nhật thêm phần đã sửa chữa), luật sư phân tích tài liệu trong hồ sơ ghi lập ngày 4-1-2011 nhưng tờ trình đề ngày 13-1-2010.
Trong đó, ông Phạm Ngọc Liên, giám đốc Trung tâm thông tin tài nguyên – môi trường, bút phê 2 lần đề ngày 20-1-2010, trong khi ông Đoàn Thành và ông Đào Anh Kiệt ký ngày 20-1-2011 và 25-1-2011.
Thứ tư, Agribank khẳng định vẫn giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà 57 Cao Thắng, nhưng ngày 25-1-2011 bà Diệp vẫn sao y giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này tại UBND phường Bến Nghé. Luật sư cho rằng nếu đã thế chấp thì khi trả sổ phải có mặt 3 bên.
Thứ năm, cập nhật cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới ngày 21-1-2011 nhưng thông báo ngăn chặn ngày 26-9-2011.
Thứ sáu, hồ sơ thế chấp Agribank nói nhận vào ngày 31-12-2008. Tuy nhiên, trong danh mục của Văn phòng đăng ký đất đai cung cấp là ngày 7-1-2009.
Bất ngờ, luật sư Hoài xuất trình cho hội đồng xét xử tài liệu mới là thỏa thuận 3 bên giữa Công ty Diệp Bạch Dương – Phan Thành – Agribank. Trong đó thể hiện số 185 Hai Bà Trưng là tài sản đang thế chấp tại Agribank. Đến 19-9-2014, Công ty Diệp Bạch Dương và Công ty Phan Thành ký hợp đồng thuê nhà 185 Hai Bà Trưng với sự đồng ý của Agribank.
Tranh luận bổ sung, bà Diệp thể hiện sự bức xúc và cho rằng hồ sơ thế chấp là giả. Bà Diệp cho rằng luật sư Lê Hồng Nguyên (bảo vệ cho Agribank) trước đây từng bảo vệ cho bà, nay bảo vệ cho Agribank là xung đột về quyền lợi.
https://thuongtruong.org/wp-content/uploads/2021/03/dfd737f1e0b251a7c1e51ac2fa9d9a69.jpeg
Tòa triệu tập thêm người liên quan
Tranh luận với luật sư, đại điện Sở Tài nguyên và môi trường khẳng định các tài liệu trong hồ sơ là tài liệu thật. Trong biên nhận có một số điểm mâu thuẫn, tuy nhiên vị này cho rằng do ông Phạm Ngọc Liên nhầm lẫn, nhưng tài liệu này đã có chữ ký của ông Kiệt vào năm 2011.
Ông Đào Anh Kiệt (cựu giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường) cho rằng ông không đủ khả năng xem xét giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thật hay giả. Tuy nhiên, ông Kiệt cũng lý giải rằng khi đó ông Kiệt yêu cầu ai nhận hồ sơ và ký thì phải ghi thời gian bên cạnh để biết mỗi người có thời gian xem xét hồ sơ bao lâu.
Ý nghĩa của tờ trình này, theo ông Kiệt là tờ trình xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới, cập nhật phần tài sản gắn liền với đất. Theo ý kiến của ông Kiệt, đây là nhầm lẫn vì bà Linh, ông Thành và ông Kiệt đều ghi ký vào năm 2011.
Tại tòa, đại diện UBND TP.HCM cho rằng UBND TP căn cứ vào đề xuất của Sở Xây dựng để xác lập sở hữu nhà nước với nhà đất 57 Cao Thắng. Trong tờ trình của Sở Xây dựng không có thông tin nhà 57 Cao Thắng đang thế chấp ngân hàng. Theo vị này, nếu đang thế chấp thì không thể xác lập sở hữu nhà nước.
Hội đồng xét xử triệu tập bổ sung ông Đoàn Thành, bà Cao Linh, ông Phạm Ngọc Liên là các cán bộ Sở Tài nguyên và môi trường đã tiếp nhận, ký tên trên tờ trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 57 Cao Thắng để làm rõ sự mâu thuẫn về mặt thời gian. Đồng thời, triệu tập đại diện Phòng công chứng số 1 để tham gia tranh luận tại phiên tòa vào 8h sáng 25-3.
Tổng Hợp