giavui
03-23-2021, 08:08 PM
Tòa án tối cao Mỹ bác bỏ kháng cáo của Facebook trong vụ kiện theo dõi lén người dùng
Ngày 22/3, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã bác bỏ đơn kháng cáo của Facebook đối với một vụ kiện tập thể trị giá 15 tỷ đô la. Vụ kiện cáo buộc công ty này theo dõi bất hợp pháp các hoạt động của người dùng Internet, ngay cả khi họ đã đăng xuất khỏi nền tảng mạng xã hội.
https://tinhhoa.tv/wp-content/uploads/2021/03/facebook.jpg
Facebook bị cáo buộc theo dõi bất hợp pháp hoạt động của người dùng Internet. (Ảnh qua Business Insurance)
Theo Reuters, các thẩm phán đã từ chối nghe Facebook kháng cáo phán quyết của tòa án cấp thấp hơn. Điều này đã làm dấy lên lại vụ kiện tụng trên toàn quốc, cáo buộc công ty này vi phạm luật liên bang, gọi là ‘Đạo luật nghe lén’ bằng cách bí mật theo dõi lượt truy cập của người dùng vào các trang web, sử dụng các tính năng của Facebook như nút “thích”.
Vụ kiện cũng cáo buộc Facebook vi phạm quyền riêng tư của người dùng theo luật của California, nhưng kháng cáo của Facebook lên Tòa án tối cao chỉ liên quan đến Đạo luật nghe lén.
Bốn cá nhân đã đệ đơn kiện tập thể trên toàn quốc lên tòa án liên bang California, đòi bồi thường thiệt hại 15 tỷ đô la cho các hành động của Facebook có trụ sở tại Menlo Park, California từ tháng 4/2010 đến tháng 9/2011. Tòa án tiết lộ, công ty này đã ngừng các hoạt động theo dõi bất thường của mình, sau khi bị một nhà nghiên cứu tiết lộ sự thật vào năm 2011.
Facebook cho biết, họ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, nhưng không có trách nhiệm pháp lý đối với các giao tiếp thông thường giữa máy tính với máy tính. Facebook có hơn 2,4 tỷ người dùng trên toàn thế giới, trong đó có hơn 200 triệu người ở Mỹ.
Vụ kiện tập trung vào việc Facebook sử dụng các tính năng được gọi là “plug-in”, mà các bên thứ ba thường kết hợp vào trang web của họ, để theo dõi lịch sử duyệt web của người dùng, cùng với các tệp kỹ thuật số được gọi là “cookie” có thể giúp xác định thông tin người dùng Internet. Các nguyên đơn cáo buộc Facebook đã lưu trữ dữ liệu được theo dõi này, và bán cho các nhà quảng cáo để sinh lợi.
Facebook giải thích, họ chỉ sử dụng dữ liệu nhận được để điều chỉnh nội dung hiển thị cho người dùng, và cải thiện quảng cáo trên nền tảng dịch vụ mạng xã hội của mình, ngoài ra không có mục đích nào khác.
Năm 2017, một thẩm phán liên bang đã bác bỏ vụ kiện, nhưng vào năm 2020 Tòa phúc thẩm vòng 9 Hoa Kỳ có trụ sở tại San Francisco đã phục hồi vụ việc, cho phép Đạo luật nghe lén và các tuyên bố về quyền riêng tư của tiểu bang được tiếp tục có hiệu lực.
Trong phán quyết của mình, tòa phúc thẩm vòng 9 cho biết: “Hồ sơ người dùng cáo buộc Facebook tiết lộ những điều thích, không thích, sở thích và thói quen của một cá nhân trong một khoảng thời gian dài đáng kể. Hành động này khiến người dùng mất kiểm soát, hoặc không thể ngăn chặn việc khai thác trái phép cuộc sống riêng tư của họ”.
Đạo luật Wiretap nghiêm cấm việc nghe trộm thông tin liên lạc điện tử, nhưng miễn trừ những người là các bên tham gia giao tiếp – người gửi hoặc người nhận thông tin được chỉ định.
Trong đơn kháng cáo lên Tòa án tối cao, Facebook cho biết họ không phải chịu trách nhiệm pháp lý theo Đạo luật nghe lén, vì Facebook chỉ là một bên tham gia vào các thông tin liên lạc trên nền tảng hỗ trợ bởi các plug-in.
Trong một hồ sơ pháp lý, công ty nguyên đơn cho biết: “Facebook không phải là kẻ xâm phạm không mời mà đến đối với giao tiếp giữa hai bên riêng biệt, mà nó chính là một người tham gia trực tiếp”.
Theo Reuters
Ngày 22/3, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã bác bỏ đơn kháng cáo của Facebook đối với một vụ kiện tập thể trị giá 15 tỷ đô la. Vụ kiện cáo buộc công ty này theo dõi bất hợp pháp các hoạt động của người dùng Internet, ngay cả khi họ đã đăng xuất khỏi nền tảng mạng xã hội.
https://tinhhoa.tv/wp-content/uploads/2021/03/facebook.jpg
Facebook bị cáo buộc theo dõi bất hợp pháp hoạt động của người dùng Internet. (Ảnh qua Business Insurance)
Theo Reuters, các thẩm phán đã từ chối nghe Facebook kháng cáo phán quyết của tòa án cấp thấp hơn. Điều này đã làm dấy lên lại vụ kiện tụng trên toàn quốc, cáo buộc công ty này vi phạm luật liên bang, gọi là ‘Đạo luật nghe lén’ bằng cách bí mật theo dõi lượt truy cập của người dùng vào các trang web, sử dụng các tính năng của Facebook như nút “thích”.
Vụ kiện cũng cáo buộc Facebook vi phạm quyền riêng tư của người dùng theo luật của California, nhưng kháng cáo của Facebook lên Tòa án tối cao chỉ liên quan đến Đạo luật nghe lén.
Bốn cá nhân đã đệ đơn kiện tập thể trên toàn quốc lên tòa án liên bang California, đòi bồi thường thiệt hại 15 tỷ đô la cho các hành động của Facebook có trụ sở tại Menlo Park, California từ tháng 4/2010 đến tháng 9/2011. Tòa án tiết lộ, công ty này đã ngừng các hoạt động theo dõi bất thường của mình, sau khi bị một nhà nghiên cứu tiết lộ sự thật vào năm 2011.
Facebook cho biết, họ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, nhưng không có trách nhiệm pháp lý đối với các giao tiếp thông thường giữa máy tính với máy tính. Facebook có hơn 2,4 tỷ người dùng trên toàn thế giới, trong đó có hơn 200 triệu người ở Mỹ.
Vụ kiện tập trung vào việc Facebook sử dụng các tính năng được gọi là “plug-in”, mà các bên thứ ba thường kết hợp vào trang web của họ, để theo dõi lịch sử duyệt web của người dùng, cùng với các tệp kỹ thuật số được gọi là “cookie” có thể giúp xác định thông tin người dùng Internet. Các nguyên đơn cáo buộc Facebook đã lưu trữ dữ liệu được theo dõi này, và bán cho các nhà quảng cáo để sinh lợi.
Facebook giải thích, họ chỉ sử dụng dữ liệu nhận được để điều chỉnh nội dung hiển thị cho người dùng, và cải thiện quảng cáo trên nền tảng dịch vụ mạng xã hội của mình, ngoài ra không có mục đích nào khác.
Năm 2017, một thẩm phán liên bang đã bác bỏ vụ kiện, nhưng vào năm 2020 Tòa phúc thẩm vòng 9 Hoa Kỳ có trụ sở tại San Francisco đã phục hồi vụ việc, cho phép Đạo luật nghe lén và các tuyên bố về quyền riêng tư của tiểu bang được tiếp tục có hiệu lực.
Trong phán quyết của mình, tòa phúc thẩm vòng 9 cho biết: “Hồ sơ người dùng cáo buộc Facebook tiết lộ những điều thích, không thích, sở thích và thói quen của một cá nhân trong một khoảng thời gian dài đáng kể. Hành động này khiến người dùng mất kiểm soát, hoặc không thể ngăn chặn việc khai thác trái phép cuộc sống riêng tư của họ”.
Đạo luật Wiretap nghiêm cấm việc nghe trộm thông tin liên lạc điện tử, nhưng miễn trừ những người là các bên tham gia giao tiếp – người gửi hoặc người nhận thông tin được chỉ định.
Trong đơn kháng cáo lên Tòa án tối cao, Facebook cho biết họ không phải chịu trách nhiệm pháp lý theo Đạo luật nghe lén, vì Facebook chỉ là một bên tham gia vào các thông tin liên lạc trên nền tảng hỗ trợ bởi các plug-in.
Trong một hồ sơ pháp lý, công ty nguyên đơn cho biết: “Facebook không phải là kẻ xâm phạm không mời mà đến đối với giao tiếp giữa hai bên riêng biệt, mà nó chính là một người tham gia trực tiếp”.
Theo Reuters