duyanh
03-11-2021, 12:36 PM
Myanmar: Thêm 7 người biểu tình thiệt mạng, Hội đồng Bảo an phản ứng yếu ớt
Hãng tin Reuters dẫn lời các nhân chứng và phương tiện truyền thông địa phương cho biết 7 người đã thiệt mạng khi lực lượng an ninh nổ súng vào các cuộc biểu tình chống chính quyền ở Myanmar hôm thứ Năm (11/3). Trong khi đó, tổ chức nhân quyền Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế) đang cáo buộc quân đội áp dụng các chiến thuật chiến đấu để chống lại người biểu tình.
https://pbs.twimg.com/media/EwLebfWVoAAez_b?format=jpg&name=360x360https://pbs.twimg.com/media/EwLebh9VcAMgq-Q?format=jpg&name=360x360
https://pbs.twimg.com/media/EwLebh8UUAEou4F?format=jpg&name=360x360https://pbs.twimg.com/media/EwLebfWVoAEY5IN?format=jpg&name=360x360
Sáu người đã thiệt mạng ở thị trấn trung tâm Myaing khi các lực lượng an ninh bắn vào cuộc biểu tình, theo nhân chứng là một người đàn ông đã tham gia biểu tình và giúp đưa các thi thể đến bệnh viện. Một nhân viên y tế ở đó xác nhận cả 6 người đều tử vong.
“Chúng tôi đã phản đối một cách hòa bình,” người đàn ông 31 tuổi nói. “Tôi không thể tin rằng họ đã làm điều đó [bắn người].”
Ngoài 6 người thiệt mạng ở Myaing, thêm 1 người khác cũng đã bị bắn chết ở quận Bắc Dagon, thành phố Yangon, theo truyền thông trong nước. Các bức ảnh được đăng tải trên Facebook cho thấy một người đàn ông nằm sấp trên đường với vết thương ở đầu chảy nhiều máu.
Trước đó, nhóm vận động của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị cho biết hơn 60 người biểu tình đã bị giết hại và khoảng 2.000 người bị lực lượng an ninh giam giữ kể từ cuộc đảo chính ngày 1/2 chống lại chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc quân đội sử dụng vũ lực gây chết người chống lại những người biểu tình và cho biết nhiều vụ giết người được ghi nhận là các vụ hành quyết ngoài tư pháp.
Joanne Mariner, Giám đốc Ứng phó Khủng hoảng tại Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết: “Đây không phải là những hành động của các sĩ quan cá nhân quá khích với những quyết định yếu kém.” “Đây là những chỉ huy ngoan cố đã dính líu đến tội ác chống lại loài người, họ đang triển khai quân đội và các phương pháp giết người một cách lộ liễu.”
Một phát ngôn viên của quân đội từ chối đưa ra bình luận, nhưng cho biết sẽ có một cuộc họp báo do hội đồng quân đội tổ chức tại thủ đô Naypyitaw lúc 2 giờ chiều (07:30 GMT) vào Thứ Năm.
Chính quyền quân đội trước đó cho hay họ đang hành động hết sức kiềm chế trong việc xử lý những gì họ mô tả là “các cuộc biểu tình bạo loạn” với những người “đã tấn công cảnh sát và làm tổn hại đến an ninh và ổn định quốc gia.”
Các cuộc biểu tình cũng được tổ chức ở khoảng 6 thị trấn khác, theo các bài đăng trên Facebook.
Trong đêm, người dân cũng bất chấp lệnh giới nghiêm để tổ chức thêm nhiều buổi cầu nguyện thắp nến tại nhiều nơi ở Yangon và cả ở Myingyan, phía tây nam thành phố Mandalay.
Trong một nỗ lực nhằm gia tăng áp lực lên quân đội, Bộ Tài chính Hoa Kỳ hôm thứ Tư đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hai người con của nhà lãnh đạo quân đội Min Aung Hlaing và sáu công ty mà họ kiểm soát.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm thứ Tư đã lên án bạo lực chống lại những người biểu tình và kêu gọi quân đội “hết sức kiềm chế”, tuy vậy Hội đồng Bảo an không cáo buộc việc tiếp quản của quân đội là một cuộc đảo chính hoặc đe dọa có bất kỳ hành động nào tiếp theo.
Reuters cho hay văn bản do Anh Quốc soạn thảo đã bị xóa những đoạn “nhạy cảm” lên án cuộc đảo chính và đe dọa trừng phạt do sự phản đối của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Việt Nam.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết ông hy vọng tuyên bố của Hội đồng Bảo an sẽ thúc đẩy quân đội Myanmar nhận ra “điều vô cùng cần thiết” là tất cả các tù nhân được trả tự do và kết quả của cuộc bầu cử vào tháng 11 được tôn trọng.
Quân đội đã biện minh cho cuộc đảo chính bằng cách nói rằng cuộc bầu cử, mà đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi giành chiến thắng, đã bị gian lận. Chính quyền quân đội đã hứa sẽ tổ chức một cuộc bầu cử mới trong vòng một năm tới, nhưng không ấn định ngày cụ thể.
Lê Xuân (theo Reuters)
Hãng tin Reuters dẫn lời các nhân chứng và phương tiện truyền thông địa phương cho biết 7 người đã thiệt mạng khi lực lượng an ninh nổ súng vào các cuộc biểu tình chống chính quyền ở Myanmar hôm thứ Năm (11/3). Trong khi đó, tổ chức nhân quyền Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế) đang cáo buộc quân đội áp dụng các chiến thuật chiến đấu để chống lại người biểu tình.
https://pbs.twimg.com/media/EwLebfWVoAAez_b?format=jpg&name=360x360https://pbs.twimg.com/media/EwLebh9VcAMgq-Q?format=jpg&name=360x360
https://pbs.twimg.com/media/EwLebh8UUAEou4F?format=jpg&name=360x360https://pbs.twimg.com/media/EwLebfWVoAEY5IN?format=jpg&name=360x360
Sáu người đã thiệt mạng ở thị trấn trung tâm Myaing khi các lực lượng an ninh bắn vào cuộc biểu tình, theo nhân chứng là một người đàn ông đã tham gia biểu tình và giúp đưa các thi thể đến bệnh viện. Một nhân viên y tế ở đó xác nhận cả 6 người đều tử vong.
“Chúng tôi đã phản đối một cách hòa bình,” người đàn ông 31 tuổi nói. “Tôi không thể tin rằng họ đã làm điều đó [bắn người].”
Ngoài 6 người thiệt mạng ở Myaing, thêm 1 người khác cũng đã bị bắn chết ở quận Bắc Dagon, thành phố Yangon, theo truyền thông trong nước. Các bức ảnh được đăng tải trên Facebook cho thấy một người đàn ông nằm sấp trên đường với vết thương ở đầu chảy nhiều máu.
Trước đó, nhóm vận động của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị cho biết hơn 60 người biểu tình đã bị giết hại và khoảng 2.000 người bị lực lượng an ninh giam giữ kể từ cuộc đảo chính ngày 1/2 chống lại chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc quân đội sử dụng vũ lực gây chết người chống lại những người biểu tình và cho biết nhiều vụ giết người được ghi nhận là các vụ hành quyết ngoài tư pháp.
Joanne Mariner, Giám đốc Ứng phó Khủng hoảng tại Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết: “Đây không phải là những hành động của các sĩ quan cá nhân quá khích với những quyết định yếu kém.” “Đây là những chỉ huy ngoan cố đã dính líu đến tội ác chống lại loài người, họ đang triển khai quân đội và các phương pháp giết người một cách lộ liễu.”
Một phát ngôn viên của quân đội từ chối đưa ra bình luận, nhưng cho biết sẽ có một cuộc họp báo do hội đồng quân đội tổ chức tại thủ đô Naypyitaw lúc 2 giờ chiều (07:30 GMT) vào Thứ Năm.
Chính quyền quân đội trước đó cho hay họ đang hành động hết sức kiềm chế trong việc xử lý những gì họ mô tả là “các cuộc biểu tình bạo loạn” với những người “đã tấn công cảnh sát và làm tổn hại đến an ninh và ổn định quốc gia.”
Các cuộc biểu tình cũng được tổ chức ở khoảng 6 thị trấn khác, theo các bài đăng trên Facebook.
Trong đêm, người dân cũng bất chấp lệnh giới nghiêm để tổ chức thêm nhiều buổi cầu nguyện thắp nến tại nhiều nơi ở Yangon và cả ở Myingyan, phía tây nam thành phố Mandalay.
Trong một nỗ lực nhằm gia tăng áp lực lên quân đội, Bộ Tài chính Hoa Kỳ hôm thứ Tư đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hai người con của nhà lãnh đạo quân đội Min Aung Hlaing và sáu công ty mà họ kiểm soát.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm thứ Tư đã lên án bạo lực chống lại những người biểu tình và kêu gọi quân đội “hết sức kiềm chế”, tuy vậy Hội đồng Bảo an không cáo buộc việc tiếp quản của quân đội là một cuộc đảo chính hoặc đe dọa có bất kỳ hành động nào tiếp theo.
Reuters cho hay văn bản do Anh Quốc soạn thảo đã bị xóa những đoạn “nhạy cảm” lên án cuộc đảo chính và đe dọa trừng phạt do sự phản đối của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Việt Nam.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết ông hy vọng tuyên bố của Hội đồng Bảo an sẽ thúc đẩy quân đội Myanmar nhận ra “điều vô cùng cần thiết” là tất cả các tù nhân được trả tự do và kết quả của cuộc bầu cử vào tháng 11 được tôn trọng.
Quân đội đã biện minh cho cuộc đảo chính bằng cách nói rằng cuộc bầu cử, mà đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi giành chiến thắng, đã bị gian lận. Chính quyền quân đội đã hứa sẽ tổ chức một cuộc bầu cử mới trong vòng một năm tới, nhưng không ấn định ngày cụ thể.
Lê Xuân (theo Reuters)