duyanh
03-08-2021, 01:43 PM
Trung Quốc rót 49 tỷ đôla vào tuyến đường sắt Tây Tạng – Thành Đô
Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một tuyến đường sắt nhằm tăng cường khả năng tiếp cận Tây Tạng với chi phí 319,8 tỷ nhân dân tệ (49,4 tỷ đô la Mỹ). Theo tờ Nikkei, Bắc Kinh đang tìm cách thắt chặt kiểm soát tại khu vực và bòn rút mạnh mẽ hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú tại khu vực này.
https://media.gettyimages.com/photos/military-train-heads-to-xizang-on-qingzang-railway-qinghai-lakethe-picture-id453201910?s=2048x2048
Tuyến đường sắt dài 1.800km sẽ kết nối thủ phủ Lhasa tại khu tự trị Tây Tạng với Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Chuyến tàu đầu tiên dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2030.
Theo các phương tiện truyền thông tại Đại lục, chi phí cho dự án đường sắt vượt quá chi phí của đập Tam Hiệp (trị giá 250 tỷ nhân dân tệ), khiến tuyến đường sắt trở thành dự án xây dựng hạ tầng lớn nhất Trung Quốc.
Trung Quốc đang hướng tới đẩy mạnh du lịch và kinh doanh ở Tây Tạng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế để dập tắt sự bất mãn của người dân địa phương. Bắc Kinh cũng háo hức nhòm ngó nguồn tài nguyên dồi dào của khu vực, như đồng và Lithium.
Qi Zhala, Bí thư Đảng của khu vực, đã đề cập đến dự án đường sắt tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Tây Tạng được tổ chức hồi tháng Giêng: “Chúng ta hãy đi theo đường lối lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, đánh dấu kỷ niệm 100 năm Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và 70 năm giải phóng Tây Tạng với những thành tích phi thường vượt trội.”
Trước đó, hồi tháng 11, ông Tập cũng từng phát biểu tại lễ khởi công dự án: “Dự án đường sắt này có tầm quan trọng to lớn trong việc duy trì khối đoàn kết dân tộc, thúc đẩy khối đoàn kết các dân tộc thiểu số và củng cố ổn định tại khu vực biên giới”.
Hiện nay, việc di chuyển giữa Thành Đô và Lhasa bằng đường sắt phải vòng qua tỉnh Cam Túc và Thanh Hải và tổng thời gian của hành trình sẽ mất khoảng 40 giờ. Việc kết nối trực tiếp và với tốc độ của các con tàu từ từ 120 đến 200 km/h dự kiến sẽ rút ngắn thời gian đi lại được hơn 10 tiếng.
Một tuyến đường sắt nối Tây Tạng với tỉnh láng giềng Tứ Xuyên là ý tưởng từ thời Tôn Trung Sơn. Phần đầu tiên của tuyến đường giữa Thành Đô và Nhã An đã hoàn thành, là phân đoạn có chiều cao khá đồng đều. Việc xây dựng đang tiến hành tại một phân đoạn khác tại Tây Tạng.
Ông Tập và các quan chức hàng đầu khác cũng đang có kế hoạch gia tăng mở rộng khai thác tài nguyên tại Tây Tạng, nhất quán với chính sách “lưu thông kép” điều chỉnh lại sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nhu cầu bên ngoài. Một tuyến đường sắt mới sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển nguyên liệu thô và hàng hoá gia công chế biến tới các thành phố lớn.
Tây Tạng dẫn đầu trong số các tỉnh về trữ lượng đồng, theo các phương tiện truyền thông địa phương. Khu tự trị cũng nổi tiếng về lithium, một thành phần chủ chốt trong pin điện của các phương tiện giao thông, kẽm, cromit và đồng hợp kim, một kim loại quý hiếm.
Nhiều công ty đã đến Tây Tạng để khai thác các nguồn tài nguyên này. Tập đoàn thép Baowu, một công ty nhà nước, đã mua lại một nửa công ty Khai thác Khoáng sản Tây Tạng. Tập đoàn Khai mỏ Zijin cũng nắm cổ phần kiểm soát của mỏ đồng Julong Tây Tạng.
“Chúng ta sẽ khai thác nguồn tài nguyên dồi dào ở Tây Tạng để không phải phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài,” một quan chức cao cấp chính phủ cho biết.
Ngoài đường sắt, một loạt đập thuỷ điện cũng đang được xây dựng dọc theo con sông Yarlung Tsangpo của Tây Tạng. Chúng được kỳ vọng sẽ tạo ra 60 gigawatt điện, gấp ba lần công suất của đập Tam Hiệp.
Dự án [đập thủy điện] đã được đề cập đến trong kế hoạch 5 năm của Trung Quốc tới năm 2025 và kế hoạch dài hạn tới năm 2035. Tuy vậy, dự án này cũng phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của Ấn Độ, bởi sông Yarlung Tsangpo chảy vào Ấn Độ, và sự phát triển dọc con sông có nguy cơ ảnh hưởng đến mực nước khu vực hạ lưu.
Trung Quốc đã đầu tư 313,6 tỷ nhân dân tệ vào Tây Tạng từ tháng 1/2016 đến tháng 10/2020, cao hơn ngân sách ban đầu 17%. Năm ngoái tổng sản phẩm quốc nội của khu tự trị tăng 7,8%, tỷ lệ cao nhất ở Trung Quốc. Mức tăng trưởng trong năm nay được kỳ vọng ít nhất là 9%.
Lê Vy (theo Nikkei Asia)
Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một tuyến đường sắt nhằm tăng cường khả năng tiếp cận Tây Tạng với chi phí 319,8 tỷ nhân dân tệ (49,4 tỷ đô la Mỹ). Theo tờ Nikkei, Bắc Kinh đang tìm cách thắt chặt kiểm soát tại khu vực và bòn rút mạnh mẽ hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú tại khu vực này.
https://media.gettyimages.com/photos/military-train-heads-to-xizang-on-qingzang-railway-qinghai-lakethe-picture-id453201910?s=2048x2048
Tuyến đường sắt dài 1.800km sẽ kết nối thủ phủ Lhasa tại khu tự trị Tây Tạng với Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Chuyến tàu đầu tiên dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2030.
Theo các phương tiện truyền thông tại Đại lục, chi phí cho dự án đường sắt vượt quá chi phí của đập Tam Hiệp (trị giá 250 tỷ nhân dân tệ), khiến tuyến đường sắt trở thành dự án xây dựng hạ tầng lớn nhất Trung Quốc.
Trung Quốc đang hướng tới đẩy mạnh du lịch và kinh doanh ở Tây Tạng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế để dập tắt sự bất mãn của người dân địa phương. Bắc Kinh cũng háo hức nhòm ngó nguồn tài nguyên dồi dào của khu vực, như đồng và Lithium.
Qi Zhala, Bí thư Đảng của khu vực, đã đề cập đến dự án đường sắt tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Tây Tạng được tổ chức hồi tháng Giêng: “Chúng ta hãy đi theo đường lối lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, đánh dấu kỷ niệm 100 năm Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và 70 năm giải phóng Tây Tạng với những thành tích phi thường vượt trội.”
Trước đó, hồi tháng 11, ông Tập cũng từng phát biểu tại lễ khởi công dự án: “Dự án đường sắt này có tầm quan trọng to lớn trong việc duy trì khối đoàn kết dân tộc, thúc đẩy khối đoàn kết các dân tộc thiểu số và củng cố ổn định tại khu vực biên giới”.
Hiện nay, việc di chuyển giữa Thành Đô và Lhasa bằng đường sắt phải vòng qua tỉnh Cam Túc và Thanh Hải và tổng thời gian của hành trình sẽ mất khoảng 40 giờ. Việc kết nối trực tiếp và với tốc độ của các con tàu từ từ 120 đến 200 km/h dự kiến sẽ rút ngắn thời gian đi lại được hơn 10 tiếng.
Một tuyến đường sắt nối Tây Tạng với tỉnh láng giềng Tứ Xuyên là ý tưởng từ thời Tôn Trung Sơn. Phần đầu tiên của tuyến đường giữa Thành Đô và Nhã An đã hoàn thành, là phân đoạn có chiều cao khá đồng đều. Việc xây dựng đang tiến hành tại một phân đoạn khác tại Tây Tạng.
Ông Tập và các quan chức hàng đầu khác cũng đang có kế hoạch gia tăng mở rộng khai thác tài nguyên tại Tây Tạng, nhất quán với chính sách “lưu thông kép” điều chỉnh lại sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nhu cầu bên ngoài. Một tuyến đường sắt mới sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển nguyên liệu thô và hàng hoá gia công chế biến tới các thành phố lớn.
Tây Tạng dẫn đầu trong số các tỉnh về trữ lượng đồng, theo các phương tiện truyền thông địa phương. Khu tự trị cũng nổi tiếng về lithium, một thành phần chủ chốt trong pin điện của các phương tiện giao thông, kẽm, cromit và đồng hợp kim, một kim loại quý hiếm.
Nhiều công ty đã đến Tây Tạng để khai thác các nguồn tài nguyên này. Tập đoàn thép Baowu, một công ty nhà nước, đã mua lại một nửa công ty Khai thác Khoáng sản Tây Tạng. Tập đoàn Khai mỏ Zijin cũng nắm cổ phần kiểm soát của mỏ đồng Julong Tây Tạng.
“Chúng ta sẽ khai thác nguồn tài nguyên dồi dào ở Tây Tạng để không phải phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài,” một quan chức cao cấp chính phủ cho biết.
Ngoài đường sắt, một loạt đập thuỷ điện cũng đang được xây dựng dọc theo con sông Yarlung Tsangpo của Tây Tạng. Chúng được kỳ vọng sẽ tạo ra 60 gigawatt điện, gấp ba lần công suất của đập Tam Hiệp.
Dự án [đập thủy điện] đã được đề cập đến trong kế hoạch 5 năm của Trung Quốc tới năm 2025 và kế hoạch dài hạn tới năm 2035. Tuy vậy, dự án này cũng phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của Ấn Độ, bởi sông Yarlung Tsangpo chảy vào Ấn Độ, và sự phát triển dọc con sông có nguy cơ ảnh hưởng đến mực nước khu vực hạ lưu.
Trung Quốc đã đầu tư 313,6 tỷ nhân dân tệ vào Tây Tạng từ tháng 1/2016 đến tháng 10/2020, cao hơn ngân sách ban đầu 17%. Năm ngoái tổng sản phẩm quốc nội của khu tự trị tăng 7,8%, tỷ lệ cao nhất ở Trung Quốc. Mức tăng trưởng trong năm nay được kỳ vọng ít nhất là 9%.
Lê Vy (theo Nikkei Asia)