duyanh
03-07-2021, 01:33 PM
Hàng chục nghìn người Myanmar tiếp tục xuống đường phản đối quân đội đảo chính
Hàng chục nghìn người dân Myanmar hôm Chủ Nhật (7/3) tiếp tục xuống đường biểu tình chống lại cuộc đảo chính quân sự diễn ra vào đầu tháng trước. Người dân quốc gia Đông Nam Á này đã không lùi bước bất chấp đêm thứ Bảy (6/3) lực lượng an ninh tại thành phố Yangon đã bố ráp vào tư dinh của nhiều nhà lãnh đạo chiến dịch và các nhà hoạt động đối lập.
https://media.gettyimages.com/photos/myanmar-migrants-in-thailand-shout-slogans-at-a-protest-against-the-picture-id1231565699?s=2048x2048
Trong cuộc biểu tình lớn vào Chủ Nhật (7/3) tại thị trấn Lashio, thành phố Shan, miền bắc Myanmar, cảnh sát vũ trang đã bắn hơi cay và ném lựu đạn vào người biểu tình, theo một đoạn video quay trực tiếp được đăng tải trên Facebook.
Reuters dẫn lời một nhân chứng nói rằng cảnh sát đã nổ súng để giải tán một cuộc biểu tình tại ngôi đền cổ ở thị trấn Bagan. Người này không nói rõ cảnh sát đã sử dụng đạn cao su hay đạn thật.
Hiện cũng chưa có báo cáo về con số thương vong mới nhất trong cuộc biểu tình tại Lashio hay Bagan. Các cuộc biểu tình ở gần chục thành phố khác trên khắp Myanmar được cho là đã diễn ra ôn hòa.
Reuters cho biết số người tham gia biểu tình vào 7/3 đông nhất là tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar. Tại đây, những nhà hoạt động đã tổ chức biểu tình ngồi sau khi tiến hành hai phút mặc niệm những người đã bị cảnh sát và quân đội giết hại.
Trong ngày 7/3, các cuộc biểu tình cũng được tổ chức ở ít nhất ba địa điểm tại thành phố Yangon. Người dân tại đây cho biết binh lính và cảnh sát đã được huy động trấn giữ ở nhiều quận qua đêm, họ cũng đã nổ súng. Reuters dẫn tin từ người dân cho biết lực lượng chấp pháp đã bắt giữ ít nhất ba người tại khu phố Kyauktada và người dân không biết lý do tại sao đồng bào mình bị bắt đi.
Binh lính cũng đã truy tìm một vị luật sư làm việc cho đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi, nhưng họ không tìm thấy ông ấy, ông Sithu Maung – thành viên của quốc hội Myanmar hiện đã bị giải tán, đã loan báo trên Facebook.
Bất ổn tại Myanmar bắt đầu thế nào?
Quân đội Myanmar đã tiếm quyền vào ngày 1/2/2021 sau khi tiến hành bắt giữ nhà lãnh đạo được bầu cử tự do, Aung San Suu Kyi.
Vài ngày sau, một phong trào bất tuân dân sự bắt đầu nổ ra, nhiều người từ chối quay lại làm việc và một số người tham gia vào các cuộc biểu tình quy mô lớn trên đường phố.
Lực lượng an ninh Myanmar đáp trả bằng một cuộc trấn áp bạo lực, gồm cả bắn đạn thật vào những người biểu tình không có vũ trang. Quân đội đã không công bố con số thương vong.
Theo Liên Hiệp Quốc, lực lượng an ninh Myanmar cho đến nay đã giết chết hơn 50 người biểu tình. Hơn 1.700 người đã bị bắt giữ từ sau cuộc đảo chính, trong đó có các thành viên quốc hội, người biểu tình và ít nhất 29 nhà báo. Số người bị bắt giữ và thương vong được cho là có thể còn cao hơn thế do các cuộc biểu tình quy mô lớn và khó giám sát diễn biến tình hình.
Sơ lược về Myanmar
Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, đã giành được độc lập từ Anh Quốc vào năm 1948. Phần lớn thời gian sau đó, quốc gia Đông Nam Á này đặt dưới sự cai trị của quân đội.
Các hạn chế hà khắc tại Myanmar bắt đầu được nới lỏng từ năm 2010 trở đi, dẫn đến các cuộc bầu cử tự do vào năm 2015 và sang năm 2016 thành lập được một chính phủ dân sự do nhà lãnh đạo đối lập kỳ cựu Aung San Suu Kyi đứng đầu.
Năm 2017, quân đội Myanmar cáo buộc các chiến binh người Hồi giáo Rohingya đã tấn công vào cảnh sát và họ đáp trả các cuộc tấn công đó bằng một cuộc trấn áp chết chóc. Cuộc trấn áp này đã khiến hơn nửa triệu người Hồi giáo Rohingya phải vượt biên sang nước láng giềng Bangladesh. Liên Hiệp Quốc sau đó đã gọi hành động tàn bạo này của quân đội Myanmar là “ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc”.
Xuân Thành (T/h)
Hàng chục nghìn người dân Myanmar hôm Chủ Nhật (7/3) tiếp tục xuống đường biểu tình chống lại cuộc đảo chính quân sự diễn ra vào đầu tháng trước. Người dân quốc gia Đông Nam Á này đã không lùi bước bất chấp đêm thứ Bảy (6/3) lực lượng an ninh tại thành phố Yangon đã bố ráp vào tư dinh của nhiều nhà lãnh đạo chiến dịch và các nhà hoạt động đối lập.
https://media.gettyimages.com/photos/myanmar-migrants-in-thailand-shout-slogans-at-a-protest-against-the-picture-id1231565699?s=2048x2048
Trong cuộc biểu tình lớn vào Chủ Nhật (7/3) tại thị trấn Lashio, thành phố Shan, miền bắc Myanmar, cảnh sát vũ trang đã bắn hơi cay và ném lựu đạn vào người biểu tình, theo một đoạn video quay trực tiếp được đăng tải trên Facebook.
Reuters dẫn lời một nhân chứng nói rằng cảnh sát đã nổ súng để giải tán một cuộc biểu tình tại ngôi đền cổ ở thị trấn Bagan. Người này không nói rõ cảnh sát đã sử dụng đạn cao su hay đạn thật.
Hiện cũng chưa có báo cáo về con số thương vong mới nhất trong cuộc biểu tình tại Lashio hay Bagan. Các cuộc biểu tình ở gần chục thành phố khác trên khắp Myanmar được cho là đã diễn ra ôn hòa.
Reuters cho biết số người tham gia biểu tình vào 7/3 đông nhất là tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar. Tại đây, những nhà hoạt động đã tổ chức biểu tình ngồi sau khi tiến hành hai phút mặc niệm những người đã bị cảnh sát và quân đội giết hại.
Trong ngày 7/3, các cuộc biểu tình cũng được tổ chức ở ít nhất ba địa điểm tại thành phố Yangon. Người dân tại đây cho biết binh lính và cảnh sát đã được huy động trấn giữ ở nhiều quận qua đêm, họ cũng đã nổ súng. Reuters dẫn tin từ người dân cho biết lực lượng chấp pháp đã bắt giữ ít nhất ba người tại khu phố Kyauktada và người dân không biết lý do tại sao đồng bào mình bị bắt đi.
Binh lính cũng đã truy tìm một vị luật sư làm việc cho đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi, nhưng họ không tìm thấy ông ấy, ông Sithu Maung – thành viên của quốc hội Myanmar hiện đã bị giải tán, đã loan báo trên Facebook.
Bất ổn tại Myanmar bắt đầu thế nào?
Quân đội Myanmar đã tiếm quyền vào ngày 1/2/2021 sau khi tiến hành bắt giữ nhà lãnh đạo được bầu cử tự do, Aung San Suu Kyi.
Vài ngày sau, một phong trào bất tuân dân sự bắt đầu nổ ra, nhiều người từ chối quay lại làm việc và một số người tham gia vào các cuộc biểu tình quy mô lớn trên đường phố.
Lực lượng an ninh Myanmar đáp trả bằng một cuộc trấn áp bạo lực, gồm cả bắn đạn thật vào những người biểu tình không có vũ trang. Quân đội đã không công bố con số thương vong.
Theo Liên Hiệp Quốc, lực lượng an ninh Myanmar cho đến nay đã giết chết hơn 50 người biểu tình. Hơn 1.700 người đã bị bắt giữ từ sau cuộc đảo chính, trong đó có các thành viên quốc hội, người biểu tình và ít nhất 29 nhà báo. Số người bị bắt giữ và thương vong được cho là có thể còn cao hơn thế do các cuộc biểu tình quy mô lớn và khó giám sát diễn biến tình hình.
Sơ lược về Myanmar
Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, đã giành được độc lập từ Anh Quốc vào năm 1948. Phần lớn thời gian sau đó, quốc gia Đông Nam Á này đặt dưới sự cai trị của quân đội.
Các hạn chế hà khắc tại Myanmar bắt đầu được nới lỏng từ năm 2010 trở đi, dẫn đến các cuộc bầu cử tự do vào năm 2015 và sang năm 2016 thành lập được một chính phủ dân sự do nhà lãnh đạo đối lập kỳ cựu Aung San Suu Kyi đứng đầu.
Năm 2017, quân đội Myanmar cáo buộc các chiến binh người Hồi giáo Rohingya đã tấn công vào cảnh sát và họ đáp trả các cuộc tấn công đó bằng một cuộc trấn áp chết chóc. Cuộc trấn áp này đã khiến hơn nửa triệu người Hồi giáo Rohingya phải vượt biên sang nước láng giềng Bangladesh. Liên Hiệp Quốc sau đó đã gọi hành động tàn bạo này của quân đội Myanmar là “ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc”.
Xuân Thành (T/h)