PDA

View Full Version : Đảng Dân Chủ thông qua Dự luật Cải cách Bầu cử H.R. 1 với tỷ lệ bỏ phiếu sát sao



giavui
03-05-2021, 10:55 PM
Đảng Dân Chủ thông qua Dự luật Cải cách Bầu cử H.R. 1 với tỷ lệ bỏ phiếu sát sao



Vào tối muộn hôm 03/03, Hạ viện đã thông qua một dự luật cải cách bầu cử sâu rộng, mà nếu được ký thành luật, sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của quy trình bầu cử và tài chính của chiến dịch tranh cử.

Đảng Cộng Hòa đồng lòng thể hiện sự phản đối.

Dự luật H.R. 1, hay còn gọi là Đạo luật Vì Người dân, đã được Hạ viện do Đảng Dân Chủ kiểm soát thông qua trong một cuộc bỏ phiếu chủ yếu theo đảng phái với tỷ lệ là 220-210. Tất cả các Đảng viên Cộng Hòa đã bỏ phiếu chống lại dự luật này. Tham gia cùng với họ là Dân biểu Bennie Thompson (Dân Chủ-Mississippi), đảng viên Dân Chủ Hạ viện duy nhất đã bỏ phiếu phản đối dự luật này.
“Các cử tri của tôi phản đối phần tái phân chia khu vực bầu cử trong dự luật cũng như mục về tài chính công. Tôi luôn lắng nghe và bỏ phiếu vì quyền lợi của các cử tri của tôi,” Dân biểu Thompson nói trong một tuyên bố gửi qua email cho The Epoch Times.
Dự luật được đề xướng này sẽ cần 60 phiếu bầu để vượt qua sự cản trở ở Thượng viện. Đảng Dân Chủ hiện đang nắm giữ đa số tối thiểu có thể có trong Thượng viện, với 48 thành viên Đảng Dân Chủ và hai thượng nghị sỹ độc lập, những người thuộc nhóm họp kín với họ. Hiện chưa rõ liệu có đủ sự ủng hộ để thông qua hay không, vì dự luật này cần thêm 10 thành viên Đảng Cộng Hòa để vượt qua sự cản trở này.
Tổng thống Joe Biden, một đảng viên Dân Chủ, đã nói rằng ông sẽ ký dự luật này thành luật nếu nó đến được bàn làm việc của ông.

https://img.etviet.com/2021/03/nancy-pelosi-700x420.jpg (https://img.etviet.com/2021/03/nancy-pelosi-700x420.jpg)

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Dân Chủ-California) và Nhóm họp kín Đảng Dân Chủ tập hợp để phát biểu với các phóng viên về Dự luật H.R.1, Đạo luật Vì Người dân năm 2021, tại Điện Capitol ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 03/03/2021 (Ảnh: J. Scott Applewhite/AP Photo)

“Đây được gọi là dự luật 'Vì Người dân'. Và khi gọi nó như vậy, chúng tôi chống lại khoản tiền lớn, đen tối, có lợi ích đặc biệt trong chính trị và khuếch đại tiếng nói của người dân Hoa Kỳ,” Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Dân Chủ-California) cho biết tại một sự kiện trước cuộc bỏ phiếu cho dự luật này vào hôm thứ Tư (03/03).

Chính phủ TT Biden, vốn thúc đẩy mạnh mẽ dự luật này, đã hoan nghênh việc thông qua, nói rằng dự luật này là “khẩn thiết để bảo vệ quyền bỏ phiếu và tính liêm chính của các cuộc bầu cử của chúng ta, đồng thời sửa chữa và củng cố nền dân chủ của Hoa Kỳ.”
Phiên bản trước của dự luật này đã thông qua Hạ viện do Đảng Dân Chủ kiểm soát với tỷ lệ 234-193 khi bắt đầu Quốc hội khóa thứ 116 vào năm 2019 nhưng cuối cùng không được thông qua ở Thượng viện do Đảng Cộng Hòa kiểm soát.
Dự luật gây tranh cãi này, dài gần 800 trang, sẽ áp đặt các yêu cầu cho thủ tục bỏ phiếu trên toàn quốc.
Dự luật này áp đặt các quy tắc tài chính mới cho chiến dịch tranh cử, bao gồm cả yêu cầu tiết lộ thêm về các nhà tài trợ chiến dịch tranh cử và các tuyên bố từ chối trách nhiệm về quảng cáo chính trị.
Dự luật cũng thiết lập một “Quỹ Không chịu Ảnh hưởng” tùy chọn mới cho các chiến dịch tranh cử vào quốc hội để khuyến khích các khoản tiền quyên góp nhỏ. Theo chương trình tài trợ này, một ứng cử viên có thể nhận được số tiền cao gấp sáu lần số tiền quyên góp nhỏ đã quy định, số tiền này có thể lên đến 200 USD. Tiền cho quỹ này sẽ đến từ khoản phụ phí 4.75% mới áp dụng đối với các khoản tiền phạt và tiền bồi thường mà các doanh nghiệp phải trả cho chính phủ liên bang.

Ngoài ra, dự luật còn tái cấu trúc Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC) thành một cơ quan điều hành chiến dịch tranh cử theo nguyên tắc đa số theo đảng phái. Dự luật này cũng tạo ra những hạn chế mở rộng mới về quyền tự do ngôn luận trong các chiến dịch tranh cử, một phần bằng cách lật lại vụ kiện của Tối cao Pháp viện Liên hiệp Công dân, vốn đã xóa bỏ các giới hạn nhất định về chi tiêu cho chính trị của doanh nghiệp và công đoàn. Dự luật này cũng sẽ cấm sự phối hợp giữa các siêu PAC (Ủy ban hành động chính trị độc lập chỉ dành cho chi tiêu) và các ứng cử viên chính trị.

Dự luật này cũng yêu cầu tiết lộ về các nhà tài trợ cho các nhóm vận động tôn giáo và phi lợi nhuận, đồng thời cho phép các thành viên đương nhiệm của Quốc hội và những người thách thức họ được nhận lương từ các quỹ vận động tranh cử.
Trong số nhiều điều khoản liên quan đến bỏ phiếu, dự luật này sẽ buộc các tiểu bang phải thực hiện bỏ phiếu sớm tối thiểu 15 ngày, cung cấp lựa chọn phiếu bầu qua thư, tạo điều kiện cho cử tri đăng ký trực tuyến, và cho phép bỏ phiếu khiếm diện không lý do.
Đối với các lá phiếu gửi qua thư, các tiểu bang phải kiểm đếm các lá phiếu nếu chúng được nhận trong vòng 10 ngày sau Ngày Bầu cử, theo dự luật này.
Dự luật này cũng yêu cầu các tiểu bang tự động đăng ký cử tri đủ điều kiện và cung cấp khả năng đăng ký cử tri trong cùng ngày. Để loại bỏ các cử tri đã đăng ký khỏi danh sách đã đăng ký thì các tiểu bang cũng sẽ phải đối mặt với nhiều điều kiện hơn.
Theo dự luật này thì tội phạm có thể bỏ phiếu sau khi chấp hành xong các bản án.

Liên quan đến việc phân chia lại quận bầu cử quốc hội, dự luật này tạo ra một ủy ban tiểu bang độc lập—bao gồm các học giả, quan chức nhà nước, và công dân độc lập—để giải quyết quy trình này, thay vì để các cơ quan lập pháp tiểu bang giải quyết. Các đảng viên Đảng Dân Chủ nói rằng điều khoản này nhằm mục đích chấm dứt tình trạng dàn xếp gian lận khu vực bầu cử theo đảng phái.
Do Mimi Nguyen Ly thực hiện Với sự đóng góp của Zachary Stieber, Mark Tapscott, và The Associated Press


The Epoch Times
Nguyễn Lê biên dịch

----------