giavui
03-05-2021, 10:50 PM
Ðức giáo hoàng Phanxicô thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Iraq
https://gdb.voanews.com/0C866293-5957-4876-B97A-D3F26BDA4A5E_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/0C866293-5957-4876-B97A-D3F26BDA4A5E_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.jpg)
Tổng thống Iraq Barham Salih chào mừng Đức Giáo hoàng Francis trong chuyến đi lịch sử tới thăm Iraq. Ảnh chụp tại Dinh Tổng thống Iraq ở Baghdad, ngày 5/3/2021. Vatican Media/?Handout via REUTERS
Ðức giáo hoàng Phanxicô hôm thứ Sáu 5/3 đến Iraq trong chuyến thăm lịch sử có nhiều hiểm nguy nhất kể từ khi ông lên lãnh đạo Giáo triều Roma vào năm 2013. Ðức giáo hoàng Phanxicô nói ông cảm thấy có nghĩa vụ tới thăm Iraq, một chuyến thăm có tính biểu tượng, bởi vì đất nước này đã chịu đựng gian khổ bấy lâu nay.
Chặng dừng chân đầu tiên của Ðức giáo hoàng sau khi đặt chân xuống phi trường quốc tế Baghdad là gặp gỡ Tổng thống Barham Salih tại dinh Tổng thống, nơi thảm đỏ, một ban quân nhạc và một đàn chim bồ câu chào mừng nhà lãnh đạo của Giáo hội Công giáo La Mã.
Iraq đã triển khai hàng ngàn nhân viên an ninh phụ trội để bảo vệ vị Giáo hoàng 84 tuổi trong chuyến thăm diễn ra sau một loạt vụ tấn công bằng đạn rocket và bom tự sát, làm tăng lo ngại cho sự an toàn của Đức giáo hoàng.
“Tôi rất vui được du hành trở lại,” Ðức giáo hoàng Phanxicô nói với các phóng viên tháp tùng ông trên máy bay. Đại dịch Covid-19 đã ngăn trở các chuyến đi của Đức giáo hoàng, và chuyến thăm Iraq là chuyến đi ra khỏi nước Ý đầu tiên của ông kể từ tháng 11 năm 2019.
Đi bên cạnh Tổng thống Iraq, Ðức giáo hoàng đi khập khểnh thấy rõ, dấu hiệu cho thấy chứng đau thần kinh hông của ông đã nổi lên trở lại. Chứng bệnh này đã buộc Ðức giáo hoàng phải hoãn nhiều sự kiện sớm hơn trong năm nay.
https://gdb.voanews.com/10FA53D5-FFF5-49F1-B7C7-EAFD0D1E773D_w250_r0_s.jpg (https://gdb.voanews.com/10FA53D5-FFF5-49F1-B7C7-EAFD0D1E773D_w250_r0_s.jpg)
Thủ tướng Iraq Mustafa Al-Kadhimi chào mừng DGH Francis tại phi trường quốc tế Baghdad, ngày 5/3/2021.Vatican Media/¬Handout via REUTERS
Theo chương trình đã định, Ðức giáo hoàng Phanxicô sẽ dâng lễ tại một nhà thờ ở Baghdad, gặp gỡ đại giáo chủ Hồi giáo Shia ở thành phố Najaf ở miền Nam Iraq, rồi du hành tới Mosul ở miền Bắc Iraq, nơi quân đội Iraq đã phải phong tỏa các con đường vì lý do an ninh trước chuyến kinh lý của Thủ tướng Iraq hồi năm ngoái.
Từ khi các phần tử chủ chiến Hồi giáo của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bị đánh bại vào năm 2017, Iraq đã tương đối trở nên an ninh hơn, mặc dù bạo động vẫn tiếp diễn.
Hôm thứ Tư, 10 quả đạn rocket bắn trúng một căn cứ không quân nơi quân đội Iraq và liên minh do Mỹ lãnh đạo trú đóng.
Chỉ vài giờ sau cuộc tấn công, Ðức giáo hoàng Phanxicô xác nhận ông sẽ lên đường thăm Iraq.
Ðức giáo hoàng Phanxicô sẽ gặp gỡ các chức sắc tại một ngôi giáo đường ở Baghdad, nơi mà quân IS đã giết chết hơn 50 giáo dân vào năm 2010. Bạo động chống những nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt trong thời gian cai trị của IS, đã giảm số giáo dân trong cộng đồng theo Ky tô giáo ở Iraq tổng cộng từ khoảng 1,5 triệu người, xuống còn có 1/5 con số này.
Ðức giáo hoàng cũng sẽ tới thăm Ur, nơi sinh của nhà tiên tri Abraham, vốn được giáo dân Thiên chúa giáo, tín đồ Hồi giáo và Do Thái giáo, thờ phượng. Ðức giáo hoàng Phanxicô cũng sẽ gặp Đại Giáo chủ Ayatollah Ali al-Sistani, nhà lãnh đạo tinh thần của Hồi giáo Shia.
Cuộc gặp gỡ với Đại giáo chủ Sistani, người nắm thế lực chính trị lớn ở Iraq, và có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Shia chiếm đa số ở Iraq, là cuộc gặp gỡ đầu tiên của vị đại Giáo chủ với một Giáo hoàng.
Một số nhóm chủ chiến Shia chống đối chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, cho rằng đây là một sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ Iraq, nhưng nhiều người dân Iraq hy vọng rằng chuyến thăm của Ðức giáo hoàng Phanxicô có thể đưa ra một hình ảnh mới của Iraq trong mắt của thế giới.
-----------
Ý kiến độc giả :
Tôi không mấy thiện cảm với những người tu hành mà lại còn nắm chức vụ chính trị của trần gian. Đã làm giáo hoàng (vua đạo) thì đừng nên kiêm thêm chức quốc trưởng (vua đời) của nước Vatican. Nên giữ lằn ranh rõ nét giữa đạo và đời.
Cũng vì luộm thuộm thích ôm vào mình cả hai thứ nên mới sinh ra tệ nạn vừa làm "cha đạo" vừa làm "cha đời" lén lút vợ mọn với con rơi con rớt, hoặc có những hành vi biến thái tình dục lung tung với trẻ em hay người cùng phái vv.., vừa theo giáo huấn của Thiên Chúa làm "vua đạo" chống phá thai, lại vừa chấp nhận phá thai khi làm "vua đời". Thế mà cũng tự phong cho mình là đấng đại diện Chúa Giêsu !! Thật lợm cổ họng !!
JB Trường Sơn
https://gdb.voanews.com/0C866293-5957-4876-B97A-D3F26BDA4A5E_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/0C866293-5957-4876-B97A-D3F26BDA4A5E_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.jpg)
Tổng thống Iraq Barham Salih chào mừng Đức Giáo hoàng Francis trong chuyến đi lịch sử tới thăm Iraq. Ảnh chụp tại Dinh Tổng thống Iraq ở Baghdad, ngày 5/3/2021. Vatican Media/?Handout via REUTERS
Ðức giáo hoàng Phanxicô hôm thứ Sáu 5/3 đến Iraq trong chuyến thăm lịch sử có nhiều hiểm nguy nhất kể từ khi ông lên lãnh đạo Giáo triều Roma vào năm 2013. Ðức giáo hoàng Phanxicô nói ông cảm thấy có nghĩa vụ tới thăm Iraq, một chuyến thăm có tính biểu tượng, bởi vì đất nước này đã chịu đựng gian khổ bấy lâu nay.
Chặng dừng chân đầu tiên của Ðức giáo hoàng sau khi đặt chân xuống phi trường quốc tế Baghdad là gặp gỡ Tổng thống Barham Salih tại dinh Tổng thống, nơi thảm đỏ, một ban quân nhạc và một đàn chim bồ câu chào mừng nhà lãnh đạo của Giáo hội Công giáo La Mã.
Iraq đã triển khai hàng ngàn nhân viên an ninh phụ trội để bảo vệ vị Giáo hoàng 84 tuổi trong chuyến thăm diễn ra sau một loạt vụ tấn công bằng đạn rocket và bom tự sát, làm tăng lo ngại cho sự an toàn của Đức giáo hoàng.
“Tôi rất vui được du hành trở lại,” Ðức giáo hoàng Phanxicô nói với các phóng viên tháp tùng ông trên máy bay. Đại dịch Covid-19 đã ngăn trở các chuyến đi của Đức giáo hoàng, và chuyến thăm Iraq là chuyến đi ra khỏi nước Ý đầu tiên của ông kể từ tháng 11 năm 2019.
Đi bên cạnh Tổng thống Iraq, Ðức giáo hoàng đi khập khểnh thấy rõ, dấu hiệu cho thấy chứng đau thần kinh hông của ông đã nổi lên trở lại. Chứng bệnh này đã buộc Ðức giáo hoàng phải hoãn nhiều sự kiện sớm hơn trong năm nay.
https://gdb.voanews.com/10FA53D5-FFF5-49F1-B7C7-EAFD0D1E773D_w250_r0_s.jpg (https://gdb.voanews.com/10FA53D5-FFF5-49F1-B7C7-EAFD0D1E773D_w250_r0_s.jpg)
Thủ tướng Iraq Mustafa Al-Kadhimi chào mừng DGH Francis tại phi trường quốc tế Baghdad, ngày 5/3/2021.Vatican Media/¬Handout via REUTERS
Theo chương trình đã định, Ðức giáo hoàng Phanxicô sẽ dâng lễ tại một nhà thờ ở Baghdad, gặp gỡ đại giáo chủ Hồi giáo Shia ở thành phố Najaf ở miền Nam Iraq, rồi du hành tới Mosul ở miền Bắc Iraq, nơi quân đội Iraq đã phải phong tỏa các con đường vì lý do an ninh trước chuyến kinh lý của Thủ tướng Iraq hồi năm ngoái.
Từ khi các phần tử chủ chiến Hồi giáo của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bị đánh bại vào năm 2017, Iraq đã tương đối trở nên an ninh hơn, mặc dù bạo động vẫn tiếp diễn.
Hôm thứ Tư, 10 quả đạn rocket bắn trúng một căn cứ không quân nơi quân đội Iraq và liên minh do Mỹ lãnh đạo trú đóng.
Chỉ vài giờ sau cuộc tấn công, Ðức giáo hoàng Phanxicô xác nhận ông sẽ lên đường thăm Iraq.
Ðức giáo hoàng Phanxicô sẽ gặp gỡ các chức sắc tại một ngôi giáo đường ở Baghdad, nơi mà quân IS đã giết chết hơn 50 giáo dân vào năm 2010. Bạo động chống những nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt trong thời gian cai trị của IS, đã giảm số giáo dân trong cộng đồng theo Ky tô giáo ở Iraq tổng cộng từ khoảng 1,5 triệu người, xuống còn có 1/5 con số này.
Ðức giáo hoàng cũng sẽ tới thăm Ur, nơi sinh của nhà tiên tri Abraham, vốn được giáo dân Thiên chúa giáo, tín đồ Hồi giáo và Do Thái giáo, thờ phượng. Ðức giáo hoàng Phanxicô cũng sẽ gặp Đại Giáo chủ Ayatollah Ali al-Sistani, nhà lãnh đạo tinh thần của Hồi giáo Shia.
Cuộc gặp gỡ với Đại giáo chủ Sistani, người nắm thế lực chính trị lớn ở Iraq, và có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Shia chiếm đa số ở Iraq, là cuộc gặp gỡ đầu tiên của vị đại Giáo chủ với một Giáo hoàng.
Một số nhóm chủ chiến Shia chống đối chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, cho rằng đây là một sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ Iraq, nhưng nhiều người dân Iraq hy vọng rằng chuyến thăm của Ðức giáo hoàng Phanxicô có thể đưa ra một hình ảnh mới của Iraq trong mắt của thế giới.
-----------
Ý kiến độc giả :
Tôi không mấy thiện cảm với những người tu hành mà lại còn nắm chức vụ chính trị của trần gian. Đã làm giáo hoàng (vua đạo) thì đừng nên kiêm thêm chức quốc trưởng (vua đời) của nước Vatican. Nên giữ lằn ranh rõ nét giữa đạo và đời.
Cũng vì luộm thuộm thích ôm vào mình cả hai thứ nên mới sinh ra tệ nạn vừa làm "cha đạo" vừa làm "cha đời" lén lút vợ mọn với con rơi con rớt, hoặc có những hành vi biến thái tình dục lung tung với trẻ em hay người cùng phái vv.., vừa theo giáo huấn của Thiên Chúa làm "vua đạo" chống phá thai, lại vừa chấp nhận phá thai khi làm "vua đời". Thế mà cũng tự phong cho mình là đấng đại diện Chúa Giêsu !! Thật lợm cổ họng !!
JB Trường Sơn