PDA

View Full Version : Quốc gia nào "miễn nhiễm covic",từ chối vaccine?



duyanh
03-02-2021, 01:43 PM
Quốc gia nào 'miễn nhiễm Covid', từ chối vaccine?





https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/760A/production/_116781203_tz11.png (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/760A/production/_116781203_tz11.png)

Bộ trưởng Bộ Y tế Dorothy Gwajima (giữa) đã tổ chức một cuộc họp báo để hướng dẫn cách làm sinh tố rau củ mà theo bà sẽ chống lại virus corona dù không cung cấp bằng chứng

Trong nhiều tháng trời, chính phủ Tanzania khẳng định đất nước không có nhiễm Covid-19 nào nên không lên kế hoạch tiêm chủng. Phóng viên BBC Dickens Olewe đã nói chuyện với một gia đình đang đưa tiễn người chồng và là người cha nghi nhiễm bệnh. Điều đáng sợ là trong lúc phủ nhận, lại có thêm nhiều nạn nhân không được công nhận của loại virus rất dễ lây lan này.
Một tuần sau khi Peter - đã đổi tên - đi làm về với cơn ho khan và mất đi vị giác, ông được đưa đến bệnh viện, và qua đời nội trong vài tiếng sau. Ông chưa hề được xét nghiệm Covid. Nhưng sau đó, theo chính phủ Tanzania, quốc gia này đã không công bố dữ liệu về coronavirus trong nhiều tháng, đất nước "miễn nhiễm vớiCovid-19".

Rất ít xét nghiệm được tiến hành và không có kế hoạch cho chương trình tiêm chủng ở quốc gia Đông Phi này.

Gần như không thể đánh giá mức độ thực sự của virus và chỉ một số ít người được phép chính thức nói về vấn đề này.

Các tuyên bố công khai gần đây đã ngụ ý một thực tế khác là có thời điểm, một số công dân, như vợ của Peter, đang âm thầm đưa tiễn sự ra đi của thành viên trong gia đình bị nghi nhiễm virus.


https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/5EB0/production/_116804242_gettyimages-1207372801.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/5EB0/production/_116804242_gettyimages-1207372801.jpg)

Các quan chức khuyến khích rửa tay và thực hiện lối sống lành mạnh để ngăn ngừa lây nhiễm virus corona
Một số gia đình Tanzania đã trải qua điều tương tự nhưng đã chọn không nói ra vì sợ bị chính phủ trừng phạt.
Chính phủ Anh đã cấm cửa tất cả du khách đến Tanzania, trong khi Mỹ cảnh báo không nên đến đất nước này vì virus corona.
Tranh cãi về vaccine Kể từ tháng 6 năm ngoái, khi Tổng thống John Magufuli tuyên bố đất nước "miễn nhiễm Covid-19", ông cùng với các quan chức chính phủ hàng đầu khác đã chế giễu tính hiệu quả của việc đeo khẩu trang, ngờ vực về tính hiệu quả của việc xét nghiệm covid, và châm chọc các quốc gia láng giềng đã áp dụng các biện pháp y tế để kiềm chế vi rút.
Ông Magufuli cũng đã cảnh báo - mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào - rằng vaccine Covid-19 có thể gây hại và thay vào đó đã khuyến khích người dân Tanzania sử dụng phương pháp xông hơi và các loại thuốc thảo dược, cả hai hình thức đều không đượcTổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê chuẩn trong việc điều trị.
Không rõ tại sao tổng thống lại bày tỏ sự hoài nghi về vaccine như vậy nhưng gần đây ông nói rằng người Tanzania không nên bị đem ra làm "chuột bạch".

Ông Magufuli, người thường tự xem mình đứng lên chống lại chủ nghĩa đế quốc phương Tây, nói: "Nếu người da trắng có thể làm ra vaccine tiêm ngừa, thì lẽ ra họ đã tìm ra loại vaccine ngừa bệnh Aids, ung thư và lao."
WHO không đồng tình.

"Vaccine có tác dụng và tôi khuyến khích chính phủ [Tanzania] chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng Covid", Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO châu Phi cho biết, tổ chức này đã sẵn sàng hỗ trợ nước này.

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/15C1E/production/_116781198_gettyimages-1214805321.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/15C1E/production/_116781198_gettyimages-1214805321.jpg)

Người dân Tanzania đã được chính quyền chỉ dẫn - mà không cung cấp bằng chứng - rằng xông hơi giúp bảo vệ chống lại virus corona
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Dorothy Gwajima lặp lại quan điểm của ông Magufuli về vaccine, nói thêm rằng bộ có "quy trình riêng về cách tiếp nhận bất kỳ loại thuốc nào và chúng tôi làm như vậy sau khi hài lòng với sản phẩm".

Bà đã đưa ra bình luận trong một cuộc họp báo tuần này, nơi mà một quan chức đã trình bày cách làm sinh tố từ gừng, hành tây, chanh và hạt tiêu - một loại đồ uống, họ nói mà không cung cấp bằng chứng, rằng loại thức uống này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm virus corona.
"Chúng ta phải vệ sinh cá nhân tốt lên, rửa tay bằng nước và xà phòng, sử dụng khăn tay, xông hơi bằng thảo dược, tập thể dục, ăn thức ăn bổ dưỡng, uống nhiều nước và [sử dụng] các biện pháp tự nhiên mà đất nước chúng ta ban tặng", Tiến sĩ Gwajima nói .

Nhưng điều này không phải do virus đã có mặt trong nước. Người dân Tanzania phải chuẩn bị tinh thần vì virus đang "tàn phá" các nước láng giềng, bà nói.

Một số y bác sĩ hoài nghi về lập trường của chính phủ.

"Vấn đề ở đây là chính phủ đang nói với người dân Tanzania rằng hỗn hợp rau, có lợi ích về mặt dinh dưỡng, là tất cả những gì họ cần để ngăn chặn virus lây nhiễm," một bác sĩ địa phương giấu tên nói với BBC, nói thêm rằng mọi người vẫn phải đề phòng virus.
Tiến sĩ Gwajima, tổng thống và ba quan chức hàng đầu khác là những người duy nhất có thể cung cấp thông tin về Covid-19 trong nước, theo chỉ thị từ ông Magufuli.
Nhưng trong một động thái chưa từng xảy ra trước đây, những người đứng đầu của nhà thờ Công giáo ở nước này gần đây đã phá vỡ sự im lặng và cảnh báo công chúng tuân thủ các biện pháp y tế để hạn chế sự lây lan của virus.
Giám mục Dar es Salaam Yuda Thadei Ruwaichi nói: "Covid chưa chấm dứt, Covid vẫn còn ở đây. Đừng liều mạng, chúng ta cần tự bảo vệ mình, rửa tay bằng xà phòng và nước. Chúng ta cũng phải quay lại việc đeo khẩu trang".
Tổng thư ký Hội đồng Giám Mục Tanzania, Cha Charles Kitima, nói với BBC Swahili rằng nhà thờ đã nhận thấy sự gia tăng các dịch vụ tang lễ ở các khu vực thành thị.
"Chúng tôi đã quen với việc tổ chức một hoặc hai thánh lễ cầu nguyện mỗi tuần ở các giáo xứ thành thị, nhưng bây giờ chúng tôi có các thánh lễ như vậy hàng ngày. Chắc chắn có điều gì đó không ổn", ông nói.
Bộ trưởng Y tế nói rằng các công bố là đáng báo động. Việc thiếu dữ liệu chính thức khiến cuộc thảo luận công khai đầy đủ thông tin trở nên khó khăn.

'Đeo khẩu trang - không phải vì Covid'

Nhưng chính phủ không phủ nhận hoàn toàn vì đã có những thời điểm họ thừa nhận virus có thể đã xuất hiện trong nước.
Vào tháng Giêng, vài ngày sau khi Đan Mạch ghi nhận hai công dân đến thăm Tanzania đã có kết quả dương tính với biến thể Nam Phi dễ lây lan hơn của virus corona, ông Magufuli đã đổ lỗi cho những người Tanzania đi du lịch nước ngoài vì đã "nhập khẩu một loại corona mới dị hợm".


https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/00DA/production/_116781200_etozxjowqae5_qe.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/00DA/production/_116781200_etozxjowqae5_qe.jpg)

Quan chức Bộ Y tế Mabula Mchembe (P) nói rằng những bệnh nhân có vấn đề về hô hấp chứ không phải Covid-19


Sau khi thăm hai bệnh viện, Giáo sư Mabula Mchembe, Trợ lý Bộ trưởng Y tế nói rằng những bệnh nhân có vấn đề về hô hấp là do tăng huyết áp, suy thận hoặc hen suyễn chứ không phải do virus corona.

Nhưng một tuyên bố sau đó trên tài khoản Twitter của Bộ Y tế rằng "không phải tất cả bệnh nhân nhập viện đều có covid", ngụ ý rằng có một số người đã bị nhiễm virus.
Hôm thứ Sáu, trang Mwananchi đưa tin rằng Giáo sư Mchembe khuyến khích mọi người đeo khẩu trang "không phải vì Covid, như một số người nghĩ, mà là để ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp".

Một diễn biến đã phức tạp hóa lập trường của chính phủ là việc đảng đối lập ACT Wazalendo thông báo công khai rằng một trong những quan chức hàng đầu của mình, Seif Sharif Hamad và vợ ông, đã có quả xét nghiệm dương tính với virus.

Chính phủ đã không bình luận công khai về tình trạng của ông Hamad, cũng như liên tục không trả lời các yêu cầu bình luận của BBC về bài báo này.

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/10DFE/production/_116781196_gettyimages-1204906644.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/10DFE/production/_116781196_gettyimages-1204906644.jpg)

NÔng Magufuli (P) và ông Hamad chào nhau bằng chân chào vào tháng 3 năm ngoái, vài tuần trước khi Tanzania ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên

Vào ngày 21 tháng 1, ngày Peter bắt đầu cảm thấy không khỏe, người dân Tanzania đã bị cuốn theo câu chuyện từ thị trấn Moshi, tây bắc.

Ban giám hiệu của một trường quốc tế nổi tiếng đã rút lại tuyên bố và xin lỗi vì đã thông báo rằng trường sẽ ngừng việc học trực tiếp đối với một trong các nhóm của trường sau khi một học sinh có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona.

Việc rút lại này được đưa ra sau khi ban quản lý gặp gỡ các cơ quan chính phủ ở khu vực, trang tin The Citizen đưa tin.

Nhà trường cho biết họ lấy làm tiếc về "lan truyền thông tin sai lệch" và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường.

Tình trạng tiếp tục nhịp sống như thể không có chuyện gì xảy ra là điều mà chính phủ đã khuyến khích, nhưng vợ của Peter hối tiếc sâu sắc, bởi vì giống như những người Tanzania khác, bà và người chồng quá cố của mình đã không có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân.
Sự thiếu thận trọng của họ có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi tổng thống và các quan chức hàng đầu khác của chính phủ liên tục nhấn mạnh "không có Covid".

BBC