giahamdzui
02-25-2021, 11:56 PM
Virus corona phá rối chiến lược hợp tác quân sự với Đông Nam Á của Trung Quốc
https://s.rfi.fr/media/display/36241218-775d-11eb-9141-005056bff430/w:1280/p:16x9/000_1AA51H.webp
Ảnh tư liệu chụp ngày 24/10/2018: Thủy thủ Trung Quốc thăm chiến hạm RSS Stalwart của Singapore neo đậu tại một quân cảng ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. AFP - STR
Không chỉ dùng lá bài kinh tế chiêu dụ các đối tác Đông Nam Á, Trung Quốc còn tận dụng lá bài hợp tác an ninh để lôi kéo thêm đồng minh của Mỹ tại Đông Nam Á về phía mình. Ngày 24/02/2021, Hải Quân Trung Quốc và Singapore đã tiến hành một cuộc thao dượt với các bài tập phối hợp tìm kiếm nạn nhân thiên tai.
Bắc Kinh đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến quan hệ quốc phòng với các nước láng giềng trong bối cảnh Washington tăng cường sự hiện diện ở Châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng chiến lược đó đang bị trì hoãn do đại dịch Covid-19.
Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc Cao Tú Thành (Gao Xiucheng) trong thông cáo được Reuters trích dẫn nhấn mạnh đến mục đích của cuộc diễn tập chung với Hải Quân Singapore là nhằm « đẩy mạnh mức độ tin tưởng và hữu nghị, tăng cường hợp tác », để cùng với đối tác Đông Nam Á này « xây dựng một cộng đồng chung trên biển vì một tương lai chung ». Bắc Kinh chỉ cho biết một cách chung chung về địa điểm mà Hải Quân hai nước phối hợp hành động trong công tác « tìm kiếm cứu hộ nạn nhân thiên tai, cải thiện chất lượng thông tin liên lạc ».
Hãng tin Anh nhắc lại cuộc diễn tập lần này là bước kế tiếp trong thỏa thuận đã có từ 2019 giữa Trung Quốc với Singapore và là sự tiếp nối trong chiến lược an ninh, quốc phòng của Bắc Kinh trong vùng Đông Nam Á.
Tuy nhiên, giới phân tích đã đặc biệt chú ý đến việc đây là lần đầu tiên trong năm 2021 Hải Quân Trung Quốc « giao lưu » với một đối tác nước ngoài. Sự kiện này lại diễn ra vào lúc khu vực Đông Nam Á đang huy động lực lượng quân sự để đối phó với đại dịch Covid-19. Trả lời nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, chuyên gia người Singapore Collin Koh, Học Viện Quốc Phòng và Nghiên Cứu Chiến Lược S. Rajaratnam ghi nhận : virus corona đã làm gián đoạn chiến lược ngoại giao quốc phòng của Trung Quốc với Đông Nam Á nhằm đối phó với các chiến dịch tự do hàng hải của Hoa Kỳ ở Biển Đông.
Với Cam Bốt chẳng hạn, Phnom Penh vừa thông báo đình chỉ đợt tập trận chung bắn đạn thật với quân đội Trung Quốc được dự trù mở ra trong tháng tới và sẽ kéo dài hai tuần lễ. Chiến dịch này dự trù huy động đến 3.000 binh sĩ ở cả hai phía. Thế nhưng, vào giờ chót, chính quyền Cam Bốt đã phải điều quân đội khắc phục hậu quả các trận lũ lụt gần đây và để tiếp tay với chính phủ chống dịch Covid-19. Cam Bốt không là một trường hợp riêng lẻ, theo ghi nhận của chuyên gia Collin Koh, do vậy những cơ hội để quân đội Trung Quốc tập trận chung với các đối tác đã bị thu hẹp lại. Theo ông « ngay cả trong trường hợp Bắc Kinh muốn thúc đẩy chính sách ngoại giao quốc phòng, không chắc là các đối tác của Bắc Kinh trong vùng Đông Nam Á còn rảnh trí và hào hứng với những đề xuất này ».
Trong khi đó Trung Quốc đang nôn nóng muốn thắt chặt thêm quan hệ với các nước láng giềng ở khu vực vì nhiều lý do. Thứ nhất, các cuộc tập trận chung có thể là cơ hội để Bắc Kinh tỏ thiện chí hòa hoãn, nhằm trấn an các đối tác khu vực. Cùng với những bước tiến ngoạn mục về ngoại giao y tế, ngoại giao quốc phòng cũng là một công cụ lợi hại để Bắc Kinh thu phục cảm tình của công luận Đông Nam Á trong bối cảnh hình ảnh của Bắc Kinh đang bị xấu đi. Theo kết quả một cuộc thăm dò do Trung Tâm Nghiên Cứu ASEAN (ISEAS) của Singapore công bố hôm 10/02/2021, tỷ lệ tín nhiệm vào Trung Quốc của người dân Đông Nam Á đã rơi xuống còn 38,5 % thay vì 46,6 % đúng một năm trước đây. Tệ hơn nữa, có tới 62,4 % những người được hỏi bày tỏ lo ngại khi thấy Trung Quốc quân sự hóa các hải đảo tại Biển Đông và đánh giá đó là những hành động « hung hăng ». Cũng đa số những người được tham khảo ý kiến tỏ vẻ lo ngại trước việc Trung Quốc xâm chiếm thềm lục địa và các vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong vùng Biển Đông.
Lý do thứ nhì khiến Trung Quốc cần nhanh chóng thu phục lại cảm tình của các đối tác Đông Nam Á là, hơn một tháng qua kể từ khi lên cầm quyền, tổng thống Mỹ Joe Biden liên tục cam kết « củng cố các mối liên minh của Hoa Kỳ trong khu vực ». Sự hiện diện liên tục của các chiến hạm Mỹ trong vùng biển này và kể cả tại eo biển Đài Loan, hay trong vùng biển Hoa Đông, đều minh họa cho chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Nhà Trắng trong nhiệm kỳ bốn năm sắp tới. Riêng với Singapore, trong cuộc điện đàm đầu tiên hôm đầu tháng 2/2020 với ngoại trưởng Vivian Balakrishnan, lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken đã tuyên bố « an ninh, quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Singapore là rất quan trọng » và Washington chủ trương « củng cố hợp tác với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương ».
Trong bối cảnh đó chuyên gia Collin Koh kết luận : Ít có dấu hiệu cho thấy tổng thống Biden thay đổi chính sách đối với Trung Quốc so với người tiền nhiệm. Nếu có thì đó chỉ là về mặt hình thức. Trong hoàn cảnh đó, Bắc Kinh sẽ càng ráo riết tìm cách cải thiện quan hệ và nâng cấp chính sách ngoại giao quốc phòng với Đông Nam Á. Nhưng trước mắt, nhà nghiên cứu này cho rằng virus corona đang gây chậm trễ cho chiến lược của Bắc Kinh để lôi kéo Đông Nam Á về phía Trung Quốc.
------------
Độc giả tặng hình cho gia đình Biden:
https://bacaytruc.com/images/people/Biden/Biden-bung-bo-Tap.png
Lưu Diệc Phi
https://s.rfi.fr/media/display/36241218-775d-11eb-9141-005056bff430/w:1280/p:16x9/000_1AA51H.webp
Ảnh tư liệu chụp ngày 24/10/2018: Thủy thủ Trung Quốc thăm chiến hạm RSS Stalwart của Singapore neo đậu tại một quân cảng ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. AFP - STR
Không chỉ dùng lá bài kinh tế chiêu dụ các đối tác Đông Nam Á, Trung Quốc còn tận dụng lá bài hợp tác an ninh để lôi kéo thêm đồng minh của Mỹ tại Đông Nam Á về phía mình. Ngày 24/02/2021, Hải Quân Trung Quốc và Singapore đã tiến hành một cuộc thao dượt với các bài tập phối hợp tìm kiếm nạn nhân thiên tai.
Bắc Kinh đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến quan hệ quốc phòng với các nước láng giềng trong bối cảnh Washington tăng cường sự hiện diện ở Châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng chiến lược đó đang bị trì hoãn do đại dịch Covid-19.
Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc Cao Tú Thành (Gao Xiucheng) trong thông cáo được Reuters trích dẫn nhấn mạnh đến mục đích của cuộc diễn tập chung với Hải Quân Singapore là nhằm « đẩy mạnh mức độ tin tưởng và hữu nghị, tăng cường hợp tác », để cùng với đối tác Đông Nam Á này « xây dựng một cộng đồng chung trên biển vì một tương lai chung ». Bắc Kinh chỉ cho biết một cách chung chung về địa điểm mà Hải Quân hai nước phối hợp hành động trong công tác « tìm kiếm cứu hộ nạn nhân thiên tai, cải thiện chất lượng thông tin liên lạc ».
Hãng tin Anh nhắc lại cuộc diễn tập lần này là bước kế tiếp trong thỏa thuận đã có từ 2019 giữa Trung Quốc với Singapore và là sự tiếp nối trong chiến lược an ninh, quốc phòng của Bắc Kinh trong vùng Đông Nam Á.
Tuy nhiên, giới phân tích đã đặc biệt chú ý đến việc đây là lần đầu tiên trong năm 2021 Hải Quân Trung Quốc « giao lưu » với một đối tác nước ngoài. Sự kiện này lại diễn ra vào lúc khu vực Đông Nam Á đang huy động lực lượng quân sự để đối phó với đại dịch Covid-19. Trả lời nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, chuyên gia người Singapore Collin Koh, Học Viện Quốc Phòng và Nghiên Cứu Chiến Lược S. Rajaratnam ghi nhận : virus corona đã làm gián đoạn chiến lược ngoại giao quốc phòng của Trung Quốc với Đông Nam Á nhằm đối phó với các chiến dịch tự do hàng hải của Hoa Kỳ ở Biển Đông.
Với Cam Bốt chẳng hạn, Phnom Penh vừa thông báo đình chỉ đợt tập trận chung bắn đạn thật với quân đội Trung Quốc được dự trù mở ra trong tháng tới và sẽ kéo dài hai tuần lễ. Chiến dịch này dự trù huy động đến 3.000 binh sĩ ở cả hai phía. Thế nhưng, vào giờ chót, chính quyền Cam Bốt đã phải điều quân đội khắc phục hậu quả các trận lũ lụt gần đây và để tiếp tay với chính phủ chống dịch Covid-19. Cam Bốt không là một trường hợp riêng lẻ, theo ghi nhận của chuyên gia Collin Koh, do vậy những cơ hội để quân đội Trung Quốc tập trận chung với các đối tác đã bị thu hẹp lại. Theo ông « ngay cả trong trường hợp Bắc Kinh muốn thúc đẩy chính sách ngoại giao quốc phòng, không chắc là các đối tác của Bắc Kinh trong vùng Đông Nam Á còn rảnh trí và hào hứng với những đề xuất này ».
Trong khi đó Trung Quốc đang nôn nóng muốn thắt chặt thêm quan hệ với các nước láng giềng ở khu vực vì nhiều lý do. Thứ nhất, các cuộc tập trận chung có thể là cơ hội để Bắc Kinh tỏ thiện chí hòa hoãn, nhằm trấn an các đối tác khu vực. Cùng với những bước tiến ngoạn mục về ngoại giao y tế, ngoại giao quốc phòng cũng là một công cụ lợi hại để Bắc Kinh thu phục cảm tình của công luận Đông Nam Á trong bối cảnh hình ảnh của Bắc Kinh đang bị xấu đi. Theo kết quả một cuộc thăm dò do Trung Tâm Nghiên Cứu ASEAN (ISEAS) của Singapore công bố hôm 10/02/2021, tỷ lệ tín nhiệm vào Trung Quốc của người dân Đông Nam Á đã rơi xuống còn 38,5 % thay vì 46,6 % đúng một năm trước đây. Tệ hơn nữa, có tới 62,4 % những người được hỏi bày tỏ lo ngại khi thấy Trung Quốc quân sự hóa các hải đảo tại Biển Đông và đánh giá đó là những hành động « hung hăng ». Cũng đa số những người được tham khảo ý kiến tỏ vẻ lo ngại trước việc Trung Quốc xâm chiếm thềm lục địa và các vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong vùng Biển Đông.
Lý do thứ nhì khiến Trung Quốc cần nhanh chóng thu phục lại cảm tình của các đối tác Đông Nam Á là, hơn một tháng qua kể từ khi lên cầm quyền, tổng thống Mỹ Joe Biden liên tục cam kết « củng cố các mối liên minh của Hoa Kỳ trong khu vực ». Sự hiện diện liên tục của các chiến hạm Mỹ trong vùng biển này và kể cả tại eo biển Đài Loan, hay trong vùng biển Hoa Đông, đều minh họa cho chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Nhà Trắng trong nhiệm kỳ bốn năm sắp tới. Riêng với Singapore, trong cuộc điện đàm đầu tiên hôm đầu tháng 2/2020 với ngoại trưởng Vivian Balakrishnan, lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken đã tuyên bố « an ninh, quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Singapore là rất quan trọng » và Washington chủ trương « củng cố hợp tác với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương ».
Trong bối cảnh đó chuyên gia Collin Koh kết luận : Ít có dấu hiệu cho thấy tổng thống Biden thay đổi chính sách đối với Trung Quốc so với người tiền nhiệm. Nếu có thì đó chỉ là về mặt hình thức. Trong hoàn cảnh đó, Bắc Kinh sẽ càng ráo riết tìm cách cải thiện quan hệ và nâng cấp chính sách ngoại giao quốc phòng với Đông Nam Á. Nhưng trước mắt, nhà nghiên cứu này cho rằng virus corona đang gây chậm trễ cho chiến lược của Bắc Kinh để lôi kéo Đông Nam Á về phía Trung Quốc.
------------
Độc giả tặng hình cho gia đình Biden:
https://bacaytruc.com/images/people/Biden/Biden-bung-bo-Tap.png
Lưu Diệc Phi