duyanh
02-24-2021, 02:06 PM
Sắc lệnh cuối của ông Trump ‘giáng đòn nặng’ lên chuỗi thời trang tỷ USD của Trung Quốc
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/02/cmh-1-700x366.jpg
Ảnh chụp màn hình: Tạp chí Việt kiều.
Để trừng phạt việc ĐCSTQ vi phạm nhân quyền và cưỡng bức lao động ở Tân Cương, chính quyền cựu TT Trump đã cấm nhập khẩu bông từ Tân Cương từ tháng 1/2021. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp thời trang thế giới, Sound of Hope đưa tin.
Chuỗi cung ứng thời trang trị giá hàng tỷ đô-la của Trung Quốc sụp đổ
Theo một báo cáo của Bưu điện Trung Quốc vào thứ Hai (22/2), tháng trước, công ty sản xuất sợi bông và thời trang Trung Quốc, Hoa Phu (Huafu Fashion Co) đã đưa ra cảnh báo cho các nhà đầu tư.
Công ty tuyên bố trong hồ sơ nộp cho Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến rằng “nhiều thương hiệu Mỹ đã hủy đơn đặt hàng” với họ. Hoa Phu thua lỗ ít nhất 54,3 triệu USD vào năm ngoái, trong khi lợi nhuận ròng của công ty trong năm 2019 là 62,5 triệu USD. Hoa Phu là một trong số ít nhà cung cấp công khai thừa nhận bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ.
Vào ngày 13/1 vừa qua, chính quyền cựu TT Trump đã đưa 87% sản lượng bông của Trung Quốc vào danh sách đen, trong khi sản lượng bông của Tân Cương chiếm tới 1/5 nguồn cung của thế giới. Hàng nghìn công ty trên toàn thế giới đã bị ảnh hưởng.
Theo lệnh cấm, các quan chức Hải quan Hoa Kỳ (CBP) có thể cấm nhập khẩu các sản phẩm mà họ nghi ngờ được làm từ nguyên liệu thô từ Tân Cương, cho dù các sản phẩm này được nhập vào Hoa Kỳ trực tiếp từ Trung Quốc hay nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Trong một tuyên bố với tờ Bưu điện Trung Quốc, giới hải quan cho biết: “Các công ty Hoa Kỳ không còn có thể nhập khẩu bông của Trung Quốc với lý do ‘không biết’ [rõ nguồn gốc]”, “Hải quan đã truyền tải một thông điệp rất rõ ràng đến cộng đồng thương mại: vui lòng hiểu [nguồn gốc] chuỗi cung ứng của bạn”.
Vì vậy, người ta bắt gặp một cảnh hiếm thấy trong ngành thời trang: một chuỗi cung ứng trị giá hàng tỷ đô la sụp đổ gần như chỉ trong một đêm do các vấn đề về nhân quyền.
Các hãng thời trang rút khỏi Trung Quốc
Lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến các thương hiệu thời trang trên thế giới rút khỏi Trung Quốc đại lục.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Anh, Úc, Nhật Bản và các nước khác cũng đã áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với bông Tân Cương và các sản phẩm khác. Tất cả những điều này có thể dẫn đến sự phá vỡ chuỗi cung ứng thời trang trị giá hàng tỷ đô la của Trung Quốc .
Nate Herman, Phó chủ tịch cấp cao của Hiệp hội May mặc và Giày dép Hoa Kỳ cho biết, các thương hiệu thời trang Mỹ đang cố gắng loại bỏ bông ở Tân Cương khỏi chuỗi cung ứng của họ. Mặc dù quá trình này đã bị chậm lại do dịch bệnh, “nhưng chúng tôi đang ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu”.
Ví dụ, thương hiệu Patagonia đã thông báo vào tháng 7 năm ngoái rằng họ “đang tích cực rời khỏi khu vực Tân Cương”. Trong khi Gap, thương hiệu thời trang sở hữu Old Navy và Banana Republic, cho biết công ty đã cấm các nhà cung cấp mua trực tiếp hoặc gián tiếp các sản phẩm, linh kiện hoặc vật liệu từ Tân Cương.
Thương hiệu IKEA của Thụy Điển tuyên bố rằng sau khi lệnh cấm của Hải quan Hoa Kỳ được ban hành, họ đã “ngừng tất cả các chuyến hàng có chứa bông Tân Cương đến Mỹ”. Cả IKEA và H&M đều cho biết, các nhà cung cấp của họ đã ngừng mua bông mới từ Tân Cương.
Nike cũng xác nhận họ đã thông báo với các nhà cung cấp ngừng sử dụng hàng dệt hoặc sợi kéo từ Tân Cương.
DKN
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/02/cmh-1-700x366.jpg
Ảnh chụp màn hình: Tạp chí Việt kiều.
Để trừng phạt việc ĐCSTQ vi phạm nhân quyền và cưỡng bức lao động ở Tân Cương, chính quyền cựu TT Trump đã cấm nhập khẩu bông từ Tân Cương từ tháng 1/2021. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp thời trang thế giới, Sound of Hope đưa tin.
Chuỗi cung ứng thời trang trị giá hàng tỷ đô-la của Trung Quốc sụp đổ
Theo một báo cáo của Bưu điện Trung Quốc vào thứ Hai (22/2), tháng trước, công ty sản xuất sợi bông và thời trang Trung Quốc, Hoa Phu (Huafu Fashion Co) đã đưa ra cảnh báo cho các nhà đầu tư.
Công ty tuyên bố trong hồ sơ nộp cho Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến rằng “nhiều thương hiệu Mỹ đã hủy đơn đặt hàng” với họ. Hoa Phu thua lỗ ít nhất 54,3 triệu USD vào năm ngoái, trong khi lợi nhuận ròng của công ty trong năm 2019 là 62,5 triệu USD. Hoa Phu là một trong số ít nhà cung cấp công khai thừa nhận bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ.
Vào ngày 13/1 vừa qua, chính quyền cựu TT Trump đã đưa 87% sản lượng bông của Trung Quốc vào danh sách đen, trong khi sản lượng bông của Tân Cương chiếm tới 1/5 nguồn cung của thế giới. Hàng nghìn công ty trên toàn thế giới đã bị ảnh hưởng.
Theo lệnh cấm, các quan chức Hải quan Hoa Kỳ (CBP) có thể cấm nhập khẩu các sản phẩm mà họ nghi ngờ được làm từ nguyên liệu thô từ Tân Cương, cho dù các sản phẩm này được nhập vào Hoa Kỳ trực tiếp từ Trung Quốc hay nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Trong một tuyên bố với tờ Bưu điện Trung Quốc, giới hải quan cho biết: “Các công ty Hoa Kỳ không còn có thể nhập khẩu bông của Trung Quốc với lý do ‘không biết’ [rõ nguồn gốc]”, “Hải quan đã truyền tải một thông điệp rất rõ ràng đến cộng đồng thương mại: vui lòng hiểu [nguồn gốc] chuỗi cung ứng của bạn”.
Vì vậy, người ta bắt gặp một cảnh hiếm thấy trong ngành thời trang: một chuỗi cung ứng trị giá hàng tỷ đô la sụp đổ gần như chỉ trong một đêm do các vấn đề về nhân quyền.
Các hãng thời trang rút khỏi Trung Quốc
Lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến các thương hiệu thời trang trên thế giới rút khỏi Trung Quốc đại lục.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Anh, Úc, Nhật Bản và các nước khác cũng đã áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với bông Tân Cương và các sản phẩm khác. Tất cả những điều này có thể dẫn đến sự phá vỡ chuỗi cung ứng thời trang trị giá hàng tỷ đô la của Trung Quốc .
Nate Herman, Phó chủ tịch cấp cao của Hiệp hội May mặc và Giày dép Hoa Kỳ cho biết, các thương hiệu thời trang Mỹ đang cố gắng loại bỏ bông ở Tân Cương khỏi chuỗi cung ứng của họ. Mặc dù quá trình này đã bị chậm lại do dịch bệnh, “nhưng chúng tôi đang ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu”.
Ví dụ, thương hiệu Patagonia đã thông báo vào tháng 7 năm ngoái rằng họ “đang tích cực rời khỏi khu vực Tân Cương”. Trong khi Gap, thương hiệu thời trang sở hữu Old Navy và Banana Republic, cho biết công ty đã cấm các nhà cung cấp mua trực tiếp hoặc gián tiếp các sản phẩm, linh kiện hoặc vật liệu từ Tân Cương.
Thương hiệu IKEA của Thụy Điển tuyên bố rằng sau khi lệnh cấm của Hải quan Hoa Kỳ được ban hành, họ đã “ngừng tất cả các chuyến hàng có chứa bông Tân Cương đến Mỹ”. Cả IKEA và H&M đều cho biết, các nhà cung cấp của họ đã ngừng mua bông mới từ Tân Cương.
Nike cũng xác nhận họ đã thông báo với các nhà cung cấp ngừng sử dụng hàng dệt hoặc sợi kéo từ Tân Cương.
DKN