giahamdzui
02-21-2021, 10:55 PM
4 lý do Trump đúng khi rút khỏi Thỏa thuận Paris hồi năm 2017
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/02/asdasd-700x366.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/02/asdasd-700x366.jpg)
Ảnh chụp màn hình Youtube/ABC News
Bài viết của Nicolas Loris và Katie Tubb trên tờ Daily Signal vào ngày 1/6/2017, sau quyết định rút khỏi thỏa thuận Paris của TT Trump khi đó. Trong bối cảnh TT Biden vừa tái gia nhập thỏa nhận này, bài viết này lại có tính cập nhật hơn bao giờ hết.
Dưới đây là nguyên văn bài viết:
Tổng thống Donald Trump vừa hoàn thành một cam kết chiến dịch quan trọng, thông báo rằng Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris.
Thỏa thuận Paris, vốn cam kết Mỹ sẽ giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, là một thỏa thuận thực sự tồi tệ – có hại cho những người đóng thuế Mỹ, các công ty năng lượng Mỹ và từng người dân Mỹ phụ thuộc vào nguồn năng lượng đáng tin cậy với mức giá cả phải chăng.
Thỏa thuận này cũng không tốt ngay cả đối với các quốc gia trong hiệp định. Dưới đây là bốn lý do Trump đã đúng khi rút khỏi thỏa thuận này.
Hiệp định Paris tốn kém và không hiệu quả
Thỏa thuận Paris rất tốn kém và gần như không giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu.
Nếu được thực thi, các quy định về năng lượng mà chính quyền Obama đồng ý ở Paris sẽ giết chết hàng trăm nghìn việc làm, gây hại cho ngành sản xuất của Mỹ và xóa sổ 2,5 nghìn tỷ USD tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2035.
Khi rút khỏi thỏa thuận, Trump đã gỡ bỏ một rào cản lớn để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế [cao] 3% mà nước Mỹ vốn đã khá quen thuộc.
Chỉ đơn giản rút lại các quy định của thỏa thuận Paris là không đủ. Thỏa thuận Paris có thể đã kéo dài lâu hơn so với thời gian cầm quyền của chính quyền Trump, vì vậy việc duy trì vị thế bên trong thỏa thuận sẽ khiến Mỹ bị ràng buộc bởi các điều khoản của nó.
Những điều khoản đó yêu cầu các quốc gia cập nhật cam kết 5 năm một lần để khiến chúng trở nên tham vọng hơn, bắt đầu từ năm 2020. Việc duy trì thỏa thuận sẽ khiến Mỹ trượt lùi khi phải duy trì cam kết ban đầu của chính quyền Obama là cắt giảm 26 đến 28% lượng khí thải nhà kính.
Chính quyền Obama đã cam kết rõ ràng rằng những khoản cắt giảm này chỉ mang tính bổ sung phụ thêm [chứ không phải toàn bộ], nên thực chất sẽ cắt giảm tổng cộng lên đến 80% lượng khí thải trong tương lai.
Về những lợi ích mà thỏa thuận khí hậu Paris mang lại, về cơ bản là không có gì.
Ngay cả khi mọi quốc gia đều đáp ứng các cam kết của mình – một giả định “khá xa xôi” nếu xét đến việc Trung Quốc đã báo cáo thấp lượng khí thải carbon dioxide của mình, mà không phải hứng chịu bất kỳ hậu quả nào cho việc không đáp ứng các điều khoản trong thỏa thuận – thì những giảm thiểu đối với nhiệt độ trái đất cũng vẫn gần như không đáng kể.
Thỏa thuận tiêu tốn tiền thuế của người dân Mỹ
Trong các cuộc đàm phán về khí hậu dẫn đến hội nghị Paris, những người tham gia đã kêu gọi thành lập một Quỹ Khí hậu Xanh (Green Climate Fund) mà theo đó sẽ thu thập 100 tỷ USD mỗi năm vào năm 2020.
Mục tiêu của quỹ này là trợ cấp các dự án năng lượng xanh và chi trả cho các chương trình thích ứng và giảm thiểu khí hậu khác ở các quốc gia nghèo hơn — và thu hút sự ủng hộ và tán đồng (theo nghĩa đen) từ các quốc gia nghèo hơn cho Thỏa thuận Paris sau cùng.
Chính quyền Obama đã kết thúc việc chuyển 1 tỷ đô la tiền thuế của người dân vào quỹ này mà không có sự cho phép của Quốc hội.
Trong quá khứ, một số đối tượng hàng đầu nhận được tiền từ các chương trình khí hậu do chính phủ tài trợ này là những người hủ bại nhất, có nghĩa là các chính phủ hủ bại và có xu hướng tham nhũng, thiếu minh bạch đang nhận được tiền tài trợ chứ không phải những người thực sự cần nó.
Không có điều khoản nào về tính minh bạch được đàm phán trong Thỏa thuận Paris sẽ thay đổi thực trạng này.
Các doanh nghiệp tự do, tính pháp quyền và tài sản tư hữu là những yếu tố quan trọng tạo nên sự thịnh vượng. Đây là những nguyên tắc thực sự sẽ giúp người dân ở các nước đang phát triển chuẩn bị và đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu và thiên tai, cho dù chúng có phải được gây ra do phát thải khí nhà kính do con người gây ra hay không.
Rút khỏi thỏa thuận là một hành động minh chứng cho khả năng lãnh đạo của Mỹ
Các phương tiện truyền thông đang làm lớn thực tế rằng những nước duy nhất không tham gia Thỏa thuận Paris là Syria và Nicaragua.
Nhưng điều đó không thay đổi được thực tế rằng đây vẫn là một thỏa thuận tồi. Tình trạng khốn khổ thường đeo bám các công ty, bao gồm cả Triều Tiên và Iran, những thành viên ký kết thỏa thuận.
Một số người cho rằng việc Mỹ nhường quyền lãnh đạo về lĩnh vực nóng lên toàn cầu cho các quốc gia như Trung Quốc là một sự xấu hổ đối với nước Mỹ. Nhưng việc đưa ra một phép so sánh về đạo đức giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề này là phi lý.
Trung Quốc có các vấn đề nghiêm trọng về chất lượng không khí (không phải từ carbon dioxide), và Bắc Kinh đã nhiều lần làm giả dữ liệu tiêu thụ than và giám sát không khí , ngay cả khi nước này đã tham gia Thỏa thuận Paris. Không thể đưa ra một phép so sánh hợp lý về môi trường giữa hai nước.
Các quốc gia khác có vô số lý do an ninh, kinh tế và ngoại giao để làm việc với Mỹ nhằm giải quyết các vấn đề hai nước cùng quan tâm. Việc rút khỏi thỏa thuận sẽ không thay đổi điều đó.
Chắc chắn, việc rút khỏi Thỏa thuận Paris sẽ vấp phải sự phản đối của các nhà lãnh đạo nước ngoài, như trường hợp Mỹ rút khỏi Nghị định thư Kyoto.
Tuy nhiên, nó rất có thể sẽ giúp ích cho các cuộc đàm phán trong tương lai nếu các chính phủ khác biết rằng Mỹ sẵn sàng và có khả năng chống lại áp lực ngoại giao để bảo vệ lợi ích của người dân Mỹ.
Rút khỏi thỏa thuận mang đến lợi thế cạnh tranh cho ngành năng lượng Mỹ
Một số người ủng hộ Thỏa thuận Paris cho rằng việc rút khỏi thỏa thuận sẽ tước đoạt nhiều cơ hội của các công ty năng lượng nước này. Những người khác thì nói rằng Trump muốn làm gì cũng chẳng có tác dụng vì tiềm lực của ngành năng lượng xanh là quá lớn.
https://1.bp.blogspot.com/-HvQTqqs_VP0/YC_5VDo1bjI/AAAAAAAAd70/hcVfeOFLvgsrf-nqqNw_2cSQLndIgfEbQCLcBGAsYHQ/w400-h280/Screen%2BShot%2B2021-02-17%2Bat%2B9.12.58%2BPM.png (https://1.bp.blogspot.com/-HvQTqqs_VP0/YC_5VDo1bjI/AAAAAAAAd70/hcVfeOFLvgsrf-nqqNw_2cSQLndIgfEbQCLcBGAsYHQ/w400-h280/Screen%2BShot%2B2021-02-17%2Bat%2B9.12.58%2BPM.png)
Năng Lượng Xanh là "quá lớn", lớn đến nỗi… bất lực trước thời tiết ☺☻
Không có lập luận nào ở trên là đủ thuyết phục để có thể tiếp tục duy trì việc tiếp tục tham gia thỏa thuận này.
Cho dù đó là các công ty nhiên liệu truyền thống hay các công ty năng lượng tái tạo, cách tốt nhất để các công ty năng lượng của Mỹ có thể trở nên cạnh tranh là đổi mới và tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường tự do, chứ không phải là thiết lập một mô hình kinh doanh đặt cơ sở dựa trên các thỏa thuận quốc tế.
Việc rời bỏ thỏa thuận này nhất định sẽ không ngăn cản người dân Mỹ tiếp tục đầu tư vào các công nghệ năng lượng mới.
Thị trường năng lượng hiện chiếm 6 nghìn tỷ đô-la và dự kiến sẽ tăng 1/3 vào năm 2040. Hiện có khoảng 1,3 tỷ người chưa được tiếp cận với nguồn năng lượng điện, chứ chưa cần nói đến nguồn năng lượng đáng tin cậy và có giá cả phải chăng.
Chính vì vậy hiện trạng này tự nó đã kiến tạo nên một động lực thị trường to lớn cho khu vực tư nhân khi theo đuổi khai thác [& thương mại hóa] công nghệ năng lượng tiếp theo mà không cần đến sự hỗ trợ từ tiền thuế của người dân Mỹ.
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế nên ngừng sử dụng tiền của người dân để trợ cấp cho các công nghệ năng lượng trong khi ra luật xóa sổ các nguồn năng lượng đáng tin cậy có giá cả phải chăng [như dầu mỏ và khí đốt].
Thỏa thuận Paris đã mở ra một cánh cửa rộng mở cho các chính quyền Hoa Kỳ trong tương lai điều chỉnh và chi hàng trăm triệu đô-la cho các chương trình khí hậu quốc tế, giống hệt như chính quyền Obama đã làm mà không cần bất kỳ sự cân nhắc nào từ Quốc hội.
Bây giờ, may mắn thay cánh cửa đó đã bị đóng lại.
-------
https://bacaytruc.com/images/people/Biden/shivering_Biden.png (https://bacaytruc.com/images/people/Biden/shivering_Biden.png)
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/02/asdasd-700x366.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/02/asdasd-700x366.jpg)
Ảnh chụp màn hình Youtube/ABC News
Bài viết của Nicolas Loris và Katie Tubb trên tờ Daily Signal vào ngày 1/6/2017, sau quyết định rút khỏi thỏa thuận Paris của TT Trump khi đó. Trong bối cảnh TT Biden vừa tái gia nhập thỏa nhận này, bài viết này lại có tính cập nhật hơn bao giờ hết.
Dưới đây là nguyên văn bài viết:
Tổng thống Donald Trump vừa hoàn thành một cam kết chiến dịch quan trọng, thông báo rằng Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris.
Thỏa thuận Paris, vốn cam kết Mỹ sẽ giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, là một thỏa thuận thực sự tồi tệ – có hại cho những người đóng thuế Mỹ, các công ty năng lượng Mỹ và từng người dân Mỹ phụ thuộc vào nguồn năng lượng đáng tin cậy với mức giá cả phải chăng.
Thỏa thuận này cũng không tốt ngay cả đối với các quốc gia trong hiệp định. Dưới đây là bốn lý do Trump đã đúng khi rút khỏi thỏa thuận này.
Hiệp định Paris tốn kém và không hiệu quả
Thỏa thuận Paris rất tốn kém và gần như không giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu.
Nếu được thực thi, các quy định về năng lượng mà chính quyền Obama đồng ý ở Paris sẽ giết chết hàng trăm nghìn việc làm, gây hại cho ngành sản xuất của Mỹ và xóa sổ 2,5 nghìn tỷ USD tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2035.
Khi rút khỏi thỏa thuận, Trump đã gỡ bỏ một rào cản lớn để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế [cao] 3% mà nước Mỹ vốn đã khá quen thuộc.
Chỉ đơn giản rút lại các quy định của thỏa thuận Paris là không đủ. Thỏa thuận Paris có thể đã kéo dài lâu hơn so với thời gian cầm quyền của chính quyền Trump, vì vậy việc duy trì vị thế bên trong thỏa thuận sẽ khiến Mỹ bị ràng buộc bởi các điều khoản của nó.
Những điều khoản đó yêu cầu các quốc gia cập nhật cam kết 5 năm một lần để khiến chúng trở nên tham vọng hơn, bắt đầu từ năm 2020. Việc duy trì thỏa thuận sẽ khiến Mỹ trượt lùi khi phải duy trì cam kết ban đầu của chính quyền Obama là cắt giảm 26 đến 28% lượng khí thải nhà kính.
Chính quyền Obama đã cam kết rõ ràng rằng những khoản cắt giảm này chỉ mang tính bổ sung phụ thêm [chứ không phải toàn bộ], nên thực chất sẽ cắt giảm tổng cộng lên đến 80% lượng khí thải trong tương lai.
Về những lợi ích mà thỏa thuận khí hậu Paris mang lại, về cơ bản là không có gì.
Ngay cả khi mọi quốc gia đều đáp ứng các cam kết của mình – một giả định “khá xa xôi” nếu xét đến việc Trung Quốc đã báo cáo thấp lượng khí thải carbon dioxide của mình, mà không phải hứng chịu bất kỳ hậu quả nào cho việc không đáp ứng các điều khoản trong thỏa thuận – thì những giảm thiểu đối với nhiệt độ trái đất cũng vẫn gần như không đáng kể.
Thỏa thuận tiêu tốn tiền thuế của người dân Mỹ
Trong các cuộc đàm phán về khí hậu dẫn đến hội nghị Paris, những người tham gia đã kêu gọi thành lập một Quỹ Khí hậu Xanh (Green Climate Fund) mà theo đó sẽ thu thập 100 tỷ USD mỗi năm vào năm 2020.
Mục tiêu của quỹ này là trợ cấp các dự án năng lượng xanh và chi trả cho các chương trình thích ứng và giảm thiểu khí hậu khác ở các quốc gia nghèo hơn — và thu hút sự ủng hộ và tán đồng (theo nghĩa đen) từ các quốc gia nghèo hơn cho Thỏa thuận Paris sau cùng.
Chính quyền Obama đã kết thúc việc chuyển 1 tỷ đô la tiền thuế của người dân vào quỹ này mà không có sự cho phép của Quốc hội.
Trong quá khứ, một số đối tượng hàng đầu nhận được tiền từ các chương trình khí hậu do chính phủ tài trợ này là những người hủ bại nhất, có nghĩa là các chính phủ hủ bại và có xu hướng tham nhũng, thiếu minh bạch đang nhận được tiền tài trợ chứ không phải những người thực sự cần nó.
Không có điều khoản nào về tính minh bạch được đàm phán trong Thỏa thuận Paris sẽ thay đổi thực trạng này.
Các doanh nghiệp tự do, tính pháp quyền và tài sản tư hữu là những yếu tố quan trọng tạo nên sự thịnh vượng. Đây là những nguyên tắc thực sự sẽ giúp người dân ở các nước đang phát triển chuẩn bị và đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu và thiên tai, cho dù chúng có phải được gây ra do phát thải khí nhà kính do con người gây ra hay không.
Rút khỏi thỏa thuận là một hành động minh chứng cho khả năng lãnh đạo của Mỹ
Các phương tiện truyền thông đang làm lớn thực tế rằng những nước duy nhất không tham gia Thỏa thuận Paris là Syria và Nicaragua.
Nhưng điều đó không thay đổi được thực tế rằng đây vẫn là một thỏa thuận tồi. Tình trạng khốn khổ thường đeo bám các công ty, bao gồm cả Triều Tiên và Iran, những thành viên ký kết thỏa thuận.
Một số người cho rằng việc Mỹ nhường quyền lãnh đạo về lĩnh vực nóng lên toàn cầu cho các quốc gia như Trung Quốc là một sự xấu hổ đối với nước Mỹ. Nhưng việc đưa ra một phép so sánh về đạo đức giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề này là phi lý.
Trung Quốc có các vấn đề nghiêm trọng về chất lượng không khí (không phải từ carbon dioxide), và Bắc Kinh đã nhiều lần làm giả dữ liệu tiêu thụ than và giám sát không khí , ngay cả khi nước này đã tham gia Thỏa thuận Paris. Không thể đưa ra một phép so sánh hợp lý về môi trường giữa hai nước.
Các quốc gia khác có vô số lý do an ninh, kinh tế và ngoại giao để làm việc với Mỹ nhằm giải quyết các vấn đề hai nước cùng quan tâm. Việc rút khỏi thỏa thuận sẽ không thay đổi điều đó.
Chắc chắn, việc rút khỏi Thỏa thuận Paris sẽ vấp phải sự phản đối của các nhà lãnh đạo nước ngoài, như trường hợp Mỹ rút khỏi Nghị định thư Kyoto.
Tuy nhiên, nó rất có thể sẽ giúp ích cho các cuộc đàm phán trong tương lai nếu các chính phủ khác biết rằng Mỹ sẵn sàng và có khả năng chống lại áp lực ngoại giao để bảo vệ lợi ích của người dân Mỹ.
Rút khỏi thỏa thuận mang đến lợi thế cạnh tranh cho ngành năng lượng Mỹ
Một số người ủng hộ Thỏa thuận Paris cho rằng việc rút khỏi thỏa thuận sẽ tước đoạt nhiều cơ hội của các công ty năng lượng nước này. Những người khác thì nói rằng Trump muốn làm gì cũng chẳng có tác dụng vì tiềm lực của ngành năng lượng xanh là quá lớn.
https://1.bp.blogspot.com/-HvQTqqs_VP0/YC_5VDo1bjI/AAAAAAAAd70/hcVfeOFLvgsrf-nqqNw_2cSQLndIgfEbQCLcBGAsYHQ/w400-h280/Screen%2BShot%2B2021-02-17%2Bat%2B9.12.58%2BPM.png (https://1.bp.blogspot.com/-HvQTqqs_VP0/YC_5VDo1bjI/AAAAAAAAd70/hcVfeOFLvgsrf-nqqNw_2cSQLndIgfEbQCLcBGAsYHQ/w400-h280/Screen%2BShot%2B2021-02-17%2Bat%2B9.12.58%2BPM.png)
Năng Lượng Xanh là "quá lớn", lớn đến nỗi… bất lực trước thời tiết ☺☻
Không có lập luận nào ở trên là đủ thuyết phục để có thể tiếp tục duy trì việc tiếp tục tham gia thỏa thuận này.
Cho dù đó là các công ty nhiên liệu truyền thống hay các công ty năng lượng tái tạo, cách tốt nhất để các công ty năng lượng của Mỹ có thể trở nên cạnh tranh là đổi mới và tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường tự do, chứ không phải là thiết lập một mô hình kinh doanh đặt cơ sở dựa trên các thỏa thuận quốc tế.
Việc rời bỏ thỏa thuận này nhất định sẽ không ngăn cản người dân Mỹ tiếp tục đầu tư vào các công nghệ năng lượng mới.
Thị trường năng lượng hiện chiếm 6 nghìn tỷ đô-la và dự kiến sẽ tăng 1/3 vào năm 2040. Hiện có khoảng 1,3 tỷ người chưa được tiếp cận với nguồn năng lượng điện, chứ chưa cần nói đến nguồn năng lượng đáng tin cậy và có giá cả phải chăng.
Chính vì vậy hiện trạng này tự nó đã kiến tạo nên một động lực thị trường to lớn cho khu vực tư nhân khi theo đuổi khai thác [& thương mại hóa] công nghệ năng lượng tiếp theo mà không cần đến sự hỗ trợ từ tiền thuế của người dân Mỹ.
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế nên ngừng sử dụng tiền của người dân để trợ cấp cho các công nghệ năng lượng trong khi ra luật xóa sổ các nguồn năng lượng đáng tin cậy có giá cả phải chăng [như dầu mỏ và khí đốt].
Thỏa thuận Paris đã mở ra một cánh cửa rộng mở cho các chính quyền Hoa Kỳ trong tương lai điều chỉnh và chi hàng trăm triệu đô-la cho các chương trình khí hậu quốc tế, giống hệt như chính quyền Obama đã làm mà không cần bất kỳ sự cân nhắc nào từ Quốc hội.
Bây giờ, may mắn thay cánh cửa đó đã bị đóng lại.
-------
https://bacaytruc.com/images/people/Biden/shivering_Biden.png (https://bacaytruc.com/images/people/Biden/shivering_Biden.png)