duyanh
02-19-2021, 01:50 PM
SỰ PHẢN BỘI VÀ NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT MUỘN MÀNG
Quân đội Myanmar (Miến Điện) đã tiến hành một cuộc đảo chính hồi đầu tháng 2/2021. Mặc dù Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận việc hỗ trợ quân sự cho quân đội Myanmar, nhưng một tổ chức đoàn thể công dân của nước này đã công bố báo cáo chỉ ra rằng, có 5 doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc cung cấp vũ khí cho quân đội Myanmar.
Theo RFA, tổ chức đoàn thể công dân Myanmar có tên là “Công lý cho Myanmar” (Justice for Myanmar) đã đưa ra báo cáo cho thấy, trong số 16 công ty nước ngoài cung cấp vũ khí thông thường và các mặt hàng liên quan cho Lực lượng Vũ trang Myanmar, Trung Quốc chiếm nhiều nhất với 5 công ty bao gồm: Tập đoàn Công nghiệp Miền Bắc Trung Quốc (NORINCO), Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC), Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Trung Quốc (CASIC), Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Vũ trụ (CATIC). Xếp sau Trung Quốc là Ấn Độ, Israel, Nga và Singapore, mỗi nước có 2 công ty, Triều Tiên và Ukraine mỗi nước có 1 công ty.
Người phát ngôn của “Công lý cho Myanmar” yêu cầu giấu tên vì lý do an toàn, nói với RFA rằng NORINCO bán vũ khí cho quân đội Myanmar và quân đội Myanmar sử dụng vũ khí chống lại người dân; công ty này cũng đang vận hành hai mỏ khai thác đồng tại địa phương, chẳng hạn như mỏ đồng Letpadaung, họ còn trục xuất các cư dân bản địa và gây ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp hợp doanh Trung Quốc và quân đội Myanmar có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.
Người phát ngôn này dẫn lời “Ủy ban điều tra sự thật” của Liên Hợp Quốc cho biết, quân đội Myanmar đã sử dụng số tiền thu được từ hoạt động thương mại với Trung Quốc để hỗ trợ Lực lượng Vũ trang Quốc gia chiến đấu với quân đội của Rakhine (Arakan Army) ở miền bắc Myanmar và bang Rakhine. Báo cáo cáo buộc rằng, trong thời gian Lực lượng Vũ trang Quốc gia Myanmar và Quân đội Rakhine giao chiến, họ đã “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” và đàn áp những người Rohingya theo đạo Hồi, nhưng Lực lượng Vũ trang Quốc gia Myanmar lại được miễn trừ truy cứu hình sự.
Người phát ngôn tiết lộ rằng, hoạt động kinh doanh của quân đội và các doanh nghiệp liên quan không chịu sự can thiệp của kiểm toán và Quốc hội. Công chúng chưa từng được biết thu nhập cá nhân của Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing.
Tổ chức “Công lý cho Myanmar” đã dựa trên dữ liệu công khai của Cơ quan Đầu tư và Quản lý Công ty của Myanmar (DICA), sau đó tổng hợp ra danh sách các đối tác kinh doanh với quân đội Myanmar.
Phóng viên của RFA đã xem bản báo cáo và phát hiện ra rằng, trong số 112 đối tác kinh doanh quan trọng của chính phủ Myanmar, có 20 đối tác liên quan đến tiền vốn từ Trung Quốc và Hong Kong, bao gồm Công ty Khai thác khoáng sản đồng Vạn Bảo (Hong Kong) – công ty con của NORINCO đang khai thác mỏ đồng Letpadaung; Công ty Khai thác mỏ Dương Tử, Công ty xe buýt Vũ Thông Trịnh Châu (Zhengzhou Yutong Bus Co., Ltd.), Nhà máy dệt kim Liệu Nguyên Thế Kỷ Myanmar, v.v., trong đó có ít nhất 9 công ty dệt may. Chính phủ Myanmar chủ yếu thu được lợi nhuận từ hoạt động buôn bán sản xuất hàng may mặc với Trung Quốc.
Hơn 90% trong số 112 công ty này có hợp tác kinh doanh với hai doanh nghiệp quân sự lớn của Myanmar là Công ty Cổ phần Kinh tế Myanmar MEHL (Myanmar Economic Holdings Limited) và Công ty Kinh tế Myanmar MEC (Myanmar Economic Corporation). Báo cáo của Liên Hợp Quốc nêu rằng, nguồn tiền mà ông Min Aung Hlaing dùng để phát động cuộc đảo chính đến từ hai doanh nghiệp quân sự lớn này.
Tuần trước, người dân Myanmar đã tập trung bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Yangon trong nhiều ngày để phản đối việc chính quyền Bắc Kinh ủng hộ chính quyền quân sự Myanmar và can thiệp vào các vấn đề quốc gia của Myanmar. Họ cầm khẩu hiệu buộc tội Bắc Kinh và hình ảnh châm biếm ông Tập Cận Bình. Họ giơ các khẩu hiệu như “Trung Quốc hãy ngừng tiếp tay cho cuộc đảo chính quân sự” và “(Mời) các kỹ thuật viên mạng đến từ Trung Quốc rời đi ngay lập tức!”.
Kể từ sau cuộc đảo chính ở Myanmar, sự bất mãn của người dân nước này đối với TQ ngày càng sâu sắc. Đã có rất nhiều thông báo trên Internet về việc máy bay của TQ vận chuyển kỹ thuật viên đến Myanmar, Trung Quốc giúp Myanmar xây dựng tường lửa và binh lính Trung Quốc xuất hiện trên đường phố Myanmar. Người dân Myanmar tuyên bố tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, thậm chí có người còn nói sẽ tấn công đường ống dẫn dầu khí Trung Quốc – Myanmar ở cảng Kyaukpyu thuộc bang Rakhine.
https://thuongtruong.org/wp-content/uploads/2021/02/ntdvn_gettyimages-1231112960-800x450-1.jpg
Người dân Myanmar giơ biểu ngữ "Sự can thiệp của Trung Quốc hãy biến đi" hôm 12/2/2021 trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar. (SAI AUNG MAIN/AFP / Getty Images)
Tuần trước, một kênh truyền thông Myanmar đã đưa tin về việc 5 máy bay Trung Quốc chở hàng từ Côn Minh, Vân Nam đến Yangon, Myanmar. Hôm 10/2, Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar đã ngay lập tức chuyển tiếp một tuyên bố từ “Phòng Doanh nghiệp Trung Quốc tại Myanmar” (Chinese Enterprises Chamber in Myanmar) trên Facebook, khẳng định rằng các máy bay từ Trung Quốc bay đến Myanmar gần đây không chở nhân viên kỹ thuật mà chở hàng hóa xuất nhập khẩu như hải sản, v.v.
Các bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy các công nhân đang dỡ một số thùng hàng từ máy bay hạ cánh xuống Myanmar. Người dân nước này nghi ngờ rằng, đây có thể là thiết bị kỹ thuật của Trung Quốc dùng để hỗ trợ chính quyền quân sự Myanmar ngắt kết nối mạng Internet.
Tuy nhiên, tuyên bố trên của Đại sứ quán Trung Quốc đã khiến “hải sản Trung Quốc” hay “hải sản” ngay lập tức trở thành mục tiêu trêu đùa của cư dân mạng Myanmar.
Có cư dân mạng chất vấn rằng, người đưa ra tuyên bố này thậm chí không hiểu các điều kiện quốc gia cơ bản của Myanmar. Đường bờ biển của Myanmar dài 2.832 km và nguồn tài nguyên ngư nghiệp rất phong phú, hải sản là ngành xuất khẩu chính của nước này để thu về ngoại tệ, căn bản là không thể vô duyên vô cớ mà đi nhập khẩu hải sản từ Trung Quốc.
Có cư dân mạng nói đùa, diễn giải từ “hải sản” trong tiếng Anh – Seafood là viết tắt của “Software Engineering Approach For Offshore and Outsourced Development” (phương pháp kỹ thuật phần mềm dành cho phát triển ở ngoại quốc và thuê ngoài).
Tối 16/2, trang web chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc đã công bố nội dung cuộc phỏng vấn với truyền thông Myanmar ngày 15/2 của ông Trần Hải (Chen Hai) – Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar. Trong cuộc phỏng vấn, ông Trần Hải một lần nữa phủ nhận việc
TQ thao túng và ủng hộ việc “thay đổi tình hình chính trị của Myanmar” lần này, nhưng vẫn không nhắc đến hai từ “đảo chính” và tránh lên án quân đội Myanmar.
Ông Trần cũng nói rằng, các chuyến bay được phát hiện gần đây là “chuyến bay chở hàng thông thường giữa Trung Quốc và Myanmar”, chở “các mặt hàng xuất khẩu như hải sản, v.v. của Myanmar sang Trung Quốc”, và nói rằng “Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các sản phẩm nông sản và thủy sản của Myanmar”.
Đây là lần thứ hai Đại sứ quán Trung Quốc phản hồi về sự việc máy bay và đã “sửa” một phần tuyên bố trước đó, thay vì chuyển “hải sản” từ Trung Quốc sang Myanmar, lần này họ đã “sửa” lại tuyên bố nói rằng máy bay chở hàng từ Myanmar sang Trung Quốc.
Khi quân đội Myanmar tiến hành cuộc đảo chính quân sự vào ngày 1/2, họ đã tuyên bố đóng các chuyến bay quốc tế. Trước đó, TQ cũng đã đóng tất cả các chuyến bay chở khách từ Trung Quốc đến Myanmar với lý do “phòng chống dịch bệnh”. Vì vậy những chuyến bay quốc tế giữa hai nước lại càng bị nghi ngờ.
Ngoại giới dự đoán rằng trong năm tới, nếu tình hình ở Myanmar trở nên tồi tệ hơn, những tin đồn và thông tin về việc TQ có khuynh hướng ủng hộ chính quyền quân sự Myanmar chắc chắn sẽ không ngừng xuất hiện. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (Myanmar National League for Democracy) và người dân Myanmar sẽ càng có cái nhìn tiêu cực hơn về Trung Quốc.
Theo Epoch Times
Quân đội Myanmar (Miến Điện) đã tiến hành một cuộc đảo chính hồi đầu tháng 2/2021. Mặc dù Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận việc hỗ trợ quân sự cho quân đội Myanmar, nhưng một tổ chức đoàn thể công dân của nước này đã công bố báo cáo chỉ ra rằng, có 5 doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc cung cấp vũ khí cho quân đội Myanmar.
Theo RFA, tổ chức đoàn thể công dân Myanmar có tên là “Công lý cho Myanmar” (Justice for Myanmar) đã đưa ra báo cáo cho thấy, trong số 16 công ty nước ngoài cung cấp vũ khí thông thường và các mặt hàng liên quan cho Lực lượng Vũ trang Myanmar, Trung Quốc chiếm nhiều nhất với 5 công ty bao gồm: Tập đoàn Công nghiệp Miền Bắc Trung Quốc (NORINCO), Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC), Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Trung Quốc (CASIC), Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Vũ trụ (CATIC). Xếp sau Trung Quốc là Ấn Độ, Israel, Nga và Singapore, mỗi nước có 2 công ty, Triều Tiên và Ukraine mỗi nước có 1 công ty.
Người phát ngôn của “Công lý cho Myanmar” yêu cầu giấu tên vì lý do an toàn, nói với RFA rằng NORINCO bán vũ khí cho quân đội Myanmar và quân đội Myanmar sử dụng vũ khí chống lại người dân; công ty này cũng đang vận hành hai mỏ khai thác đồng tại địa phương, chẳng hạn như mỏ đồng Letpadaung, họ còn trục xuất các cư dân bản địa và gây ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp hợp doanh Trung Quốc và quân đội Myanmar có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.
Người phát ngôn này dẫn lời “Ủy ban điều tra sự thật” của Liên Hợp Quốc cho biết, quân đội Myanmar đã sử dụng số tiền thu được từ hoạt động thương mại với Trung Quốc để hỗ trợ Lực lượng Vũ trang Quốc gia chiến đấu với quân đội của Rakhine (Arakan Army) ở miền bắc Myanmar và bang Rakhine. Báo cáo cáo buộc rằng, trong thời gian Lực lượng Vũ trang Quốc gia Myanmar và Quân đội Rakhine giao chiến, họ đã “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” và đàn áp những người Rohingya theo đạo Hồi, nhưng Lực lượng Vũ trang Quốc gia Myanmar lại được miễn trừ truy cứu hình sự.
Người phát ngôn tiết lộ rằng, hoạt động kinh doanh của quân đội và các doanh nghiệp liên quan không chịu sự can thiệp của kiểm toán và Quốc hội. Công chúng chưa từng được biết thu nhập cá nhân của Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing.
Tổ chức “Công lý cho Myanmar” đã dựa trên dữ liệu công khai của Cơ quan Đầu tư và Quản lý Công ty của Myanmar (DICA), sau đó tổng hợp ra danh sách các đối tác kinh doanh với quân đội Myanmar.
Phóng viên của RFA đã xem bản báo cáo và phát hiện ra rằng, trong số 112 đối tác kinh doanh quan trọng của chính phủ Myanmar, có 20 đối tác liên quan đến tiền vốn từ Trung Quốc và Hong Kong, bao gồm Công ty Khai thác khoáng sản đồng Vạn Bảo (Hong Kong) – công ty con của NORINCO đang khai thác mỏ đồng Letpadaung; Công ty Khai thác mỏ Dương Tử, Công ty xe buýt Vũ Thông Trịnh Châu (Zhengzhou Yutong Bus Co., Ltd.), Nhà máy dệt kim Liệu Nguyên Thế Kỷ Myanmar, v.v., trong đó có ít nhất 9 công ty dệt may. Chính phủ Myanmar chủ yếu thu được lợi nhuận từ hoạt động buôn bán sản xuất hàng may mặc với Trung Quốc.
Hơn 90% trong số 112 công ty này có hợp tác kinh doanh với hai doanh nghiệp quân sự lớn của Myanmar là Công ty Cổ phần Kinh tế Myanmar MEHL (Myanmar Economic Holdings Limited) và Công ty Kinh tế Myanmar MEC (Myanmar Economic Corporation). Báo cáo của Liên Hợp Quốc nêu rằng, nguồn tiền mà ông Min Aung Hlaing dùng để phát động cuộc đảo chính đến từ hai doanh nghiệp quân sự lớn này.
Tuần trước, người dân Myanmar đã tập trung bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Yangon trong nhiều ngày để phản đối việc chính quyền Bắc Kinh ủng hộ chính quyền quân sự Myanmar và can thiệp vào các vấn đề quốc gia của Myanmar. Họ cầm khẩu hiệu buộc tội Bắc Kinh và hình ảnh châm biếm ông Tập Cận Bình. Họ giơ các khẩu hiệu như “Trung Quốc hãy ngừng tiếp tay cho cuộc đảo chính quân sự” và “(Mời) các kỹ thuật viên mạng đến từ Trung Quốc rời đi ngay lập tức!”.
Kể từ sau cuộc đảo chính ở Myanmar, sự bất mãn của người dân nước này đối với TQ ngày càng sâu sắc. Đã có rất nhiều thông báo trên Internet về việc máy bay của TQ vận chuyển kỹ thuật viên đến Myanmar, Trung Quốc giúp Myanmar xây dựng tường lửa và binh lính Trung Quốc xuất hiện trên đường phố Myanmar. Người dân Myanmar tuyên bố tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, thậm chí có người còn nói sẽ tấn công đường ống dẫn dầu khí Trung Quốc – Myanmar ở cảng Kyaukpyu thuộc bang Rakhine.
https://thuongtruong.org/wp-content/uploads/2021/02/ntdvn_gettyimages-1231112960-800x450-1.jpg
Người dân Myanmar giơ biểu ngữ "Sự can thiệp của Trung Quốc hãy biến đi" hôm 12/2/2021 trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar. (SAI AUNG MAIN/AFP / Getty Images)
Tuần trước, một kênh truyền thông Myanmar đã đưa tin về việc 5 máy bay Trung Quốc chở hàng từ Côn Minh, Vân Nam đến Yangon, Myanmar. Hôm 10/2, Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar đã ngay lập tức chuyển tiếp một tuyên bố từ “Phòng Doanh nghiệp Trung Quốc tại Myanmar” (Chinese Enterprises Chamber in Myanmar) trên Facebook, khẳng định rằng các máy bay từ Trung Quốc bay đến Myanmar gần đây không chở nhân viên kỹ thuật mà chở hàng hóa xuất nhập khẩu như hải sản, v.v.
Các bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy các công nhân đang dỡ một số thùng hàng từ máy bay hạ cánh xuống Myanmar. Người dân nước này nghi ngờ rằng, đây có thể là thiết bị kỹ thuật của Trung Quốc dùng để hỗ trợ chính quyền quân sự Myanmar ngắt kết nối mạng Internet.
Tuy nhiên, tuyên bố trên của Đại sứ quán Trung Quốc đã khiến “hải sản Trung Quốc” hay “hải sản” ngay lập tức trở thành mục tiêu trêu đùa của cư dân mạng Myanmar.
Có cư dân mạng chất vấn rằng, người đưa ra tuyên bố này thậm chí không hiểu các điều kiện quốc gia cơ bản của Myanmar. Đường bờ biển của Myanmar dài 2.832 km và nguồn tài nguyên ngư nghiệp rất phong phú, hải sản là ngành xuất khẩu chính của nước này để thu về ngoại tệ, căn bản là không thể vô duyên vô cớ mà đi nhập khẩu hải sản từ Trung Quốc.
Có cư dân mạng nói đùa, diễn giải từ “hải sản” trong tiếng Anh – Seafood là viết tắt của “Software Engineering Approach For Offshore and Outsourced Development” (phương pháp kỹ thuật phần mềm dành cho phát triển ở ngoại quốc và thuê ngoài).
Tối 16/2, trang web chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc đã công bố nội dung cuộc phỏng vấn với truyền thông Myanmar ngày 15/2 của ông Trần Hải (Chen Hai) – Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar. Trong cuộc phỏng vấn, ông Trần Hải một lần nữa phủ nhận việc
TQ thao túng và ủng hộ việc “thay đổi tình hình chính trị của Myanmar” lần này, nhưng vẫn không nhắc đến hai từ “đảo chính” và tránh lên án quân đội Myanmar.
Ông Trần cũng nói rằng, các chuyến bay được phát hiện gần đây là “chuyến bay chở hàng thông thường giữa Trung Quốc và Myanmar”, chở “các mặt hàng xuất khẩu như hải sản, v.v. của Myanmar sang Trung Quốc”, và nói rằng “Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các sản phẩm nông sản và thủy sản của Myanmar”.
Đây là lần thứ hai Đại sứ quán Trung Quốc phản hồi về sự việc máy bay và đã “sửa” một phần tuyên bố trước đó, thay vì chuyển “hải sản” từ Trung Quốc sang Myanmar, lần này họ đã “sửa” lại tuyên bố nói rằng máy bay chở hàng từ Myanmar sang Trung Quốc.
Khi quân đội Myanmar tiến hành cuộc đảo chính quân sự vào ngày 1/2, họ đã tuyên bố đóng các chuyến bay quốc tế. Trước đó, TQ cũng đã đóng tất cả các chuyến bay chở khách từ Trung Quốc đến Myanmar với lý do “phòng chống dịch bệnh”. Vì vậy những chuyến bay quốc tế giữa hai nước lại càng bị nghi ngờ.
Ngoại giới dự đoán rằng trong năm tới, nếu tình hình ở Myanmar trở nên tồi tệ hơn, những tin đồn và thông tin về việc TQ có khuynh hướng ủng hộ chính quyền quân sự Myanmar chắc chắn sẽ không ngừng xuất hiện. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (Myanmar National League for Democracy) và người dân Myanmar sẽ càng có cái nhìn tiêu cực hơn về Trung Quốc.
Theo Epoch Times