duyanh
02-08-2021, 01:11 PM
Mỹ sẽ tái gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc
Theo các quan chức Mỹ, chính quyền Biden sẽ thông báo trong tuần này về việc tái gia nhập lại Hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) – tổ chức mà cựu TT Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi gần 3 năm trước. Quyết định này tiếp tục là một bước đảo ngược các chính sách thời TT Trump của ông Biden.
https://media.gettyimages.com/photos/special-rapporteur-on-the-situation-of-human-rights-in-north-korea-picture-id1206167258?s=2048x2048
Các quan chức cho biết Ngoại trưởng Antony Blinken và một nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ tại Geneva sẽ thông báo vào đầu tuần này rằng Washington sẽ trở lại Hội đồng Nhân Quyền LHQ với tư cách là quan sát viên và chờ tới phiên bỏ phiếu để trở thành thành viên đầy đủ. Quyết định này được cho là sẽ nhận được nhiều chỉ trích từ các nhà lập pháp bảo thủ và nhiều người trong cộng đồng ủng hộ Israel.
Ông Trump đã rút khỏi cơ quan nhân quyền chính của thế giới vào năm 2018 khi cáo buộc cơ quan này đã đối xử không công bằng với Israel, đồng thời có nhiều thành viên trong Hội đồng là các nước độc tài. Ngoài ra, Hội đồng Nhân quyền đã không đáp ứng được đầy đủ các cải cách do Đại sứ Mỹ tại LHQ lúc bấy giờ là bà Nikki Haley yêu cầu.
Các nước độc tài và bị cáo buộc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong Hội đồng Nhân quyền bao gồm Trung Quốc, Cuba, Eritrea, Nga và Venezuela.
Tuy vậy, Chính quyền Biden cho rằng việc cải cách Hội đồng là cần thiết, và cách tốt nhất để thúc đẩy sự thay đổi là “tham gia vào nó một cách có nguyên tắc”, theo một quan chức cấp cao Hoa Kỳ không tiết lộ danh tính (do không có chức năng thảo luận công khai vấn đề trước khi nó được công bố).
Quan chức này cho biết đây là “một diễn đàn quan trọng cho những người đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế và bất công trên toàn thế giới” và sự hiện diện của Hoa Kỳ sẽ “đảm bảo nước này có thể phát huy hết tiềm năng đó”.
Mặc dù Hoa Kỳ sẽ chỉ có tư cách quan sát viên không bỏ phiếu trong Hội đồng đến cuối năm 2021, các quan chức cho biết chính quyền Biden dự định sẽ thay thế một trong ba ghế thành viên đầy đủ – hiện do Áo, Đan Mạch và Ý nắm giữ – từ “nhóm Tây Âu và các quốc gia khác” sẽ tranh cử vào cuối năm nay.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ đưa ra lựa chọn cuối cùng trong một cuộc bỏ phiếu thường diễn ra vào tháng 10 hàng năm để lấp đầy các vị trí trống trong nhiệm kỳ 3 năm tại Hội đồng gồm 47 thành viên này.
Trong nhiệm kỳ của mình, ông Trump đã rút Mỹ ra khỏi hàng loạt các tổ chức và thỏa thuận quốc tế như Hiệp định Khí hậu Paris, thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức giáo dục và văn hóa LHQ – UNESCO, và một số hiệp ước kiểm soát vũ khí. Ông Trump cũng đe dọa rút khỏi Liên minh Bưu chính Quốc tế và thường xuyên ám chỉ rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Kể từ khi nhậm chức vào tháng trước, ông Joe Biden đã đưa Mỹ tái gia nhập Hiệp định khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đồng thời báo hiệu sự quan tâm trở lại với thỏa thuận Iran cũng như Tổ chức UNESCO.
Xuân Lan (theo AP)
Theo các quan chức Mỹ, chính quyền Biden sẽ thông báo trong tuần này về việc tái gia nhập lại Hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) – tổ chức mà cựu TT Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi gần 3 năm trước. Quyết định này tiếp tục là một bước đảo ngược các chính sách thời TT Trump của ông Biden.
https://media.gettyimages.com/photos/special-rapporteur-on-the-situation-of-human-rights-in-north-korea-picture-id1206167258?s=2048x2048
Các quan chức cho biết Ngoại trưởng Antony Blinken và một nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ tại Geneva sẽ thông báo vào đầu tuần này rằng Washington sẽ trở lại Hội đồng Nhân Quyền LHQ với tư cách là quan sát viên và chờ tới phiên bỏ phiếu để trở thành thành viên đầy đủ. Quyết định này được cho là sẽ nhận được nhiều chỉ trích từ các nhà lập pháp bảo thủ và nhiều người trong cộng đồng ủng hộ Israel.
Ông Trump đã rút khỏi cơ quan nhân quyền chính của thế giới vào năm 2018 khi cáo buộc cơ quan này đã đối xử không công bằng với Israel, đồng thời có nhiều thành viên trong Hội đồng là các nước độc tài. Ngoài ra, Hội đồng Nhân quyền đã không đáp ứng được đầy đủ các cải cách do Đại sứ Mỹ tại LHQ lúc bấy giờ là bà Nikki Haley yêu cầu.
Các nước độc tài và bị cáo buộc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong Hội đồng Nhân quyền bao gồm Trung Quốc, Cuba, Eritrea, Nga và Venezuela.
Tuy vậy, Chính quyền Biden cho rằng việc cải cách Hội đồng là cần thiết, và cách tốt nhất để thúc đẩy sự thay đổi là “tham gia vào nó một cách có nguyên tắc”, theo một quan chức cấp cao Hoa Kỳ không tiết lộ danh tính (do không có chức năng thảo luận công khai vấn đề trước khi nó được công bố).
Quan chức này cho biết đây là “một diễn đàn quan trọng cho những người đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế và bất công trên toàn thế giới” và sự hiện diện của Hoa Kỳ sẽ “đảm bảo nước này có thể phát huy hết tiềm năng đó”.
Mặc dù Hoa Kỳ sẽ chỉ có tư cách quan sát viên không bỏ phiếu trong Hội đồng đến cuối năm 2021, các quan chức cho biết chính quyền Biden dự định sẽ thay thế một trong ba ghế thành viên đầy đủ – hiện do Áo, Đan Mạch và Ý nắm giữ – từ “nhóm Tây Âu và các quốc gia khác” sẽ tranh cử vào cuối năm nay.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ đưa ra lựa chọn cuối cùng trong một cuộc bỏ phiếu thường diễn ra vào tháng 10 hàng năm để lấp đầy các vị trí trống trong nhiệm kỳ 3 năm tại Hội đồng gồm 47 thành viên này.
Trong nhiệm kỳ của mình, ông Trump đã rút Mỹ ra khỏi hàng loạt các tổ chức và thỏa thuận quốc tế như Hiệp định Khí hậu Paris, thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức giáo dục và văn hóa LHQ – UNESCO, và một số hiệp ước kiểm soát vũ khí. Ông Trump cũng đe dọa rút khỏi Liên minh Bưu chính Quốc tế và thường xuyên ám chỉ rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Kể từ khi nhậm chức vào tháng trước, ông Joe Biden đã đưa Mỹ tái gia nhập Hiệp định khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đồng thời báo hiệu sự quan tâm trở lại với thỏa thuận Iran cũng như Tổ chức UNESCO.
Xuân Lan (theo AP)