duyanh
02-07-2021, 01:26 PM
Phó hiệu trưởng trường đại học Úc thề 'Không bao giờ dính dáng’ với Viện Khổng Tử nữa
https://img.ntdvn.com/2021/02/ntdvn_khong-tu.jpg
Tượng Khổng Tử, tòa nhà Viện Khổng Tử trong khuôn viên Đại học Troy, Troy, Alabama vào ngày 16/3/2018 (Kreeder13 / CC BY-SA 4.0 thông qua Wikimedia Commons)
Khi ông đảm nhận chức vụ phó hiệu trưởng trường Đại học Adelaide, Giáo sư Peter Høj, cựu phó hiệu trưởng của Đại học Queensland (UQ), đã nói rằng, quyết định cho phép Trung Quốc tài trợ các khóa học tại Viện Khổng Tử ở UQ là một "điều ngu xuẩn" mà lẽ ra không bao giờ được cho phép.
“Khi bạn điều hành một trường đại học, có rất nhiều điều xảy ra trong một tổ chức với 6.000 người, hầu hết trong số họ là những nhà tư tưởng độc lập. Ngay sau khi chúng tôi biết về bản chất của nó [Viện Khổng Tử], chúng tôi đã thề: không bao giờ được phép xảy ra nữa”, ông Høj nói với tờ The Australian.
Ông nói thêm: "Đó là một điều ngu xuẩn khi hợp tác với họ".
Ông cũng phủ nhận rằng Viện Khổng Tử có liên quan đến việc xây dựng chương trình các khóa học tại UQ.
Nhận xét của ông Høj được đưa ra sau hơn một năm phải đối mặt với nhiều chỉ trích vì mối quan hệ của ông và UQ với chính quyền Trung Quốc, khi trường đại học UQ cố gắng trục xuất một sinh viên là Drew Pavlou vì đã dẫn đầu một cuộc biểu tình ôn hòa ủng hộ tự do ở Hồng Kông.
Pavlou đã bị tấn công tại cuộc diễu hành của những người ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau khi Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Brisbane là Xu Jie, cũng là người đang tham gia trợ giảng tại UQ, coi cuộc biểu tình là một hoạt động ly khai chống Trung Quốc.
Vụ việc làm dấy lên cuộc điều tra hiện tại về các nguy cơ đối với nền an ninh quốc gia ảnh hưởng đến khu vực các trường đại học Úc. Nghị sĩ liên bang Bob Katter, người không thể thiếu trong việc khởi động cuộc điều tra, nói với The Epoch Times vào tháng 8 năm ngoái rằng một cuộc điều tra là cần thiết vì các chế độ độc tài cộng sản nước ngoài đang ảnh hưởng đến các trường đại học Úc và sự lãnh đạo của họ.
Cũng có những lời kêu gọi UQ cần từ bỏ nguồn tài trợ liên bang của mình.
Thượng nghị sĩ Malcolm Roberts của bang Queensland nói rằng UQ cần “ghi nhớ nguồn tài trợ của họ phần lớn đến từ đâu” và phải “đảm bảo với người đóng thuế Úc rằng họ là một trường đại học của Úc” chứ không phải là “một đặc vụ ở nước ngoài của ĐCSTQ”.
Ông Høj khẳng định rằng trong khi các trường đại học Úc trước đây hợp tác với Trung Quốc để đảm bảo sự tồn tại tài chính của họ, thì giờ đây họ sẽ phải thay đổi cách giao dịch với Trung Quốc vì thế giới đã thay đổi rất nhanh.
“Về mặt địa chính trị, thế giới đã thay đổi. Mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc được nhìn nhận qua một lăng kính khác là nếu chúng tôi muốn tham gia, chúng tôi không được thỏa hiệp các giá trị của mình”, ông nói.
Sự gần gũi của ông Høj với Trung Quốc vẫn là một điểm đáng quan ngại đối với một số học giả ngay cả sau những nhận xét cẩn trọng này của ông.
Ông Geoff Wade, một học giả tại Đại học Quốc gia Úc và một người thuộc phe phản đối Trung Quốc, đã viết trên Twitter rằng ông Høj có quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh, nhấn mạnh rằng ông đã nhận được “một giải thưởng danh giá” vì những đóng góp cho Mạng lưới Viện Khổng Tử toàn cầu.
ĐCSTQ phá hoại tự do học thuật
Trong một bản đệ trình gần đây cho cuộc điều tra của quốc hội về những rủi ro an ninh quốc gia ảnh hưởng đến lĩnh vực giáo dục đại học và nghiên cứu, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) lưu ý rằng các trường cao đẳng và đại học trên khắp thế giới có quan hệ với ĐCSTQ hoặc với số lượng lớn sinh viên từ Trung Quốc đã trải nghiệm các mối đe dọa đối với nền tự do học thuật một cách có hệ thống.
“Tổ chức HRW nhận thấy nhiều mối đe dọa đối với nền tự do học thuật do áp lực của chính phủ Trung Quốc. Các nhà chức trách Trung Quốc từ lâu đã theo dõi và tiến hành giám sát các sinh viên, học giả từ Trung Quốc và những người nước ngoài đang theo học chuyên ngành Trung Quốc tại các khu học đường trên khắp thế giới”, bản đệ trình cho biết.
Hơn nữa, bản đệ trình cho biết nhiều học giả bày tỏ với Tổ chức nhân quyền về sự không thoải mái của họ trước sự hiện diện của các Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường.
“Họ cho biết sự hiện diện của các cơ sở như vậy về cơ bản đã làm tổn hại đến cam kết của trường đại học đối với tự do học thuật, đặc biệt là khi các Viện Khổng Tử được mời đến cơ sở của họ mà không có sự tham vấn rộng rãi của giảng viên.
“Vào năm 2019, Đại học Victoria ở Melbourne đã hủy chiếu một bộ phim tài liệu phê bình các Viện Khổng Tử sau khi Viện Khổng Tử của trường đại học này khiếu nại”, bản đệ trình cho biết.
HRW cũng lưu ý rằng một số trường đại học đã có động thái bảo vệ tự do học thuật trong trường của họ xung quanh các vấn đề lâu dài về lệnh cấm thị thực đối với sự hợp tác nghiên cứu với Trung Quốc, sự giám sát của Trung Quốc, gián điệp và kiểm duyệt các hoạt động học thuật.
Nguyên Hương
Theo The Epoch Times
https://img.ntdvn.com/2021/02/ntdvn_khong-tu.jpg
Tượng Khổng Tử, tòa nhà Viện Khổng Tử trong khuôn viên Đại học Troy, Troy, Alabama vào ngày 16/3/2018 (Kreeder13 / CC BY-SA 4.0 thông qua Wikimedia Commons)
Khi ông đảm nhận chức vụ phó hiệu trưởng trường Đại học Adelaide, Giáo sư Peter Høj, cựu phó hiệu trưởng của Đại học Queensland (UQ), đã nói rằng, quyết định cho phép Trung Quốc tài trợ các khóa học tại Viện Khổng Tử ở UQ là một "điều ngu xuẩn" mà lẽ ra không bao giờ được cho phép.
“Khi bạn điều hành một trường đại học, có rất nhiều điều xảy ra trong một tổ chức với 6.000 người, hầu hết trong số họ là những nhà tư tưởng độc lập. Ngay sau khi chúng tôi biết về bản chất của nó [Viện Khổng Tử], chúng tôi đã thề: không bao giờ được phép xảy ra nữa”, ông Høj nói với tờ The Australian.
Ông nói thêm: "Đó là một điều ngu xuẩn khi hợp tác với họ".
Ông cũng phủ nhận rằng Viện Khổng Tử có liên quan đến việc xây dựng chương trình các khóa học tại UQ.
Nhận xét của ông Høj được đưa ra sau hơn một năm phải đối mặt với nhiều chỉ trích vì mối quan hệ của ông và UQ với chính quyền Trung Quốc, khi trường đại học UQ cố gắng trục xuất một sinh viên là Drew Pavlou vì đã dẫn đầu một cuộc biểu tình ôn hòa ủng hộ tự do ở Hồng Kông.
Pavlou đã bị tấn công tại cuộc diễu hành của những người ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau khi Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Brisbane là Xu Jie, cũng là người đang tham gia trợ giảng tại UQ, coi cuộc biểu tình là một hoạt động ly khai chống Trung Quốc.
Vụ việc làm dấy lên cuộc điều tra hiện tại về các nguy cơ đối với nền an ninh quốc gia ảnh hưởng đến khu vực các trường đại học Úc. Nghị sĩ liên bang Bob Katter, người không thể thiếu trong việc khởi động cuộc điều tra, nói với The Epoch Times vào tháng 8 năm ngoái rằng một cuộc điều tra là cần thiết vì các chế độ độc tài cộng sản nước ngoài đang ảnh hưởng đến các trường đại học Úc và sự lãnh đạo của họ.
Cũng có những lời kêu gọi UQ cần từ bỏ nguồn tài trợ liên bang của mình.
Thượng nghị sĩ Malcolm Roberts của bang Queensland nói rằng UQ cần “ghi nhớ nguồn tài trợ của họ phần lớn đến từ đâu” và phải “đảm bảo với người đóng thuế Úc rằng họ là một trường đại học của Úc” chứ không phải là “một đặc vụ ở nước ngoài của ĐCSTQ”.
Ông Høj khẳng định rằng trong khi các trường đại học Úc trước đây hợp tác với Trung Quốc để đảm bảo sự tồn tại tài chính của họ, thì giờ đây họ sẽ phải thay đổi cách giao dịch với Trung Quốc vì thế giới đã thay đổi rất nhanh.
“Về mặt địa chính trị, thế giới đã thay đổi. Mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc được nhìn nhận qua một lăng kính khác là nếu chúng tôi muốn tham gia, chúng tôi không được thỏa hiệp các giá trị của mình”, ông nói.
Sự gần gũi của ông Høj với Trung Quốc vẫn là một điểm đáng quan ngại đối với một số học giả ngay cả sau những nhận xét cẩn trọng này của ông.
Ông Geoff Wade, một học giả tại Đại học Quốc gia Úc và một người thuộc phe phản đối Trung Quốc, đã viết trên Twitter rằng ông Høj có quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh, nhấn mạnh rằng ông đã nhận được “một giải thưởng danh giá” vì những đóng góp cho Mạng lưới Viện Khổng Tử toàn cầu.
ĐCSTQ phá hoại tự do học thuật
Trong một bản đệ trình gần đây cho cuộc điều tra của quốc hội về những rủi ro an ninh quốc gia ảnh hưởng đến lĩnh vực giáo dục đại học và nghiên cứu, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) lưu ý rằng các trường cao đẳng và đại học trên khắp thế giới có quan hệ với ĐCSTQ hoặc với số lượng lớn sinh viên từ Trung Quốc đã trải nghiệm các mối đe dọa đối với nền tự do học thuật một cách có hệ thống.
“Tổ chức HRW nhận thấy nhiều mối đe dọa đối với nền tự do học thuật do áp lực của chính phủ Trung Quốc. Các nhà chức trách Trung Quốc từ lâu đã theo dõi và tiến hành giám sát các sinh viên, học giả từ Trung Quốc và những người nước ngoài đang theo học chuyên ngành Trung Quốc tại các khu học đường trên khắp thế giới”, bản đệ trình cho biết.
Hơn nữa, bản đệ trình cho biết nhiều học giả bày tỏ với Tổ chức nhân quyền về sự không thoải mái của họ trước sự hiện diện của các Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường.
“Họ cho biết sự hiện diện của các cơ sở như vậy về cơ bản đã làm tổn hại đến cam kết của trường đại học đối với tự do học thuật, đặc biệt là khi các Viện Khổng Tử được mời đến cơ sở của họ mà không có sự tham vấn rộng rãi của giảng viên.
“Vào năm 2019, Đại học Victoria ở Melbourne đã hủy chiếu một bộ phim tài liệu phê bình các Viện Khổng Tử sau khi Viện Khổng Tử của trường đại học này khiếu nại”, bản đệ trình cho biết.
HRW cũng lưu ý rằng một số trường đại học đã có động thái bảo vệ tự do học thuật trong trường của họ xung quanh các vấn đề lâu dài về lệnh cấm thị thực đối với sự hợp tác nghiên cứu với Trung Quốc, sự giám sát của Trung Quốc, gián điệp và kiểm duyệt các hoạt động học thuật.
Nguyên Hương
Theo The Epoch Times