giahamdzui
02-05-2021, 10:31 PM
Giới chức Sơn La muốn xây lò hỏa thiêu cạnh trường đại học
Giới chức Sơn La có quyết định xây nghĩa trang, lò hỏa thiêu chỉ cách khu ký túc xá trường Đại học Tây Bắc 700m. Thậm chí, cột mốc quy hoạch nghĩa trang chỉ cách cột mốc quy hoạch Trường khoảng 5 bước chân người lớn.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/02/son-la-xay-lo-hoa-tang.jpg
Khu đất quy hoạch của ĐH Tây Bắc và đất quy hoạch nghĩa trang của thành phố Sơn La chỉ cách nhau 1 con ngõ nhỏ. (Ảnh: Nghiêm Huê/nguoiduatin.vn).
“Nếu vẫn xây, chúng tôi buộc phải chuyển trường đi nơi khác”
Dự án “Xây dựng lò hỏa táng và nghĩa trang nhân dân tỉnh Sơn La” tại khu vực Phiêng Khá, bản Buổn, phường Chiềng Cơi, TP. Sơn La được giới chức tỉnh phê duyệt ngày 5/12/2017.
Quy mô của nghĩa trang là 40 ha, trong đó phần “lõi” hơn 19 ha. Việc xây dựng nhà hỏa táng và một phần đất mai táng sẽ được thực hiện ngay trong giai đoạn 1 (năm 2020 – 2021). Tổng kinh phí đầu tư là 330 tỷ đồng.
Dù trong các quyết định liên quan, việc mô tả phần giáp ranh chỉ ghi giáp núi đá, giáp bãi rác, giáp đất sản xuất… nhưng trong thực tế, khu nghĩa trang tương lai nằm lọt giữa các khu dân cư và nhiều đơn vị trường học.
Vị trí xây dựng nằm giữa phường Quyết Tâm, phường Chiềng Cơi và xã Chiềng Ngần. Hơn nữa, ranh giới nghĩa trang còn bao bọc bởi hai đơn vị hành chính cấp phường và một cấp xã thuộc TP.Sơn La; gần trường học THCS, THPT Quyết Tâm, Quyết Thắng, Chiềng Cơi; cách khu dân cư tổ 2 chưa đầy 600m.
Trong đó, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Trường ĐH Tây Bắc do khu ký túc xá của Trường (nơi có 600 sinh viên Lào và hơn 1.000 sinh viên dân tộc của Sơn La đang ở) chỉ cách vị trí xây dựng khoảng 700m.
Thậm chí, cột mốc quy hoạch nghĩa trang chỉ cách cột mốc quy hoạch Trường ĐH Tây Bắc 5 bước chân người lớn.
Báo chí dẫn lời ông Đoàn Đức Lân – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Tây Bắc bức xúc cho rằng nếu xây dựng lò hỏa táng sẽ phá vỡ quy hoạch của nhà trường.
“Điều này sẽ không chỉ khiến tâm lý hoang mang, lo lắng cho cán bộ, giáo viên mà tất cả các sinh viên. Trong bối cảnh nguồn sinh viên đang ngày càng giảm, thì việc xây dựng nghĩa trang có lò hỏa táng rất có thể sẽ gây ảnh hưởng tới việc tuyển sinh của trường”, ông Lân nói và cho biết 100% cán bộ, giảng viên, đại diện Hội Sinh viên của trường đều không đồng ý việc xây dựng nghĩa trang cạnh trường.
“Nếu tỉnh Sơn La vẫn tìm mọi cách làm nghĩa trang cạnh trường thì chúng tôi buộc phải chuyển trường đi nơi khác”, ông Lân khẳng định.
Đại đa số người dân đang rất đồng thuận?
Theo giới chức Sơn La, hiện Nghĩa trang nhân dân của thành phố tại bản Bó Ẩn, phường Quyết Tâm đã sắp hết quỹ đất; nhu cầu hỏa táng tăng cao; các trường hợp hỏa táng đều phải đưa về các tỉnh làm mất nhiều thời gian, hao tổn sức khỏe và tài chính của người dân, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất an toàn giao thông… nên việc xây Nghĩa trang nhân dân tại khu vực Phiêng Khá là “văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường, phù hợp với văn hóa tín ngưỡng…”. Hơn nữa, công nghệ hỏa táng tại lò hỏa táng ở Nghĩa trang sẽ là công nghệ tiên tiến của Thụy Điển, quá trình hoạt động không có khói, mùi khét nên không gây ảnh hưởng.
Đáng chú ý, giới chức thành phố còn khẳng định: “đại đa số người dân đang rất đồng thuận với chủ trương của tỉnh Sơn La quy hoạch xây dựng Nghĩa trang nhân dân thành phố Sơn La tại khu vực Phiêng Khá”.
Thế nhưng, tờ Thanh Niên lại cho biết trong quá trình triển khai, “chính quyền tỉnh và nhà đầu tư thực hiện một cách âm thầm, không lấy ý kiến người dân”; “hàng trăm gia đình phản đối từ nhiều năm nay nhưng UBND tỉnh Sơn La vẫn quyết định phê duyệt đồ án”; “mặc dù người dân và Trường ĐH Tây Bắc gửi hàng loạt đơn lên các cơ quan có thẩm quyền nhưng TP. Sơn La và đơn vị trúng thầu (Công ty Phúc Lạc Viên) đã nhanh chóng tiến hành các bước thực hiện dự án như đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất, nộp tiền sử dụng – thuê đất… Đến hết năm 2019, mặt bằng công trình về cơ bản đã hoàn tất”.
“Liệu có hay không dấu hiệu thông thầu, lợi ích nhóm giữa doanh nghiệp và chính quyền Sơn La trong việc xây dựng nghĩa trang nhân dân?”, tờ Người đưa tin đặt nghi vấn.
Quý Bình
Giới chức Sơn La có quyết định xây nghĩa trang, lò hỏa thiêu chỉ cách khu ký túc xá trường Đại học Tây Bắc 700m. Thậm chí, cột mốc quy hoạch nghĩa trang chỉ cách cột mốc quy hoạch Trường khoảng 5 bước chân người lớn.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/02/son-la-xay-lo-hoa-tang.jpg
Khu đất quy hoạch của ĐH Tây Bắc và đất quy hoạch nghĩa trang của thành phố Sơn La chỉ cách nhau 1 con ngõ nhỏ. (Ảnh: Nghiêm Huê/nguoiduatin.vn).
“Nếu vẫn xây, chúng tôi buộc phải chuyển trường đi nơi khác”
Dự án “Xây dựng lò hỏa táng và nghĩa trang nhân dân tỉnh Sơn La” tại khu vực Phiêng Khá, bản Buổn, phường Chiềng Cơi, TP. Sơn La được giới chức tỉnh phê duyệt ngày 5/12/2017.
Quy mô của nghĩa trang là 40 ha, trong đó phần “lõi” hơn 19 ha. Việc xây dựng nhà hỏa táng và một phần đất mai táng sẽ được thực hiện ngay trong giai đoạn 1 (năm 2020 – 2021). Tổng kinh phí đầu tư là 330 tỷ đồng.
Dù trong các quyết định liên quan, việc mô tả phần giáp ranh chỉ ghi giáp núi đá, giáp bãi rác, giáp đất sản xuất… nhưng trong thực tế, khu nghĩa trang tương lai nằm lọt giữa các khu dân cư và nhiều đơn vị trường học.
Vị trí xây dựng nằm giữa phường Quyết Tâm, phường Chiềng Cơi và xã Chiềng Ngần. Hơn nữa, ranh giới nghĩa trang còn bao bọc bởi hai đơn vị hành chính cấp phường và một cấp xã thuộc TP.Sơn La; gần trường học THCS, THPT Quyết Tâm, Quyết Thắng, Chiềng Cơi; cách khu dân cư tổ 2 chưa đầy 600m.
Trong đó, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Trường ĐH Tây Bắc do khu ký túc xá của Trường (nơi có 600 sinh viên Lào và hơn 1.000 sinh viên dân tộc của Sơn La đang ở) chỉ cách vị trí xây dựng khoảng 700m.
Thậm chí, cột mốc quy hoạch nghĩa trang chỉ cách cột mốc quy hoạch Trường ĐH Tây Bắc 5 bước chân người lớn.
Báo chí dẫn lời ông Đoàn Đức Lân – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Tây Bắc bức xúc cho rằng nếu xây dựng lò hỏa táng sẽ phá vỡ quy hoạch của nhà trường.
“Điều này sẽ không chỉ khiến tâm lý hoang mang, lo lắng cho cán bộ, giáo viên mà tất cả các sinh viên. Trong bối cảnh nguồn sinh viên đang ngày càng giảm, thì việc xây dựng nghĩa trang có lò hỏa táng rất có thể sẽ gây ảnh hưởng tới việc tuyển sinh của trường”, ông Lân nói và cho biết 100% cán bộ, giảng viên, đại diện Hội Sinh viên của trường đều không đồng ý việc xây dựng nghĩa trang cạnh trường.
“Nếu tỉnh Sơn La vẫn tìm mọi cách làm nghĩa trang cạnh trường thì chúng tôi buộc phải chuyển trường đi nơi khác”, ông Lân khẳng định.
Đại đa số người dân đang rất đồng thuận?
Theo giới chức Sơn La, hiện Nghĩa trang nhân dân của thành phố tại bản Bó Ẩn, phường Quyết Tâm đã sắp hết quỹ đất; nhu cầu hỏa táng tăng cao; các trường hợp hỏa táng đều phải đưa về các tỉnh làm mất nhiều thời gian, hao tổn sức khỏe và tài chính của người dân, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất an toàn giao thông… nên việc xây Nghĩa trang nhân dân tại khu vực Phiêng Khá là “văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường, phù hợp với văn hóa tín ngưỡng…”. Hơn nữa, công nghệ hỏa táng tại lò hỏa táng ở Nghĩa trang sẽ là công nghệ tiên tiến của Thụy Điển, quá trình hoạt động không có khói, mùi khét nên không gây ảnh hưởng.
Đáng chú ý, giới chức thành phố còn khẳng định: “đại đa số người dân đang rất đồng thuận với chủ trương của tỉnh Sơn La quy hoạch xây dựng Nghĩa trang nhân dân thành phố Sơn La tại khu vực Phiêng Khá”.
Thế nhưng, tờ Thanh Niên lại cho biết trong quá trình triển khai, “chính quyền tỉnh và nhà đầu tư thực hiện một cách âm thầm, không lấy ý kiến người dân”; “hàng trăm gia đình phản đối từ nhiều năm nay nhưng UBND tỉnh Sơn La vẫn quyết định phê duyệt đồ án”; “mặc dù người dân và Trường ĐH Tây Bắc gửi hàng loạt đơn lên các cơ quan có thẩm quyền nhưng TP. Sơn La và đơn vị trúng thầu (Công ty Phúc Lạc Viên) đã nhanh chóng tiến hành các bước thực hiện dự án như đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất, nộp tiền sử dụng – thuê đất… Đến hết năm 2019, mặt bằng công trình về cơ bản đã hoàn tất”.
“Liệu có hay không dấu hiệu thông thầu, lợi ích nhóm giữa doanh nghiệp và chính quyền Sơn La trong việc xây dựng nghĩa trang nhân dân?”, tờ Người đưa tin đặt nghi vấn.
Quý Bình