giahamdzui
01-16-2021, 07:59 PM
Trung Quốc chặn nước sông Mê Kông, Việt Nam đối phó thụ động
Lo hạn mặn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ đến sớm sau khi Trung Quốc ra lệnh “giảm xả giữa mùa khô,” thủ tướng CSVN đã yêu cầu “theo dõi chặt chẽ, dự báo kịp thời” diễn biến dòng chảy sông Mê Kông trong thế thụ động.
Theo báo Tuổi Trẻ ngày 16 Tháng Giêng, Văn Phòng Chính Phủ CSVN đã ra văn bản truyền đạt chỉ đạo của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng CSVN, gửi Bộ Nông Nghiệp cùng Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc “yêu cầu theo dõi diễn biến dòng chảy sông Mê Kông và xâm nhập mặn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/01/vn-song-me-kong-mt-1.jpg
Việc giảm xả nước của đập Cảnh Hồng (Trung Quốc) sẽ ảnh hưởng đến tình hình hạn mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam. (Hình: Tiền Phong)
Nguyên nhân theo văn bản nêu: “Do bảo dưỡng đường dây truyền tải điện, Bắc Kinh (Trung Quốc) thông báo giảm xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng – một trong số sáu đập thủy điện mà Trung Quốc đang vận hành trên đoạn sông Mê Kông chảy qua đất Trung Quốc mà nước này gọi là Lan Thương, xuống hạ lưu còn 1,000 khối/ giây trong thời gian từ ngày 5 đến 24 Tháng Giêng. Trong khi đó, theo số liệu của Ủy Hội Sông Mê Kông Quốc Tế (MRC), lưu lượng xả trung bình nhiều năm từ đập Cảnh Hồng trong thời gian này khoảng 1,650 khối/ giây.”
Với sự việc trên, ông Phúc giao Bộ Nông Nghiệp và Bộ Tài Nguyên “theo dõi chặt chẽ, dự báo kịp thời diễn biến dòng chảy sông Mê Kông và xâm nhập mặn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, chủ động chỉ đạo, điều hành sản xuất phù hợp, hạn chế thiệt hại.”
Trước đó hôm 6 Tháng Giêng, Trung Quốc thông báo với các quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong rằng họ đang chặn dòng chảy của con sông tại một đập thủy điện Cảnh Hồng trong vòng 20 ngày, theo quy định của thỏa thuận chia sẻ tin tức của MRC và chính phủ Thái Lan.
MRC là cơ quan tư vấn cho các chính phủ Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam vốn từ lâu nay vẫn đòi phải có được các tin tức cần thiết hầu có kế hoạch đối phó với sự thay đổi của mực nước sông Mê Kông. Hiện có hơn 60 triệu người ở các quốc gia này trực tiếp trông nhờ vào con sông để đánh cá hay trồng trọt.
Theo hãng thông tấn Reuters, việc này được loan báo một ngày sau khi hệ thống theo dõi tình hình sông Mê Kông được Mỹ trợ giúp, cho biết phía Trung Quốc “đã không thông báo cho các quốc gia hạ nguồn về việc chặn nước, vốn đã khởi sự từ ngày 31 Tháng Mười Hai, 2020.”
Theo MRC thì phía Trung Quốc hứa hẹn sẽ dần dần tái lập lượng nước xả ra từ ngày 25 Tháng Giêng, nhưng không cho biết rõ chi tiết và khối lượng nước.
Cơ quan Mekong Dam Monitor – Dự án giám sát đập sông Mê Kông do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hợp tác cùng Viện Nghiên Cứu Stimson và công ty Tư Vấn Eyes On Earth thực hiện, sử dụng dữ liệu từ các vệ tinh có khả năng chụp hình xuyên tầng mây, để theo dõi mực nước của các đập ở Trung Quốc và các nước khác, thông qua trang Facebook cho biết Trung Quốc không hề thông báo cho các quốc gia láng giềng khi bắt đầu chặn dòng chảy sông Mê Kông tại đập Cảnh Hồng hôm 31 Tháng Mười Hai, khiến bất ngờ có việc mực nước sông giảm 1 mét.
Tin cho biết, hồi Tháng Mười Hai, 2019, khi xâm nhập mặn xuất hiện ở mức “cao đột biến” do trong đợt triều cường ảnh hưởng từ cơn bão số 7, khiến ranh mặn 4g/lít ở các cửa sông Cửu Long cao nhất đến 57 cây số (sông Hàm Luông), cao hơn cùng kỳ năm 2015 là 17 cây số đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi tại miền Tây. Để hạn chế, Việt Nam đã gởi công hàm cho Bắc Kinh xin cho xả nước sông Mê Kông để giảm thiểu thiệt hại.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/01/vn-song-me-kong-mt-2.jpg
Đập Cảnh Hồng chỉ là một trong số ít nhất 11 đập thủy điện Trung Quốc xây dựng trên khu vực thượng nguồn sông Mê Kông. (Hình: JAPAN TIMES)
Nhiều chuyên gia Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc xả nước từ đập Cảnh Hồng là điều đáng quý, nhưng thật bất tiện nếu cứ xảy ra hạn hán rồi mới gửi công hàm đề nghị xả nước như những năm qua mà không có một cơ chế phối hợp chủ động hơn, sự hợp tác trách nhiệm hơn giữa các quốc gia.
Một số ý kiến thì cho rằng cần có một quy trình vận hành liên hồ, đập để phối hợp hiệu quả, tính đến lợi ích của hạ du và yếu tố biến đổi khí hậu. (Tr.N)
Lo hạn mặn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ đến sớm sau khi Trung Quốc ra lệnh “giảm xả giữa mùa khô,” thủ tướng CSVN đã yêu cầu “theo dõi chặt chẽ, dự báo kịp thời” diễn biến dòng chảy sông Mê Kông trong thế thụ động.
Theo báo Tuổi Trẻ ngày 16 Tháng Giêng, Văn Phòng Chính Phủ CSVN đã ra văn bản truyền đạt chỉ đạo của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng CSVN, gửi Bộ Nông Nghiệp cùng Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc “yêu cầu theo dõi diễn biến dòng chảy sông Mê Kông và xâm nhập mặn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/01/vn-song-me-kong-mt-1.jpg
Việc giảm xả nước của đập Cảnh Hồng (Trung Quốc) sẽ ảnh hưởng đến tình hình hạn mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam. (Hình: Tiền Phong)
Nguyên nhân theo văn bản nêu: “Do bảo dưỡng đường dây truyền tải điện, Bắc Kinh (Trung Quốc) thông báo giảm xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng – một trong số sáu đập thủy điện mà Trung Quốc đang vận hành trên đoạn sông Mê Kông chảy qua đất Trung Quốc mà nước này gọi là Lan Thương, xuống hạ lưu còn 1,000 khối/ giây trong thời gian từ ngày 5 đến 24 Tháng Giêng. Trong khi đó, theo số liệu của Ủy Hội Sông Mê Kông Quốc Tế (MRC), lưu lượng xả trung bình nhiều năm từ đập Cảnh Hồng trong thời gian này khoảng 1,650 khối/ giây.”
Với sự việc trên, ông Phúc giao Bộ Nông Nghiệp và Bộ Tài Nguyên “theo dõi chặt chẽ, dự báo kịp thời diễn biến dòng chảy sông Mê Kông và xâm nhập mặn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, chủ động chỉ đạo, điều hành sản xuất phù hợp, hạn chế thiệt hại.”
Trước đó hôm 6 Tháng Giêng, Trung Quốc thông báo với các quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong rằng họ đang chặn dòng chảy của con sông tại một đập thủy điện Cảnh Hồng trong vòng 20 ngày, theo quy định của thỏa thuận chia sẻ tin tức của MRC và chính phủ Thái Lan.
MRC là cơ quan tư vấn cho các chính phủ Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam vốn từ lâu nay vẫn đòi phải có được các tin tức cần thiết hầu có kế hoạch đối phó với sự thay đổi của mực nước sông Mê Kông. Hiện có hơn 60 triệu người ở các quốc gia này trực tiếp trông nhờ vào con sông để đánh cá hay trồng trọt.
Theo hãng thông tấn Reuters, việc này được loan báo một ngày sau khi hệ thống theo dõi tình hình sông Mê Kông được Mỹ trợ giúp, cho biết phía Trung Quốc “đã không thông báo cho các quốc gia hạ nguồn về việc chặn nước, vốn đã khởi sự từ ngày 31 Tháng Mười Hai, 2020.”
Theo MRC thì phía Trung Quốc hứa hẹn sẽ dần dần tái lập lượng nước xả ra từ ngày 25 Tháng Giêng, nhưng không cho biết rõ chi tiết và khối lượng nước.
Cơ quan Mekong Dam Monitor – Dự án giám sát đập sông Mê Kông do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hợp tác cùng Viện Nghiên Cứu Stimson và công ty Tư Vấn Eyes On Earth thực hiện, sử dụng dữ liệu từ các vệ tinh có khả năng chụp hình xuyên tầng mây, để theo dõi mực nước của các đập ở Trung Quốc và các nước khác, thông qua trang Facebook cho biết Trung Quốc không hề thông báo cho các quốc gia láng giềng khi bắt đầu chặn dòng chảy sông Mê Kông tại đập Cảnh Hồng hôm 31 Tháng Mười Hai, khiến bất ngờ có việc mực nước sông giảm 1 mét.
Tin cho biết, hồi Tháng Mười Hai, 2019, khi xâm nhập mặn xuất hiện ở mức “cao đột biến” do trong đợt triều cường ảnh hưởng từ cơn bão số 7, khiến ranh mặn 4g/lít ở các cửa sông Cửu Long cao nhất đến 57 cây số (sông Hàm Luông), cao hơn cùng kỳ năm 2015 là 17 cây số đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi tại miền Tây. Để hạn chế, Việt Nam đã gởi công hàm cho Bắc Kinh xin cho xả nước sông Mê Kông để giảm thiểu thiệt hại.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/01/vn-song-me-kong-mt-2.jpg
Đập Cảnh Hồng chỉ là một trong số ít nhất 11 đập thủy điện Trung Quốc xây dựng trên khu vực thượng nguồn sông Mê Kông. (Hình: JAPAN TIMES)
Nhiều chuyên gia Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc xả nước từ đập Cảnh Hồng là điều đáng quý, nhưng thật bất tiện nếu cứ xảy ra hạn hán rồi mới gửi công hàm đề nghị xả nước như những năm qua mà không có một cơ chế phối hợp chủ động hơn, sự hợp tác trách nhiệm hơn giữa các quốc gia.
Một số ý kiến thì cho rằng cần có một quy trình vận hành liên hồ, đập để phối hợp hiệu quả, tính đến lợi ích của hạ du và yếu tố biến đổi khí hậu. (Tr.N)