giavui
01-16-2021, 12:50 AM
Tổng thống Trump được Ma-rốc tặng Huân chương cao quý nhất
Đại sứ Ma-rốc tại Mỹ, Công chúa Lalla Joumala tặng Huân chương cao quý cho TT Trump. (Ảnh từ moroccoworldnews.com)
Hãng tin Reuters dẫn nguồn từ một quan chức cấp cao của Tòa Bạch Ốc cho biết, Đại sứ Ma-rốc tại Mỹ Công chúa Lalla Joumala hôm 15/1 đã thay mặt Quốc vương Ma-rốc Mohammed VI tặng Tổng thống Donald Trump huân chương cao quý nhất trong một buổi lễ được tổ chức long trọng tài Phòng Bầu Dục.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/01/US-President-Donald-Trump-Receives-Highest-Award-From-Morocco-1-640x427-1.jpg
Theo Reuters, truyền thông đã không được phép chứng kiến buổi lễ nêu trên. Ông Trump đã hạn chế xuất hiện trước truyền thông sau cuộc bầu cử 3/11 vừa qua.
Cố vấn Tòa Bạch Ốc Jared Kushner và đặc phái viên của Mỹ tại Trung Đông Avi Berkowitz cũng đã được tặng những huân chương khác do nỗ lực làm việc thúc đẩy thỏa thuận hòa bình Ma-rốc và Israel.
Vào tháng 12/2020, Ma-rốc đã trở thành quốc gia Hồi giáo Ả Rập thứ tư trong năm 2020 chính thức tuyên bố công nhận nhà nước Do Thái Israel.
Tổng thống Trump khi đó viết trên Twitter: “Israel và Vương quốc Ma-rốc đã đồng ý về các mối quan hệ ngoại giao đầy đủ – một bước đột phá lớn lao cho hòa bình tại Trung Đông!”.
Trong thông báo hôm 10/12/2020, Ma-rốc cho biết sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel. Quyết định này cũng bao gồm các cam kết từ cả Rabat và Tel Aviv về việc sẽ tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có thương mại.
Hai nước cũng có kế hoạch mở lại các văn phòng liên lạc tại thủ đô mỗi nước, và sẽ mở các đường bay trực tiếp giữa hai quốc gia trong vài tháng tới.
Sau đó, vào ngày 22/12/2020, Ma-rốc, Israel và Mỹ cũng đã ký một Tuyên bố chung, chính thức hóa các mối quan hệ ngoại giao giữa Rabat và Tel Aviv.
Tổng thống Trump trong năm 2020 đã đạt được các bước tiến lịch sử trong việc hàn gắn mối quan hệ giữa Israel với các quốc gia Ả Rập.
Trước Ma-rốc, đã có UAE, Bahrain và Sudan chính thức bình thường hóa với nhà nước Do Thái Israel. Trước năm 2020, chỉ có Ai Cập và Jordan là hai quốc gia Hồi giáo Ả Rập có quan hệ ngoại giao với Israel.
Chính quyền Trump tự tin rằng sẽ còn nhiều quốc gia Ả Rập khác, trong đó có Ả Rập Saudi, sẽ sớm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao hòa bình với nhà nước Do Thái.
Xuân Thành
Đại sứ Ma-rốc tại Mỹ, Công chúa Lalla Joumala tặng Huân chương cao quý cho TT Trump. (Ảnh từ moroccoworldnews.com)
Hãng tin Reuters dẫn nguồn từ một quan chức cấp cao của Tòa Bạch Ốc cho biết, Đại sứ Ma-rốc tại Mỹ Công chúa Lalla Joumala hôm 15/1 đã thay mặt Quốc vương Ma-rốc Mohammed VI tặng Tổng thống Donald Trump huân chương cao quý nhất trong một buổi lễ được tổ chức long trọng tài Phòng Bầu Dục.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/01/US-President-Donald-Trump-Receives-Highest-Award-From-Morocco-1-640x427-1.jpg
Theo Reuters, truyền thông đã không được phép chứng kiến buổi lễ nêu trên. Ông Trump đã hạn chế xuất hiện trước truyền thông sau cuộc bầu cử 3/11 vừa qua.
Cố vấn Tòa Bạch Ốc Jared Kushner và đặc phái viên của Mỹ tại Trung Đông Avi Berkowitz cũng đã được tặng những huân chương khác do nỗ lực làm việc thúc đẩy thỏa thuận hòa bình Ma-rốc và Israel.
Vào tháng 12/2020, Ma-rốc đã trở thành quốc gia Hồi giáo Ả Rập thứ tư trong năm 2020 chính thức tuyên bố công nhận nhà nước Do Thái Israel.
Tổng thống Trump khi đó viết trên Twitter: “Israel và Vương quốc Ma-rốc đã đồng ý về các mối quan hệ ngoại giao đầy đủ – một bước đột phá lớn lao cho hòa bình tại Trung Đông!”.
Trong thông báo hôm 10/12/2020, Ma-rốc cho biết sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel. Quyết định này cũng bao gồm các cam kết từ cả Rabat và Tel Aviv về việc sẽ tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có thương mại.
Hai nước cũng có kế hoạch mở lại các văn phòng liên lạc tại thủ đô mỗi nước, và sẽ mở các đường bay trực tiếp giữa hai quốc gia trong vài tháng tới.
Sau đó, vào ngày 22/12/2020, Ma-rốc, Israel và Mỹ cũng đã ký một Tuyên bố chung, chính thức hóa các mối quan hệ ngoại giao giữa Rabat và Tel Aviv.
Tổng thống Trump trong năm 2020 đã đạt được các bước tiến lịch sử trong việc hàn gắn mối quan hệ giữa Israel với các quốc gia Ả Rập.
Trước Ma-rốc, đã có UAE, Bahrain và Sudan chính thức bình thường hóa với nhà nước Do Thái Israel. Trước năm 2020, chỉ có Ai Cập và Jordan là hai quốc gia Hồi giáo Ả Rập có quan hệ ngoại giao với Israel.
Chính quyền Trump tự tin rằng sẽ còn nhiều quốc gia Ả Rập khác, trong đó có Ả Rập Saudi, sẽ sớm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao hòa bình với nhà nước Do Thái.
Xuân Thành