giahamdzui
01-15-2021, 05:40 PM
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng “đắp chiếu”, mỗi tháng vứt không gần 50 tỷ
Dự án lại tiếp tục vướng mắc nên tạm ngưng thi công từ giữa tháng 11/2020, thiệt hại hơn 45 tỷ đồng ở tháng đầu tiên. Trong khi đó, vấn đề đảm bảo an toàn đường thủy bị đùn đẩy.
Công ty TNHH Trung Nam BT 1547, đơn vị thực hiện dự án, vừa có văn bản gửi UBND TPHCM về thiệt hại do tạm ngưng dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) trị giá gần 10.000 tỷ đồng.
Theo phụ lục hợp đồng BT số 4769/PL-UBND ký ngày 18/11/2019 giữa UBND TPHCM và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, thời gian thực hiện hợp đồng đã hết hạn vào ngày 26/6/2020 nhưng đến nay UBND TP vẫn chưa ký kết phụ lục hợp đồng gia hạn. Vì vậy, không có cơ sở pháp lý để tiếp tục triển khai dự án.
https://nhabaoviet.net/wp-content/uploads/2021/01/tru-pin-cong-ngan-trieu-1608743343951.jpg
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đắp chiếu, thiệt hại gần 50 tỷ - 1Dự án chống ngập trị giá gần 10.000 tỷ đồng tại TPHCM tạm ngưng thi công 2 tháng nay vì vướng mắc pháp lý và nguồn vốn. Trong ảnh: Cống ngăn triều Cây Khô
Theo đơn vị thực hiện dự án, UBND TP chỉ đạo không dừng dự án nhưng khi phụ lục hợp đồng BT chưa được ký kết thì không biết sẽ triển khai dự án bằng cơ sở pháp lý nào, rất lúng túng không biết xử lý tình trạng này.
Mỗi ngày trôi qua thiệt hại do việc chậm ký phụ lục hợp đồng BT và việc chậm bố trí vốn thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước là rất lớn, ước tính hơn 45 tỷ đồng trong 1 tháng (từ 15/11 đến 15/12/2020). Trong đó gồm chi phí nhân công, máy móc thiết bị chờ việc, thuê kho bãi bảo quản thiết bị chưa lắp đặt tại công trình, chi phí lãi vay…
“Việc kéo dài thời gian hoàn thành dự án và dự án không thể tiếp tục triển khai nhà đầu tư sẽ không chịu trách nhiệm vì lỗi này không xuất phát từ nhà đầu tư”, công văn nêu rõ.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đắp chiếu, thiệt hại gần 50 tỷ - 2Dự án tạm ngưng thi công và phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy khu vực phạm vi dự án là rất quan trọng
Vì vậy, để giải quyết khó khăn và vướng mắc của dự án, Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 kiến nghị UBND TP sớm đăng ký làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tháo gỡ, cho dự án tiếp tục thực hiện.
Liên quan đến dự án, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cấp vốn hơn 7.094 tỷ đồng, tương đương khoảng 80% giới hạn số tiền cho vay được phê duyệt, dư nợ đến hạn phải trả vào ngày 15/11/2020 là hơn 2.639 tỷ đồng. BIDV và nhà đầu tư đã gửi công văn cho UBND TP về việc bố trí thanh toán dư nợ đến hạn phải trả.
https://nhabaoviet.net/wp-content/uploads/2021/01/du-an-chong-ngap-gan-10000-ty-dong-1610614746277.jpg
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đắp chiếu, thiệt hại gần 50 tỷ - 3Dự án có tác dụng ngăn triều cường, ứng phó tác động của biến đổi khí hậu cho vùng điện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố
Theo nhà đầu tư dự án, bên cạnh tính pháp lý để triển khai thi công, việc dự án chưa được ký phụ lục hợp đồng BT gia hạn thời gian hoàn thành nên nguồn vốn của dự án (do Ngân hàng Nhà nước cấp vốn thông qua BIDV) sẽ không thể gia hạn thời gian giải ngân thêm.
Nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy
Để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy các công trình thuộc dự án, UBND TPHCM giao Trung tâm Quản lý đường thủy (thuộc Sở GTVT) khẩn trương phối hợp Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa tại các công trình đã được chấp thuận lắp đặt theo phương án bảo đảm an toàn giao thông. Đồng thời, đề xuất lắp đặt bổ sung biển báo phù hợp để đảm bảo an toàn hoạt động giao thông thủy.
Trước khi thi công trở lại, đối với các hạng mục công trình có ảnh hưởng đến giao thông thủy, Sở GTVT hướng dẫn doanh nghiệp dự án lập phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy phù hợp với điều kiện thi công thực tế của các công trình.
“Nhà đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với an toàn công trình và giao thông thủy trong phạm vi công trình thuộc dự án”, công văn UBND TP nêu rõ.
Về thông báo trên của UBND TP, lãnh đạo Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 phản hồi: Hiện dự án đã ngưng thi công từ 15/11 vì đã hết hạn hợp đồng BT, nên đơn vị đã có văn bản báo cáo UBND TP là không còn nguồn vốn để tiếp tục duy trì thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông thủy.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của TPHCM được khởi công từ tháng 6/2016. Dự án bao gồm 6 cống kiểm soát triều lớn với khẩu độ từ 40-160m là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định.
Ngoài ra, dự án chống ngập do triều còn có hạng mục đê bao ven sông Sài Gòn (từ Vàm Thuật đến Sông Kinh) dài 7,8km, bảo vệ các đoạn xung yếu, các cống nhỏ dưới đê với khẩu độ từ 1-10m.
Dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng dự kiến hoàn thành tháng 6/2019, tuy nhiên do vướng mắc, khó khăn liên quan mặt bằng, vật liệu, giải ngân nguồn vốn… nên có thời gian bị đình trệ. Sau thời gian thi công trở lại thì dự án lại tạm ngưng vì vấn đề pháp lý và nguồn vốn.
Quốc Anh
Dự án lại tiếp tục vướng mắc nên tạm ngưng thi công từ giữa tháng 11/2020, thiệt hại hơn 45 tỷ đồng ở tháng đầu tiên. Trong khi đó, vấn đề đảm bảo an toàn đường thủy bị đùn đẩy.
Công ty TNHH Trung Nam BT 1547, đơn vị thực hiện dự án, vừa có văn bản gửi UBND TPHCM về thiệt hại do tạm ngưng dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) trị giá gần 10.000 tỷ đồng.
Theo phụ lục hợp đồng BT số 4769/PL-UBND ký ngày 18/11/2019 giữa UBND TPHCM và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, thời gian thực hiện hợp đồng đã hết hạn vào ngày 26/6/2020 nhưng đến nay UBND TP vẫn chưa ký kết phụ lục hợp đồng gia hạn. Vì vậy, không có cơ sở pháp lý để tiếp tục triển khai dự án.
https://nhabaoviet.net/wp-content/uploads/2021/01/tru-pin-cong-ngan-trieu-1608743343951.jpg
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đắp chiếu, thiệt hại gần 50 tỷ - 1Dự án chống ngập trị giá gần 10.000 tỷ đồng tại TPHCM tạm ngưng thi công 2 tháng nay vì vướng mắc pháp lý và nguồn vốn. Trong ảnh: Cống ngăn triều Cây Khô
Theo đơn vị thực hiện dự án, UBND TP chỉ đạo không dừng dự án nhưng khi phụ lục hợp đồng BT chưa được ký kết thì không biết sẽ triển khai dự án bằng cơ sở pháp lý nào, rất lúng túng không biết xử lý tình trạng này.
Mỗi ngày trôi qua thiệt hại do việc chậm ký phụ lục hợp đồng BT và việc chậm bố trí vốn thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước là rất lớn, ước tính hơn 45 tỷ đồng trong 1 tháng (từ 15/11 đến 15/12/2020). Trong đó gồm chi phí nhân công, máy móc thiết bị chờ việc, thuê kho bãi bảo quản thiết bị chưa lắp đặt tại công trình, chi phí lãi vay…
“Việc kéo dài thời gian hoàn thành dự án và dự án không thể tiếp tục triển khai nhà đầu tư sẽ không chịu trách nhiệm vì lỗi này không xuất phát từ nhà đầu tư”, công văn nêu rõ.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đắp chiếu, thiệt hại gần 50 tỷ - 2Dự án tạm ngưng thi công và phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy khu vực phạm vi dự án là rất quan trọng
Vì vậy, để giải quyết khó khăn và vướng mắc của dự án, Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 kiến nghị UBND TP sớm đăng ký làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tháo gỡ, cho dự án tiếp tục thực hiện.
Liên quan đến dự án, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cấp vốn hơn 7.094 tỷ đồng, tương đương khoảng 80% giới hạn số tiền cho vay được phê duyệt, dư nợ đến hạn phải trả vào ngày 15/11/2020 là hơn 2.639 tỷ đồng. BIDV và nhà đầu tư đã gửi công văn cho UBND TP về việc bố trí thanh toán dư nợ đến hạn phải trả.
https://nhabaoviet.net/wp-content/uploads/2021/01/du-an-chong-ngap-gan-10000-ty-dong-1610614746277.jpg
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đắp chiếu, thiệt hại gần 50 tỷ - 3Dự án có tác dụng ngăn triều cường, ứng phó tác động của biến đổi khí hậu cho vùng điện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố
Theo nhà đầu tư dự án, bên cạnh tính pháp lý để triển khai thi công, việc dự án chưa được ký phụ lục hợp đồng BT gia hạn thời gian hoàn thành nên nguồn vốn của dự án (do Ngân hàng Nhà nước cấp vốn thông qua BIDV) sẽ không thể gia hạn thời gian giải ngân thêm.
Nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy
Để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy các công trình thuộc dự án, UBND TPHCM giao Trung tâm Quản lý đường thủy (thuộc Sở GTVT) khẩn trương phối hợp Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa tại các công trình đã được chấp thuận lắp đặt theo phương án bảo đảm an toàn giao thông. Đồng thời, đề xuất lắp đặt bổ sung biển báo phù hợp để đảm bảo an toàn hoạt động giao thông thủy.
Trước khi thi công trở lại, đối với các hạng mục công trình có ảnh hưởng đến giao thông thủy, Sở GTVT hướng dẫn doanh nghiệp dự án lập phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy phù hợp với điều kiện thi công thực tế của các công trình.
“Nhà đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với an toàn công trình và giao thông thủy trong phạm vi công trình thuộc dự án”, công văn UBND TP nêu rõ.
Về thông báo trên của UBND TP, lãnh đạo Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 phản hồi: Hiện dự án đã ngưng thi công từ 15/11 vì đã hết hạn hợp đồng BT, nên đơn vị đã có văn bản báo cáo UBND TP là không còn nguồn vốn để tiếp tục duy trì thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông thủy.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của TPHCM được khởi công từ tháng 6/2016. Dự án bao gồm 6 cống kiểm soát triều lớn với khẩu độ từ 40-160m là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định.
Ngoài ra, dự án chống ngập do triều còn có hạng mục đê bao ven sông Sài Gòn (từ Vàm Thuật đến Sông Kinh) dài 7,8km, bảo vệ các đoạn xung yếu, các cống nhỏ dưới đê với khẩu độ từ 1-10m.
Dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng dự kiến hoàn thành tháng 6/2019, tuy nhiên do vướng mắc, khó khăn liên quan mặt bằng, vật liệu, giải ngân nguồn vốn… nên có thời gian bị đình trệ. Sau thời gian thi công trở lại thì dự án lại tạm ngưng vì vấn đề pháp lý và nguồn vốn.
Quốc Anh