duyanh
01-12-2021, 01:10 PM
Chủ đầu tư Hầm Hải Vân 2 tận thu? Không đi vẫn phải đóng tiền chưa biết khi nào chấm dứt
Hầm Hải Vân 2 làm lễ Khánh thành tưng bừng hôm qua nhưng sau Khánh thành thì ai cũng chưng hửng vì khánh thành cho vui bởi chỉ vận hành 20 ngày (từ 1/2/2021 đến 21/2/2021 tức từ 20 tháng Chạp đến mùng 10 Tết) lại dừng.
Sự kỳ quặc này được chủ đầu tư dự án nói là do nguồn vốn 1.180 tỷ đồng ngân sách không giải ngân theo cam kết cho ổng.
https://nhabaoviet.net/wp-content/uploads/2021/01/9ac61396ddb02ecd68020a19a3c16cab.jpg
Việc này cụ thể thế nào, có liên quan gì đến việc vận hành dự án này hay không, giờ chỉ có giải mật hợp đồng BOT này ra thì mới biết. Tuy nhiên, số tiền này bị hụt là do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 439/2017, trong đó có quyết định thu hồi 1.180 tỷ đồng trên chứ không phải tự nhiên mà nhà nước không giải ngân.
Đó chưa phải là sự kỳ quặc duy nhất ở dự án này từ khi triển khai đến nay:
Từ 27/9/2019, khi mà hầm Hải Vân 2 còn thi công thì người dân đã phải đóng tiền trước cho dự án này tại trạm thu phí Bắc Hải Vân. Giờ hầm làm xong, xe không được đi vẫn phải đóng tiền. Và theo kiểu vận hành này thì chỉ 20 ngày vận hành từ 1/2 đến 21/2/2021 tới, phương tiện mới được đi qua hầm mà mình đã trả tiền. Còn lại thì không đi vẫn phải đóng tiền cho chủ đầu tư. Như vậy việc trái khoáy không đi hầm vẫn phải đóng tiền chưa biết khi nào chấm dứt.
Điều kỳ quặc tiếp theo là việc Chủ đầu tư dự án Hầm Hải Vân đề nghị cho thu phí tuyến La Sơn – Tuý Loan với lý lẽ là để lấy tiền bù cho 1.180 tỷ đồng chưa được giải ngân. Tuy nhiên, đây là dự án đầu tư bằng ngân sách và theo Luật quản lý tài sản công – thì không được phép thu phí nên không được chấp nhận. Lúc này người ta mới vỡ lẽ, thu phí La Sơn Tuý Loan không chỉ có chuyện tiền mà người dân còn xì xầm là Chủ đầu tư dự án này làm như vậy là để phương tiện không có quyền lựa chọn, tức là đi La Sơn Tuý Loan cũng mất tiền nên phương tiện sẽ chọn đi qua hầm, đây là chiêu giăng trạm thu phí khắp nơi – không cho lối thoát. Nói theo kiểu bác học là “tận thu”.
Mới đây, có thông tin còn nói, chủ đầu tư quyết tâm phải có trạm thu phí tuyến La Sơn Tuý Loan. Không cho thu phí theo Luật tài sản công thì sẽ theo hướng lập Trạm thu phí cao tốc do VEC quản lý để thu. Nếu cái này chính xác thì chiêu buộc phương tiện phải đi hầm không phải suy luận, mà đó chính là “tim đen” của Chủ đầu tư dự án này.
Làm dự án BOT, chủ đầu tư nào cũng có phương án tài chính hẳn hoi. Mục tiêu của nhà nước là để có hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, ứng xử kiểu này thì chả khác gì hầm Hải Vân 2 là con tin của doanh nghiệp. Một công trình giao thông có ý nghĩa quốc gia, giờ như tài sản của tư nhân, thích thì đóng thích thì mở.
Đào Tuấn
Hầm Hải Vân 2 làm lễ Khánh thành tưng bừng hôm qua nhưng sau Khánh thành thì ai cũng chưng hửng vì khánh thành cho vui bởi chỉ vận hành 20 ngày (từ 1/2/2021 đến 21/2/2021 tức từ 20 tháng Chạp đến mùng 10 Tết) lại dừng.
Sự kỳ quặc này được chủ đầu tư dự án nói là do nguồn vốn 1.180 tỷ đồng ngân sách không giải ngân theo cam kết cho ổng.
https://nhabaoviet.net/wp-content/uploads/2021/01/9ac61396ddb02ecd68020a19a3c16cab.jpg
Việc này cụ thể thế nào, có liên quan gì đến việc vận hành dự án này hay không, giờ chỉ có giải mật hợp đồng BOT này ra thì mới biết. Tuy nhiên, số tiền này bị hụt là do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 439/2017, trong đó có quyết định thu hồi 1.180 tỷ đồng trên chứ không phải tự nhiên mà nhà nước không giải ngân.
Đó chưa phải là sự kỳ quặc duy nhất ở dự án này từ khi triển khai đến nay:
Từ 27/9/2019, khi mà hầm Hải Vân 2 còn thi công thì người dân đã phải đóng tiền trước cho dự án này tại trạm thu phí Bắc Hải Vân. Giờ hầm làm xong, xe không được đi vẫn phải đóng tiền. Và theo kiểu vận hành này thì chỉ 20 ngày vận hành từ 1/2 đến 21/2/2021 tới, phương tiện mới được đi qua hầm mà mình đã trả tiền. Còn lại thì không đi vẫn phải đóng tiền cho chủ đầu tư. Như vậy việc trái khoáy không đi hầm vẫn phải đóng tiền chưa biết khi nào chấm dứt.
Điều kỳ quặc tiếp theo là việc Chủ đầu tư dự án Hầm Hải Vân đề nghị cho thu phí tuyến La Sơn – Tuý Loan với lý lẽ là để lấy tiền bù cho 1.180 tỷ đồng chưa được giải ngân. Tuy nhiên, đây là dự án đầu tư bằng ngân sách và theo Luật quản lý tài sản công – thì không được phép thu phí nên không được chấp nhận. Lúc này người ta mới vỡ lẽ, thu phí La Sơn Tuý Loan không chỉ có chuyện tiền mà người dân còn xì xầm là Chủ đầu tư dự án này làm như vậy là để phương tiện không có quyền lựa chọn, tức là đi La Sơn Tuý Loan cũng mất tiền nên phương tiện sẽ chọn đi qua hầm, đây là chiêu giăng trạm thu phí khắp nơi – không cho lối thoát. Nói theo kiểu bác học là “tận thu”.
Mới đây, có thông tin còn nói, chủ đầu tư quyết tâm phải có trạm thu phí tuyến La Sơn Tuý Loan. Không cho thu phí theo Luật tài sản công thì sẽ theo hướng lập Trạm thu phí cao tốc do VEC quản lý để thu. Nếu cái này chính xác thì chiêu buộc phương tiện phải đi hầm không phải suy luận, mà đó chính là “tim đen” của Chủ đầu tư dự án này.
Làm dự án BOT, chủ đầu tư nào cũng có phương án tài chính hẳn hoi. Mục tiêu của nhà nước là để có hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, ứng xử kiểu này thì chả khác gì hầm Hải Vân 2 là con tin của doanh nghiệp. Một công trình giao thông có ý nghĩa quốc gia, giờ như tài sản của tư nhân, thích thì đóng thích thì mở.
Đào Tuấn