duyanh
01-04-2021, 01:18 PM
12 thượng nghị sĩ Đảng cộng hòa phản đối chứng nhận kết quả bầu cử: Nguy cơ khủng hoảng Hiến pháp Mỹ
https://img.ntdvn.com/2021/01/ntdvn_phan-doi-ket-qua-bau-cu.jpg
12 thượng nghị sĩ Đảng cộng hòa phản đối chứng nhận kết quả bầu cử: Nguy cơ khủng hoảng Hiến pháp Mỹ. (Getty)
Sau những ngày trầm lắng, người dân thế giới dường như đã chấp nhận rằng ông Biden đã đắc cử tổng thống Mỹ, và cuộc họp tới đây của Quốc hội Mỹ ngày 6/1/2020 để xác nhận chính thức số phiếu Đại cử tri (ĐCT) của các bang bầu Tổng thống Mỹ chỉ còn một thủ tục phải làm, thì một sự kiện hy hữu đã xảy ra ngay trước thềm cuộc họp: Một nhóm thượng nghị sĩ (TNS) Đảng cộng hòa do TNS Ted Cruz của bang R-Texas dẫn đầu, sẽ phản đối việc xác nhận kết quả bầu cử tổng thống vào ngày 6 tháng 1 vào tuần tới, nhóm nghị sĩ này tuyên bố rằng cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 "đã tạo ra những cáo buộc chưa từng có về hành vi gian lận cử tri và hành vi bất hợp pháp".
Tham gia cùng ông Cruz là Sens. Ron Johnson, R-Wis .; James Lankford, R-Okla .; Steve Daines, R-Mont .; John Kennedy, R-La .; Marsha Blackburn, R-Tenn., Và Mike Braun, R-Ind .; cũng như Cynthia Lummis, R-Wyo do Sens. bầu chọn; Roger Marshall, R-Kansas; Bill Hagerty, R-Tenn., Và Tommy Tuberville, R-Ala.
Nhóm 11 TNS đề nghị Ủy ban Cử tri đoàn thanh tra khẩn cuộc bầu cử ngày 3/11 và phải hoàn tất cuộc thanh tra này trong vòng 10 ngày. Lý do cần phải thanh tra là do có những điều bất thường chưa từng có tiền lệ liên quan đến các tổ cáo gian lận xảy ra trong quá trình bỏ phiếu. Các TNS này cho biết họ chỉ xác nhận danh sách các ĐCT bầu ông Biden là Tổng thống Mỹ dựa trên danh sách ĐCT mới được lập dựa trên kết quả thanh tra khẩn cấp này.
Theo đó, các nhà lập pháp kể trên kêu gọi thành lập một ủy ban bầu cử để kiểm toán kết quả. Ủy ban Cử tri đoàn này sẽ gồm 15 người (5 Hạ nghị sĩ, 5 Thượng nghị sĩ và 5 Chánh án Tòa án Tối cao liên bang) xem xét các tranh chấp và đề xuất cách thức xử lý. Dựa trên kết luận của Ủy ban Cử tri đoàn, các bang có thể triệu tập cuộc họp đặc biệt của nghị viện bang để bầu Danh sách cử tri đoàn mới.
Tiền lệ của các nghị sĩ phản đối kết quả bầu cử
Việc này đã có tiền lệ chưa? Đã từng. Các nhà lập pháp này lập luận rằng trước đây Dân chủ đã từng phản đối kết quả bầu cử vào các năm 1969, 2001, 2005 và 2019. "Và, trong cả hai năm 1969 và 2005, một Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đã tham gia với một thành viên đảng Dân chủ trong việc yêu cầu cả hai viện đưa ra quyết định cuối cùng về việc có chấp nhận hay không chấp nhận vị tổng thống mà kết quả bầu cử đang bị tranh chấp”.
Họ trích dẫn như tiền lệ cuộc đua năm 1877 giữa Samuel Tilden và Rutherford Hayes, trong đó có những cáo buộc gian lận ở nhiều bang. Họ tuyên bố: "Năm 1877, Quốc hội đã không bỏ qua những cáo buộc đó, cũng như giới truyền thông không chỉ đơn giản bác bỏ những người coi họ là cấp tiến đang cố gắng phá hoại nền dân chủ". "Thay vào đó, Quốc hội đã chỉ định một Ủy ban Bầu cử - bao gồm năm Thượng nghị sĩ, năm thành viên Hạ viện và năm Thẩm phán Tòa án tối cao - để xem xét và giải quyết các điều khoản tranh chấp."
"Chúng ta nên làm theo tiền lệ đó. Nói một cách ngắn gọn, Quốc hội nên chỉ định ngay một Ủy ban bầu cử, có đầy đủ quyền điều tra và tìm hiểu thực tế, để tiến hành kiểm toán khẩn cấp trong 10 ngày về kết quả bầu cử ở các bang tranh chấp. Sau khi hoàn thành, các bang riêng lẻ sẽ đánh giá các phát hiện của Ủy ban và có thể triệu tập một phiên họp lập pháp đặc biệt để chứng nhận sự thay đổi trong phiếu bầu của họ, nếu cần".
Có nghĩa là, nếu yêu cầu của họ không được chấp thuận, các thượng nghị sĩ này sẽ bỏ phiếu chống lại chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống năm nay: "Theo đó, chúng tôi dự định bỏ phiếu vào ngày 6 tháng 1 để từ chối các đại cử tri từ các bang tranh chấp vì không được 'đưa ra thường xuyên' và 'được chứng nhận hợp pháp' (điều kiện cần thiết theo luật định), trừ khi và cho đến khi cuộc kiểm toán khẩn cấp kéo dài 10 ngày đó được hoàn thành", họ tuyên bố.
"Nền dân chủ của Mỹ dựa trên sự đồng ý của chính quyền", Thượng nghị sĩ Blackburn và Thượng nghị sĩ Hagerty cho biết. "Các cáo buộc về gian lận cử tri, hành động bất thường và vi hiến làm giảm niềm tin của công chúng vào một quy trình tự do, công bằng và minh bạch. Bảo vệ tính toàn vẹn của quy trình bầu cử là điều tối quan trọng để duy trì lòng tin và tính hợp pháp trong kết quả cuối cùng".
Họ nói: "Đây là những vấn đề đáng được Quốc hội giao cho chúng tôi bảo vệ. Chúng tôi không xem nhẹ hành động này. Chúng tôi đang hành động không phải để cản trở tiến trình dân chủ, mà là để bảo vệ nó". "Và mỗi người trong chúng ta nên cùng nhau hành động để đảm bảo rằng cuộc bầu cử được tiến hành hợp pháp theo Hiến pháp và làm tất cả những gì có thể để khôi phục niềm tin vào nền Dân chủ của chúng ta."
Trước đó, Thượng nghị sĩ Josh Hawley ra tuyên bố bằng văn bản rằng ông không chấp nhận tính hợp pháp danh sách ĐCT của ông Biden, tức không chấp nhận ông Biden là TT thứ 46 của nước Mỹ, bởi vì theo ông, có những bang như Pennsylvania thậm chí còn không tuân theo luật bầu cử của chính bang mình. Như vậy, cho đến nay có ít nhất 12 TNS Cộng hòa bày tỏ công khai việc phản đối ông Biden trong cuộc họp ngày 6/1 tới.
Trước đó, chiến dịch tranh cử của ông Trump đã đưa ra một số thách thức pháp lý, và các bang có thống đốc và cơ quan lập pháp của Đảng Cộng hòa cũng đang cố gắng lật ngược chiến thắng của Biden. Tuy nhiên, lãnh đạo Thượng viện và là thành viên của Đảng Công hòa lại chống lại những nỗ lực này - với việc ông McConnell thúc giục các đảng viên Cộng hòa im lặng không tham gia vào tranh chấp kết quả bầu cử.
Tuy nhiên, là một học giả, từng giảng dạy 6 năm về Hiến pháp và Tòa án Tối cao Mỹ, ông Ted Cruz, người nêu ra đề xuất trên, có kiến thức sâu và khả năng thuyết phục cao với các đồng nghiệp liên quan đến những bất thường trong cuộc bầu cử nắm rất chắc trong tay một quân bài rằng: Nếu nhóm thượng nghị sĩ GOP phản đối, cùng với nỗ lực tương tự của các đảng viên Cộng hòa Hạ viện, phiên họp chung của Quốc hội sẽ bị giải tán và Hạ viện và Thượng viện sau đó sẽ họp riêng để tranh luận về bất kỳ phiếu bầu cử nào của bang có tranh chấp. Sau đó, mỗi cơ quan sẽ bỏ phiếu chấp nhận hay từ chối bất kỳ phiếu bầu nào đang tranh cãi. Sau đó Hạ viện và Thượng viện sẽ triệu tập lại phiên họp chung.
Tờ Fox News nhận định, tuyên bố trên của các thượng nghị sĩ đánh dấu một chiến thắng lớn cho những nỗ lực không ngừng của Tổng thống Trump nhằm thách thức kết quả của cuộc bầu cử.
Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ của BBC News phân tích động thái này và đưa ra nhận định: "Với ít nhất một chục thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa hiện đang lên kế hoạch thách thức kết quả bầu cử tại Quốc hội, rõ ràng rằng trái tim của Đảng Cộng Hòa tiếp tục hướng về những nỗ lực của tổng thống Donald Trump nhằm lật ngược kết quả bầu cử”.
Và nguy cơ khủng hoảng hiến pháp Mỹ...
Ông Anthony Zurcher -phân tích: "Đây không phải là lần đầu tiên mà các thành viên Quốc hội vốn thất vọng trước kết quả của một cuộc bầu cử tổng thống đã phản đối trong cuộc kiểm phiếu chủ yếu theo nghi thức của các cử tri đoàn. Tuy nhiên, nó sẽ là cuộc nổi dậy lớn nhất trong gần một thế kỷ rưỡi”.
"Đó là một dấu hiệu cho thấy tình trạng thù nghịch đảng phái ở Hoa Kỳ, vốn trầm trọng hơn bởi cuộc chiến tàn khốc của ông Trump nhằm ngăn chặn nguy cơ đánh cắp cuộc bầu cử, sẽ không sớm biến mất".
t]Những ngày tới đây, chắc chắn rằng chúng ta sẽ được chứng kiến một cuộc đấu vô tiền khoáng hậu trên mặt trận truyền thông và dư luận của cả 2 đảng.
Đảng Dân chủ chắc chắn sẽ bằng mọi cách tận dụng thế mạnh truyền thông để tấn công không khoan nhượng Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông. Về phần Tổng thống Trump, những nước đi tiếp theo của ông vẫn còn là ẩn số khi phong cách trước giờ của ông là “tung hỏa mù” nhằm đánh lạc hướng đối thủ.
Nếu sau ngày 6/1/2020 mà nước Mỹ không thể lựa chọn được một Tổng thống mới hoặc sau ngày này mà các cuộc đấu pháp lý vẫn tiếp diễn trong khi không có tiến triển trong việc chuyển giao quyền lực, thì nước Mỹ, về lý thuyết, sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng hiến pháp và khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ 1876. Tuy nhiên, có vẻ như dù các TNS Công hòa kể trên dù là nhằm ủng hộ hay không ủng hộ tổng thống Trump, thì mục tiêu của họ là nhất quán: Bảo vệ hiến pháp và bầu cử trung thực, giống như những gì họ đã tuyên bố: "Gian lận cử tri đã đặt ra một thách thức dai dẳng trong các cuộc bầu cử của chúng tôi, mặc dù quy mô và phạm vi của nó còn đang được làm rõ”. “Kể cả theo bất kỳ hình thức nào, thì các cáo buộc gian lận và bất thường trong cuộc bầu cử năm 2020 đều vượt quá mọi cáo buộc trong cuộc đời của chúng tôi".
Mộc Trà
Nguồn tham khảo:
(1) - https://www.foxnews.com/politics/gop-senators-cruz-electoral-college-certificationaudit.amp__twitter_impression=true&fbclid=IwAR3kTPNfgptbrQgNpza7i5EpLfTImuafspMc4jC_-3jOVZ4mEMWuAB65fcE
(2) - https://www.bbc.com/vietnamese/world-55519548
https://img.ntdvn.com/2021/01/ntdvn_phan-doi-ket-qua-bau-cu.jpg
12 thượng nghị sĩ Đảng cộng hòa phản đối chứng nhận kết quả bầu cử: Nguy cơ khủng hoảng Hiến pháp Mỹ. (Getty)
Sau những ngày trầm lắng, người dân thế giới dường như đã chấp nhận rằng ông Biden đã đắc cử tổng thống Mỹ, và cuộc họp tới đây của Quốc hội Mỹ ngày 6/1/2020 để xác nhận chính thức số phiếu Đại cử tri (ĐCT) của các bang bầu Tổng thống Mỹ chỉ còn một thủ tục phải làm, thì một sự kiện hy hữu đã xảy ra ngay trước thềm cuộc họp: Một nhóm thượng nghị sĩ (TNS) Đảng cộng hòa do TNS Ted Cruz của bang R-Texas dẫn đầu, sẽ phản đối việc xác nhận kết quả bầu cử tổng thống vào ngày 6 tháng 1 vào tuần tới, nhóm nghị sĩ này tuyên bố rằng cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 "đã tạo ra những cáo buộc chưa từng có về hành vi gian lận cử tri và hành vi bất hợp pháp".
Tham gia cùng ông Cruz là Sens. Ron Johnson, R-Wis .; James Lankford, R-Okla .; Steve Daines, R-Mont .; John Kennedy, R-La .; Marsha Blackburn, R-Tenn., Và Mike Braun, R-Ind .; cũng như Cynthia Lummis, R-Wyo do Sens. bầu chọn; Roger Marshall, R-Kansas; Bill Hagerty, R-Tenn., Và Tommy Tuberville, R-Ala.
Nhóm 11 TNS đề nghị Ủy ban Cử tri đoàn thanh tra khẩn cuộc bầu cử ngày 3/11 và phải hoàn tất cuộc thanh tra này trong vòng 10 ngày. Lý do cần phải thanh tra là do có những điều bất thường chưa từng có tiền lệ liên quan đến các tổ cáo gian lận xảy ra trong quá trình bỏ phiếu. Các TNS này cho biết họ chỉ xác nhận danh sách các ĐCT bầu ông Biden là Tổng thống Mỹ dựa trên danh sách ĐCT mới được lập dựa trên kết quả thanh tra khẩn cấp này.
Theo đó, các nhà lập pháp kể trên kêu gọi thành lập một ủy ban bầu cử để kiểm toán kết quả. Ủy ban Cử tri đoàn này sẽ gồm 15 người (5 Hạ nghị sĩ, 5 Thượng nghị sĩ và 5 Chánh án Tòa án Tối cao liên bang) xem xét các tranh chấp và đề xuất cách thức xử lý. Dựa trên kết luận của Ủy ban Cử tri đoàn, các bang có thể triệu tập cuộc họp đặc biệt của nghị viện bang để bầu Danh sách cử tri đoàn mới.
Tiền lệ của các nghị sĩ phản đối kết quả bầu cử
Việc này đã có tiền lệ chưa? Đã từng. Các nhà lập pháp này lập luận rằng trước đây Dân chủ đã từng phản đối kết quả bầu cử vào các năm 1969, 2001, 2005 và 2019. "Và, trong cả hai năm 1969 và 2005, một Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đã tham gia với một thành viên đảng Dân chủ trong việc yêu cầu cả hai viện đưa ra quyết định cuối cùng về việc có chấp nhận hay không chấp nhận vị tổng thống mà kết quả bầu cử đang bị tranh chấp”.
Họ trích dẫn như tiền lệ cuộc đua năm 1877 giữa Samuel Tilden và Rutherford Hayes, trong đó có những cáo buộc gian lận ở nhiều bang. Họ tuyên bố: "Năm 1877, Quốc hội đã không bỏ qua những cáo buộc đó, cũng như giới truyền thông không chỉ đơn giản bác bỏ những người coi họ là cấp tiến đang cố gắng phá hoại nền dân chủ". "Thay vào đó, Quốc hội đã chỉ định một Ủy ban Bầu cử - bao gồm năm Thượng nghị sĩ, năm thành viên Hạ viện và năm Thẩm phán Tòa án tối cao - để xem xét và giải quyết các điều khoản tranh chấp."
"Chúng ta nên làm theo tiền lệ đó. Nói một cách ngắn gọn, Quốc hội nên chỉ định ngay một Ủy ban bầu cử, có đầy đủ quyền điều tra và tìm hiểu thực tế, để tiến hành kiểm toán khẩn cấp trong 10 ngày về kết quả bầu cử ở các bang tranh chấp. Sau khi hoàn thành, các bang riêng lẻ sẽ đánh giá các phát hiện của Ủy ban và có thể triệu tập một phiên họp lập pháp đặc biệt để chứng nhận sự thay đổi trong phiếu bầu của họ, nếu cần".
Có nghĩa là, nếu yêu cầu của họ không được chấp thuận, các thượng nghị sĩ này sẽ bỏ phiếu chống lại chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống năm nay: "Theo đó, chúng tôi dự định bỏ phiếu vào ngày 6 tháng 1 để từ chối các đại cử tri từ các bang tranh chấp vì không được 'đưa ra thường xuyên' và 'được chứng nhận hợp pháp' (điều kiện cần thiết theo luật định), trừ khi và cho đến khi cuộc kiểm toán khẩn cấp kéo dài 10 ngày đó được hoàn thành", họ tuyên bố.
"Nền dân chủ của Mỹ dựa trên sự đồng ý của chính quyền", Thượng nghị sĩ Blackburn và Thượng nghị sĩ Hagerty cho biết. "Các cáo buộc về gian lận cử tri, hành động bất thường và vi hiến làm giảm niềm tin của công chúng vào một quy trình tự do, công bằng và minh bạch. Bảo vệ tính toàn vẹn của quy trình bầu cử là điều tối quan trọng để duy trì lòng tin và tính hợp pháp trong kết quả cuối cùng".
Họ nói: "Đây là những vấn đề đáng được Quốc hội giao cho chúng tôi bảo vệ. Chúng tôi không xem nhẹ hành động này. Chúng tôi đang hành động không phải để cản trở tiến trình dân chủ, mà là để bảo vệ nó". "Và mỗi người trong chúng ta nên cùng nhau hành động để đảm bảo rằng cuộc bầu cử được tiến hành hợp pháp theo Hiến pháp và làm tất cả những gì có thể để khôi phục niềm tin vào nền Dân chủ của chúng ta."
Trước đó, Thượng nghị sĩ Josh Hawley ra tuyên bố bằng văn bản rằng ông không chấp nhận tính hợp pháp danh sách ĐCT của ông Biden, tức không chấp nhận ông Biden là TT thứ 46 của nước Mỹ, bởi vì theo ông, có những bang như Pennsylvania thậm chí còn không tuân theo luật bầu cử của chính bang mình. Như vậy, cho đến nay có ít nhất 12 TNS Cộng hòa bày tỏ công khai việc phản đối ông Biden trong cuộc họp ngày 6/1 tới.
Trước đó, chiến dịch tranh cử của ông Trump đã đưa ra một số thách thức pháp lý, và các bang có thống đốc và cơ quan lập pháp của Đảng Cộng hòa cũng đang cố gắng lật ngược chiến thắng của Biden. Tuy nhiên, lãnh đạo Thượng viện và là thành viên của Đảng Công hòa lại chống lại những nỗ lực này - với việc ông McConnell thúc giục các đảng viên Cộng hòa im lặng không tham gia vào tranh chấp kết quả bầu cử.
Tuy nhiên, là một học giả, từng giảng dạy 6 năm về Hiến pháp và Tòa án Tối cao Mỹ, ông Ted Cruz, người nêu ra đề xuất trên, có kiến thức sâu và khả năng thuyết phục cao với các đồng nghiệp liên quan đến những bất thường trong cuộc bầu cử nắm rất chắc trong tay một quân bài rằng: Nếu nhóm thượng nghị sĩ GOP phản đối, cùng với nỗ lực tương tự của các đảng viên Cộng hòa Hạ viện, phiên họp chung của Quốc hội sẽ bị giải tán và Hạ viện và Thượng viện sau đó sẽ họp riêng để tranh luận về bất kỳ phiếu bầu cử nào của bang có tranh chấp. Sau đó, mỗi cơ quan sẽ bỏ phiếu chấp nhận hay từ chối bất kỳ phiếu bầu nào đang tranh cãi. Sau đó Hạ viện và Thượng viện sẽ triệu tập lại phiên họp chung.
Tờ Fox News nhận định, tuyên bố trên của các thượng nghị sĩ đánh dấu một chiến thắng lớn cho những nỗ lực không ngừng của Tổng thống Trump nhằm thách thức kết quả của cuộc bầu cử.
Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ của BBC News phân tích động thái này và đưa ra nhận định: "Với ít nhất một chục thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa hiện đang lên kế hoạch thách thức kết quả bầu cử tại Quốc hội, rõ ràng rằng trái tim của Đảng Cộng Hòa tiếp tục hướng về những nỗ lực của tổng thống Donald Trump nhằm lật ngược kết quả bầu cử”.
Và nguy cơ khủng hoảng hiến pháp Mỹ...
Ông Anthony Zurcher -phân tích: "Đây không phải là lần đầu tiên mà các thành viên Quốc hội vốn thất vọng trước kết quả của một cuộc bầu cử tổng thống đã phản đối trong cuộc kiểm phiếu chủ yếu theo nghi thức của các cử tri đoàn. Tuy nhiên, nó sẽ là cuộc nổi dậy lớn nhất trong gần một thế kỷ rưỡi”.
"Đó là một dấu hiệu cho thấy tình trạng thù nghịch đảng phái ở Hoa Kỳ, vốn trầm trọng hơn bởi cuộc chiến tàn khốc của ông Trump nhằm ngăn chặn nguy cơ đánh cắp cuộc bầu cử, sẽ không sớm biến mất".
t]Những ngày tới đây, chắc chắn rằng chúng ta sẽ được chứng kiến một cuộc đấu vô tiền khoáng hậu trên mặt trận truyền thông và dư luận của cả 2 đảng.
Đảng Dân chủ chắc chắn sẽ bằng mọi cách tận dụng thế mạnh truyền thông để tấn công không khoan nhượng Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông. Về phần Tổng thống Trump, những nước đi tiếp theo của ông vẫn còn là ẩn số khi phong cách trước giờ của ông là “tung hỏa mù” nhằm đánh lạc hướng đối thủ.
Nếu sau ngày 6/1/2020 mà nước Mỹ không thể lựa chọn được một Tổng thống mới hoặc sau ngày này mà các cuộc đấu pháp lý vẫn tiếp diễn trong khi không có tiến triển trong việc chuyển giao quyền lực, thì nước Mỹ, về lý thuyết, sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng hiến pháp và khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ 1876. Tuy nhiên, có vẻ như dù các TNS Công hòa kể trên dù là nhằm ủng hộ hay không ủng hộ tổng thống Trump, thì mục tiêu của họ là nhất quán: Bảo vệ hiến pháp và bầu cử trung thực, giống như những gì họ đã tuyên bố: "Gian lận cử tri đã đặt ra một thách thức dai dẳng trong các cuộc bầu cử của chúng tôi, mặc dù quy mô và phạm vi của nó còn đang được làm rõ”. “Kể cả theo bất kỳ hình thức nào, thì các cáo buộc gian lận và bất thường trong cuộc bầu cử năm 2020 đều vượt quá mọi cáo buộc trong cuộc đời của chúng tôi".
Mộc Trà
Nguồn tham khảo:
(1) - https://www.foxnews.com/politics/gop-senators-cruz-electoral-college-certificationaudit.amp__twitter_impression=true&fbclid=IwAR3kTPNfgptbrQgNpza7i5EpLfTImuafspMc4jC_-3jOVZ4mEMWuAB65fcE
(2) - https://www.bbc.com/vietnamese/world-55519548