duyanh
01-02-2021, 01:16 PM
Kênh 4.300 tỷ đồng bị vỡ: Nhà thầu mới hoàn thành được hơn 30% khối lượng
Kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã (Thanh Hóa) bị vỡ từ hôm 27/12/2020, nhưng đến hôm 1/1, chủ đầu tư mới hoàn thành được hơn 30% khối lượng công việc. Do đó chưa thể cấp nước tưới sản xuất vụ đông cho hơn 30.000 ha đất nông nghiệp ở 5 huyện tại tỉnh này.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/01/kenh-bac-song-chu-nam-song-ma.jpg
Kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã. (Ảnh: baothanhhoa.vn)
Kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã lấy nước từ hồ Cửa Đạt (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa), có tổng chiều dài toàn tuyến là hơn 370 km, tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỷ đồng, do Ban quản lý thủy lợi 3 (Bộ Nông nghiệp Việt Nam) làm chủ đầu tư.
Công trình bắt đầu xây dựng vào năm 2014 và đưa vào vận hành năm 2016, phục vụ nước tưới cho hơn 31.000 ha đất nông nghiệp cũng như cung cấp nước sạch cho hàng vạn gia đình vùng hạ lưu.
Khoảng 9h45 hôm 27/12, kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã đoạn qua thôn Minh Lãi (xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc) bất ngờ bị đứt gãy dài khoảng 50m, tụt sâu khoảng 1,5-2 m.
Hơn 20.000 m3 đất bị xói trôi, hơn 40 tấm bê tông lát mái, đáy và khoảng 400 m3 đá xây gia cố bờ kênh bị xói lở, xô lệch.
Sự cố vỡ kênh khiến hơn 30 gia đình với khoảng 4 ha ao cá, hoa màu ở xã Phùng Minh bị cuốn trôi, vùi lấp.
Sau đó, Bộ Nông nghiệp Việt Nam giải thích kênh bị vỡ là do “nằm trên nền địa chất cấu trúc phức tạp, lại ở vị trí ven suối, đất đào và đắp không đồng nhất…”.
Tới hôm 29/12, báo chí nhà nước loan tin từ yêu cầu của Thứ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Hoàng Hiệp rằng: “Hạn trong 3 ngày (từ ngày 29/12) phải khắc phục xong và cấp nước lại cho người dân sản xuất”.
Tuy nhiên đến hôm 1/1/2021, ông Trần Văn Tỉnh, Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 3 cho biết công trình mới hoàn thành, khắc phục được hơn 30% khối lượng công việc, kênh chưa thể hàn khẩu. Do đó chưa thể cấp nước tưới sản xuất vụ đông cho hơn 30.000 ha đất nông nghiệp ở 5 huyện tại Thanh Hoá.
“Yêu cầu của Thứ trưởng là không thể”, ông Tỉnh nói.
Được biết, trong 3 ngày qua, nhà thầu đã dùng đến 7 máy đào, 3 máy ủi, 2 máy lu và 20 ôtô các loại, chia thành 4 kíp, thi công 3 ca, cả ngày và đêm để khắc phục sự cố.
Trước đó hồi năm 2018, báo chí nhà nước cho biết tính đến trung tuần tháng 8, do việc thi công kênh thủy lợi Bắc sông Chu – Nam sông Mã gặp đá ngầm lớn, nhà thầu phải dùng phương án nổ mìn nên đã khiến 349 gia đình tại xã Nguyệt Ấn (huyện Ngọc Lặc) bị hỏng nhà cửa, tài sản. Hiện tượng lún nứt lan rộng và kéo dài trên phạm vi 2,8 km, rộng 350 m.
Theo giới chức trách xã, sau nhiều lần kiểm kê, áp giá nhưng chủ đầu tư đền bù đơn giá quá thấp khiến các hộ dân không đồng ý.
Ngoài ra, dự án còn làm mất nước ngầm diện rộng ở xã Nguyệt Ấn. Hầu hết giếng khơi cũ không còn nước khiến người dân phải khoan giếng ngầm cả trăm mét mới tìm được mạch nước ăn. Nhiều gia đình khó khăn chưa có điều kiện khoan giếng phải bắc ống mua nước của hàng xóm.
Không những thế, nhiều diện tích đất nông nghiệp ở địa phương bị sạt lở. Ven triền kênh còn xuất hiện nhiều hố sụt lún rất lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn…
Hoàng Minh
Kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã (Thanh Hóa) bị vỡ từ hôm 27/12/2020, nhưng đến hôm 1/1, chủ đầu tư mới hoàn thành được hơn 30% khối lượng công việc. Do đó chưa thể cấp nước tưới sản xuất vụ đông cho hơn 30.000 ha đất nông nghiệp ở 5 huyện tại tỉnh này.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/01/kenh-bac-song-chu-nam-song-ma.jpg
Kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã. (Ảnh: baothanhhoa.vn)
Kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã lấy nước từ hồ Cửa Đạt (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa), có tổng chiều dài toàn tuyến là hơn 370 km, tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỷ đồng, do Ban quản lý thủy lợi 3 (Bộ Nông nghiệp Việt Nam) làm chủ đầu tư.
Công trình bắt đầu xây dựng vào năm 2014 và đưa vào vận hành năm 2016, phục vụ nước tưới cho hơn 31.000 ha đất nông nghiệp cũng như cung cấp nước sạch cho hàng vạn gia đình vùng hạ lưu.
Khoảng 9h45 hôm 27/12, kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã đoạn qua thôn Minh Lãi (xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc) bất ngờ bị đứt gãy dài khoảng 50m, tụt sâu khoảng 1,5-2 m.
Hơn 20.000 m3 đất bị xói trôi, hơn 40 tấm bê tông lát mái, đáy và khoảng 400 m3 đá xây gia cố bờ kênh bị xói lở, xô lệch.
Sự cố vỡ kênh khiến hơn 30 gia đình với khoảng 4 ha ao cá, hoa màu ở xã Phùng Minh bị cuốn trôi, vùi lấp.
Sau đó, Bộ Nông nghiệp Việt Nam giải thích kênh bị vỡ là do “nằm trên nền địa chất cấu trúc phức tạp, lại ở vị trí ven suối, đất đào và đắp không đồng nhất…”.
Tới hôm 29/12, báo chí nhà nước loan tin từ yêu cầu của Thứ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Hoàng Hiệp rằng: “Hạn trong 3 ngày (từ ngày 29/12) phải khắc phục xong và cấp nước lại cho người dân sản xuất”.
Tuy nhiên đến hôm 1/1/2021, ông Trần Văn Tỉnh, Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 3 cho biết công trình mới hoàn thành, khắc phục được hơn 30% khối lượng công việc, kênh chưa thể hàn khẩu. Do đó chưa thể cấp nước tưới sản xuất vụ đông cho hơn 30.000 ha đất nông nghiệp ở 5 huyện tại Thanh Hoá.
“Yêu cầu của Thứ trưởng là không thể”, ông Tỉnh nói.
Được biết, trong 3 ngày qua, nhà thầu đã dùng đến 7 máy đào, 3 máy ủi, 2 máy lu và 20 ôtô các loại, chia thành 4 kíp, thi công 3 ca, cả ngày và đêm để khắc phục sự cố.
Trước đó hồi năm 2018, báo chí nhà nước cho biết tính đến trung tuần tháng 8, do việc thi công kênh thủy lợi Bắc sông Chu – Nam sông Mã gặp đá ngầm lớn, nhà thầu phải dùng phương án nổ mìn nên đã khiến 349 gia đình tại xã Nguyệt Ấn (huyện Ngọc Lặc) bị hỏng nhà cửa, tài sản. Hiện tượng lún nứt lan rộng và kéo dài trên phạm vi 2,8 km, rộng 350 m.
Theo giới chức trách xã, sau nhiều lần kiểm kê, áp giá nhưng chủ đầu tư đền bù đơn giá quá thấp khiến các hộ dân không đồng ý.
Ngoài ra, dự án còn làm mất nước ngầm diện rộng ở xã Nguyệt Ấn. Hầu hết giếng khơi cũ không còn nước khiến người dân phải khoan giếng ngầm cả trăm mét mới tìm được mạch nước ăn. Nhiều gia đình khó khăn chưa có điều kiện khoan giếng phải bắc ống mua nước của hàng xóm.
Không những thế, nhiều diện tích đất nông nghiệp ở địa phương bị sạt lở. Ven triền kênh còn xuất hiện nhiều hố sụt lún rất lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn…
Hoàng Minh