giavui
12-22-2020, 11:47 PM
Vatican chỉ chấp nhận vaccine COVID-19 đáp ứng đạo đức y khoa và tín ngưỡng
https://img.ntdvn.com/2020/11/ntdvn_640px-canonization-2014-the-canonization-of-saint-john-xxiii-and-saint-john-paul-ii-14036966124.jpg
Giáo hoàng Francis là vị giáo hoàng thứ 266 và là đương kim giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma. (Ảnh: Wikipedia)
Trong các dòng vaccine COVID-19 hiện nay, một số vaccine đã sử dụng tế bào thai nhi từ nạo phá thai để phát triển. Vì vậy, một câu hỏi các giáo dân đặt ra là có nên tiêm vaccine COVID-19 không. Vào ngày 21/12, Vatican đã có câu trả lời...
Từ những năm 1960, các vaccine chống lại bệnh rubella, thủy đậu, viêm gan A, và bệnh Zona đều được sản xuất dựa trên các dòng tế bào có nguồn gốc từ nạo phá thai tự chọn. Điều này được nhiều cá nhân và tổ chức ở Hoa Kỳ, Canada lên án do đã bỏ qua vấn đề đạo đức.
Hiện nay, trước tác hại và nguy cơ của COVID-19, một số nước bắt đầu công nhận và cho thử nghiệm vaccine có nguồn gốc dựa trên các “sản phẩm” của việc nạo phá thai. Đó là 5 loại vaccine đến từ những đơn vị sau:
1. CanSino Biologics, Trung Quốc;
2. Đại học Oxford / AstraZeneca,Anh;
3. Janssen Research & DevelopmentUSA;
4. Đại học Pittsburgh, Nga;
5. Miễn dịch Bio / NantKwest.
Một số vaccine đã được thử nghiệm trên người và được đưa ra tiêm chủng trên diện rộng như vaccine của Trung Quốc, Nga, và Anh.
Trong hoàn cảnh đó, các giáo dân bắt đầu đặt câu hỏi có nên tiêm phòng COVID-19 không, đối với những loại vaccine vi phạm đạo đức con người.
Chỉ chấp nhận vaccine COVID-19 hợp đạo đức y khoa và tín ngưỡng
Ngày 21/12, Bộ Giáo lý Đức tin thuộc Vatican, phụ trách việc thúc đẩy và bảo vệ đạo đức cũng như truyền thống của giáo hội, đã công bố tài liệu hướng dẫn chính thức về việc nên tiêm ngừa COVID-19 cho các giáo dân như thế nào.
Theo “Lưu ý về nguyên tắc sử dụng một số vaccine COVID-19”:
Câu hỏi về việc sử dụng vaccine nói chung thường là tâm điểm tranh cãi về vấn đề đạo đức trên các diễn đàn của dư luận vì:
1. Nguồn gốc của một số vaccine liên quan đến việc sử dụng các dòng tế bào lấy từ phá thai từ thế kỷ trước.
2. Mâu thuẫn do tuyên bố đa chiều của các giám mục, hiệp hội Công giáo và các chuyên gia trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Dựa vào các tài liệu “Phản ánh đạo đức về việc vaccine được bào chế từ các tế bào thai nhi bị phá bỏ” (5/6/2005), Huấn thị Dignitas Personae (8/9/2008, xem số 34 và 35) và Ghi chú năm 2017, Bộ Giáo lý Đức tin đã đưa ra một số tiêu chí chung về mặt đạo đức của việc sử dụng vaccine COVID-19 được phát triển từ các dòng tế bào bắt nguồn từ “sản phẩm” phá thai.
1, Như Huấn thị Dignitas Personae đã nêu rõ, trong trường hợp sử dụng các tế bào từ bào thai bị phá bỏ để tạo ra các dòng tế bào ứng dụng trong nghiên cứu khoa học, thì “có những mức trách nhiệm khác nhau” khi thực hiện hợp tác với cái ác.Ví dụ: “Trong các tổ chức - nơi sử dụng các dòng tế bào có nguồn gốc bất hợp pháp, trách nhiệm của những người ra quyết định sử dụng không giống như trách nhiệm của những người không có tiếng nói trong quyết định đó”.
2. Theo nghĩa này, đối với vaccine COVID-19 được sản xuất hoặc phân phối, mà không có quy định đạo đức hiện hành hay có sẵn (Ví dụ: ở các nước không cần sự cho phép của bác sĩ và bệnh nhân để thực hiện tiêm vaccine; hoặc ở những địa điểm phân phối khó khăn - do điều kiện bảo quản và vận chuyển đặc biệt; hoặc ở cùng một quốc gia, nhưng có nhiều loại vaccine, tuy nhiên cơ quan y tế không cho phép công dân lựa chọn vaccine để tiêm) thì việc nhận vaccine COVID-19 - được phát triển từ các dòng tế bào thai nhi bị phá bỏ - là có thể tạm chấp nhận được về mặt đạo đức trong nghiên cứu và sản xuất.
3. Tuy nhiên, phải xem xét xem việc sử dụng các loại vaccine này có phù hợp về mặt đạo đức không - kiểu như có hợp tác với cái ác (một cách thụ động) không, khi thực hiện việc lấy tế bào hoặc mô từ hoạt động phá thai để dùng cho việc chế tạo vaccine. Nghĩa vụ đạo đức là không bắt buộc nếu có nguy cơ nghiêm trọng, chẳng hạn như sự lây lan không thể kiểm soát được của một tác nhân bệnh lý nghiêm trọng - trong trường hợp này là sự lây lan đại dịch của virus SARS-CoV-2 nguyên nhân gây ra COVID-19.Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, việc sử dụng các loại vaccine này hợp lý về mặt đạo đức chỉ trong những điều kiện đặc thù. Bản thân nó không hợp pháp, thậm chí còn là gián tiếp tham gia vào việc phá thai, và nhất thiết phải chống lại việc này đối với những người sử dụng các loại vaccine đó.
4. Trên thực tế, việc sử dụng các loại vaccine này là không nên theo bất kỳ cách nào - ngụ ý rằng cần có sự tán thành về mặt đạo đức đối với việc sử dụng các dòng tế bào từ bào thai bị phá bỏ.
Do đó, khuyến khích các công ty dược phẩm và cả các cơ quan y tế chính phủ sản xuất, phê duyệt, phân phối và cung cấp các loại vaccine đáp ứng về mặt đạo đức mà không gây ra vấn đề lương tâm cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc những người được tiêm chủng.
5. Đồng thời, lý do thực tế cho thấy rõ ràng rằng, việc tiêm chủng, như một quy luật, không phải là một nghĩa vụ đạo đức và do đó, nó phải là tự nguyện.
Trong mọi trường hợp, theo quan điểm đạo đức, tiêm chủng không chỉ phụ thuộc vào nghĩa vụ bảo vệ sức khỏe của bản thân, mà còn là nghĩa vụ theo đuổi lợi ích chung. Trong trường hợp không có các biện pháp khác để ngăn chặn dịch bệnh, lợi ích chung có thể khuyến nghị tiêm chủng, đặc biệt là để bảo vệ những người yếu nhất và dễ bị phơi nhiễm nhất.
Tuy nhiên, đối với những người vì lý do lương tâm mà từ chối vaccine được sản xuất bằng dòng tế bào từ bào thai bị phá bỏ, thì người đó phải cẩn thận hết sức, tránh trở thành tác nhân lây truyền (virus Corona) bằng các biện pháp phòng ngừa khác và hành vi thích hợp. Đặc biệt, họ phải tránh mọi rủi ro cho sức khỏe của những người không thể tiêm chủng - vì lý do y tế hoặc các lý do khác, cũng những người dễ bị tổn thương nhất.
Ngày 17/12/2020, trong buổi tiếp kiến với Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Giáo Hoàng Francis đã xem xét công hàm này và ra lệnh xuất bản.
Qua “Lưu ý về nguyên tắc sử dụng một số vaccine COVID-19”, Giáo hoàng Francis chỉ công nhận vaccine COVID-19 phù hợp về đạo đức, không có nguồn gốc từ “sản phẩm” của phá thai. Ngay cả khi chính phủ yêu cầu tiêm vaccine có nguồn gốc từ tế bào của bào thai bị phá, thì các giáo dân có thể từ chối và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác.
Thiện Đức
-----------
Ý kiến độc giả :
Những người có lương tâm và đạo đức hẳn phải vui mừng vì ĐGH Francis đã có lập trường vững chắc chống lại việc phá thai và những sản phẩm từ bào thai bị phá. Nhưng họ còn trông chờ một quyết định khác của GH Francis là lên án vị "tổng thống đắc cử" ỏ Mỹ là Joe Biden, người đã công khai hô hào phá thai dù y là một tín đồ của đạo Công Giáo.
Mong rằng dù tuổi đã cao nhưng GH Francis sẽ không khòm lưng như tên Joe Biden quỳ gối trước tham vọng và quyền lực trần thế !!
JB Trường Sơn
https://img.ntdvn.com/2020/11/ntdvn_640px-canonization-2014-the-canonization-of-saint-john-xxiii-and-saint-john-paul-ii-14036966124.jpg
Giáo hoàng Francis là vị giáo hoàng thứ 266 và là đương kim giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma. (Ảnh: Wikipedia)
Trong các dòng vaccine COVID-19 hiện nay, một số vaccine đã sử dụng tế bào thai nhi từ nạo phá thai để phát triển. Vì vậy, một câu hỏi các giáo dân đặt ra là có nên tiêm vaccine COVID-19 không. Vào ngày 21/12, Vatican đã có câu trả lời...
Từ những năm 1960, các vaccine chống lại bệnh rubella, thủy đậu, viêm gan A, và bệnh Zona đều được sản xuất dựa trên các dòng tế bào có nguồn gốc từ nạo phá thai tự chọn. Điều này được nhiều cá nhân và tổ chức ở Hoa Kỳ, Canada lên án do đã bỏ qua vấn đề đạo đức.
Hiện nay, trước tác hại và nguy cơ của COVID-19, một số nước bắt đầu công nhận và cho thử nghiệm vaccine có nguồn gốc dựa trên các “sản phẩm” của việc nạo phá thai. Đó là 5 loại vaccine đến từ những đơn vị sau:
1. CanSino Biologics, Trung Quốc;
2. Đại học Oxford / AstraZeneca,Anh;
3. Janssen Research & DevelopmentUSA;
4. Đại học Pittsburgh, Nga;
5. Miễn dịch Bio / NantKwest.
Một số vaccine đã được thử nghiệm trên người và được đưa ra tiêm chủng trên diện rộng như vaccine của Trung Quốc, Nga, và Anh.
Trong hoàn cảnh đó, các giáo dân bắt đầu đặt câu hỏi có nên tiêm phòng COVID-19 không, đối với những loại vaccine vi phạm đạo đức con người.
Chỉ chấp nhận vaccine COVID-19 hợp đạo đức y khoa và tín ngưỡng
Ngày 21/12, Bộ Giáo lý Đức tin thuộc Vatican, phụ trách việc thúc đẩy và bảo vệ đạo đức cũng như truyền thống của giáo hội, đã công bố tài liệu hướng dẫn chính thức về việc nên tiêm ngừa COVID-19 cho các giáo dân như thế nào.
Theo “Lưu ý về nguyên tắc sử dụng một số vaccine COVID-19”:
Câu hỏi về việc sử dụng vaccine nói chung thường là tâm điểm tranh cãi về vấn đề đạo đức trên các diễn đàn của dư luận vì:
1. Nguồn gốc của một số vaccine liên quan đến việc sử dụng các dòng tế bào lấy từ phá thai từ thế kỷ trước.
2. Mâu thuẫn do tuyên bố đa chiều của các giám mục, hiệp hội Công giáo và các chuyên gia trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Dựa vào các tài liệu “Phản ánh đạo đức về việc vaccine được bào chế từ các tế bào thai nhi bị phá bỏ” (5/6/2005), Huấn thị Dignitas Personae (8/9/2008, xem số 34 và 35) và Ghi chú năm 2017, Bộ Giáo lý Đức tin đã đưa ra một số tiêu chí chung về mặt đạo đức của việc sử dụng vaccine COVID-19 được phát triển từ các dòng tế bào bắt nguồn từ “sản phẩm” phá thai.
1, Như Huấn thị Dignitas Personae đã nêu rõ, trong trường hợp sử dụng các tế bào từ bào thai bị phá bỏ để tạo ra các dòng tế bào ứng dụng trong nghiên cứu khoa học, thì “có những mức trách nhiệm khác nhau” khi thực hiện hợp tác với cái ác.Ví dụ: “Trong các tổ chức - nơi sử dụng các dòng tế bào có nguồn gốc bất hợp pháp, trách nhiệm của những người ra quyết định sử dụng không giống như trách nhiệm của những người không có tiếng nói trong quyết định đó”.
2. Theo nghĩa này, đối với vaccine COVID-19 được sản xuất hoặc phân phối, mà không có quy định đạo đức hiện hành hay có sẵn (Ví dụ: ở các nước không cần sự cho phép của bác sĩ và bệnh nhân để thực hiện tiêm vaccine; hoặc ở những địa điểm phân phối khó khăn - do điều kiện bảo quản và vận chuyển đặc biệt; hoặc ở cùng một quốc gia, nhưng có nhiều loại vaccine, tuy nhiên cơ quan y tế không cho phép công dân lựa chọn vaccine để tiêm) thì việc nhận vaccine COVID-19 - được phát triển từ các dòng tế bào thai nhi bị phá bỏ - là có thể tạm chấp nhận được về mặt đạo đức trong nghiên cứu và sản xuất.
3. Tuy nhiên, phải xem xét xem việc sử dụng các loại vaccine này có phù hợp về mặt đạo đức không - kiểu như có hợp tác với cái ác (một cách thụ động) không, khi thực hiện việc lấy tế bào hoặc mô từ hoạt động phá thai để dùng cho việc chế tạo vaccine. Nghĩa vụ đạo đức là không bắt buộc nếu có nguy cơ nghiêm trọng, chẳng hạn như sự lây lan không thể kiểm soát được của một tác nhân bệnh lý nghiêm trọng - trong trường hợp này là sự lây lan đại dịch của virus SARS-CoV-2 nguyên nhân gây ra COVID-19.Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, việc sử dụng các loại vaccine này hợp lý về mặt đạo đức chỉ trong những điều kiện đặc thù. Bản thân nó không hợp pháp, thậm chí còn là gián tiếp tham gia vào việc phá thai, và nhất thiết phải chống lại việc này đối với những người sử dụng các loại vaccine đó.
4. Trên thực tế, việc sử dụng các loại vaccine này là không nên theo bất kỳ cách nào - ngụ ý rằng cần có sự tán thành về mặt đạo đức đối với việc sử dụng các dòng tế bào từ bào thai bị phá bỏ.
Do đó, khuyến khích các công ty dược phẩm và cả các cơ quan y tế chính phủ sản xuất, phê duyệt, phân phối và cung cấp các loại vaccine đáp ứng về mặt đạo đức mà không gây ra vấn đề lương tâm cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc những người được tiêm chủng.
5. Đồng thời, lý do thực tế cho thấy rõ ràng rằng, việc tiêm chủng, như một quy luật, không phải là một nghĩa vụ đạo đức và do đó, nó phải là tự nguyện.
Trong mọi trường hợp, theo quan điểm đạo đức, tiêm chủng không chỉ phụ thuộc vào nghĩa vụ bảo vệ sức khỏe của bản thân, mà còn là nghĩa vụ theo đuổi lợi ích chung. Trong trường hợp không có các biện pháp khác để ngăn chặn dịch bệnh, lợi ích chung có thể khuyến nghị tiêm chủng, đặc biệt là để bảo vệ những người yếu nhất và dễ bị phơi nhiễm nhất.
Tuy nhiên, đối với những người vì lý do lương tâm mà từ chối vaccine được sản xuất bằng dòng tế bào từ bào thai bị phá bỏ, thì người đó phải cẩn thận hết sức, tránh trở thành tác nhân lây truyền (virus Corona) bằng các biện pháp phòng ngừa khác và hành vi thích hợp. Đặc biệt, họ phải tránh mọi rủi ro cho sức khỏe của những người không thể tiêm chủng - vì lý do y tế hoặc các lý do khác, cũng những người dễ bị tổn thương nhất.
Ngày 17/12/2020, trong buổi tiếp kiến với Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Giáo Hoàng Francis đã xem xét công hàm này và ra lệnh xuất bản.
Qua “Lưu ý về nguyên tắc sử dụng một số vaccine COVID-19”, Giáo hoàng Francis chỉ công nhận vaccine COVID-19 phù hợp về đạo đức, không có nguồn gốc từ “sản phẩm” của phá thai. Ngay cả khi chính phủ yêu cầu tiêm vaccine có nguồn gốc từ tế bào của bào thai bị phá, thì các giáo dân có thể từ chối và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác.
Thiện Đức
-----------
Ý kiến độc giả :
Những người có lương tâm và đạo đức hẳn phải vui mừng vì ĐGH Francis đã có lập trường vững chắc chống lại việc phá thai và những sản phẩm từ bào thai bị phá. Nhưng họ còn trông chờ một quyết định khác của GH Francis là lên án vị "tổng thống đắc cử" ỏ Mỹ là Joe Biden, người đã công khai hô hào phá thai dù y là một tín đồ của đạo Công Giáo.
Mong rằng dù tuổi đã cao nhưng GH Francis sẽ không khòm lưng như tên Joe Biden quỳ gối trước tham vọng và quyền lực trần thế !!
JB Trường Sơn