duyanh
11-26-2020, 01:09 PM
Trường ĐH Đông Đô: Chủ tịch HĐQT bỏ trốn có tài khoản hơn 76.000 USD
Sau vụ gian lận điểm thi đại học, vụ cấp bằng giải tại Trường đại học (ĐH) Đông Đô là vụ bê bối giáo dục lớn tiếp theo vừa bị phát giác dưới thời quản lý của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Tương tự vụ gian lận điểm thi đại học, những người xây dựng đường dây và sử dụng bằng giả hầu hết là cán bộ công chức, nhiều người dùng bằng giả để học tiến sĩ hoặc bảo vệ luận án, nâng ngạch thanh tra viên…
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/11/dai-hoc-dong-do.png
Phòng tuyển sinh tại Trường ĐH Đông Đô. (Ảnh minh họa: hdiu.edu.vn)
Hơn 1,76 tỷ đồng trong tài khoản của Chủ tịch HĐQT trường
Truyền thông trong nước dẫn thông tin từ Cơ quan ANĐT – Bộ Công an cho biết nhiều tài liệu, vật chứng như điện thoại, máy tính và tiền… của các bị can trong vụ làm bằng giả tại Trường ĐH Đông Đô đã bị thu giữ.
Trong đó, có 2 thẻ ngân hàng, gần 500 triệu đồng và 55.000 USD (tương đương hơn 1,26 tỷ) của Trần Khắc Hùng (SN 1972), Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Đô, Viện trưởng Viện đào tạo liên tục, Viện trưởng Viện Đào tạo và Phát triển công nghệ 4.0. Ông Hùng được xác định là chủ mưu trong vụ việc, hiện đang bỏ trốn.
Các bị can hiện đã bị bắt từng giữ các chức danh như hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, phó trưởng phòng quản lý và đào tạo, nhân viên, trẻ nhất 24 tuổi, lớn nhất 58 tuổi:
Dương Văn Hòa (SN 1983, cựu Hiệu trưởng);
Trần Kim Oanh (SN 1978, cựu Phó hiệu trưởng kiêm Phó viện trưởng, Viện đào tạo liên tục);
Lê Ngọc Hà (SN 1978, Phó hiệu trưởng);
Trần Ngọc Quang (SN 1962, Phó trưởng Phòng quản lý đào tạo và quản lý sinh viên);
Phạm Vân Thùy (SN 1981, viên chức);
Lê Thị Thanh Tâm (SN 1983, viên chức);
Nguyễn Thị Huệ (SN 1986, cựu Trưởng phòng Tài chính, kế toán);
Nguyễn Thị Ngọc Thái (SN 1988, viên chức);
Ngô Quang Hiển (SN 1978, viên chức)
Lê Thị Lương (SN 1996, viên chức).
Hiện xác định 626 trường hợp đã được cấp bằng giả và không có giá trị, nhưng chỉ 217 trường hợp có thông tin để xác minh (trong đó 1 trường hợp đã chết).
60/193 người đã sử dụng bằng, trong đó 55 người sử dụng để nộp hồ sơ xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, 1 người nộp hồ sơ xét tuyển thạc sĩ, 1 người dùng bằng thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 người thi công chức, 2 người khai vào hồ sơ cán bộ. Tức những người sử dụng bằng giả hầu hết là cán bộ công chức.
Bộ GD-ĐT có đứng ngoài vụ gian dối?
Ngày 26/11, đại diện Bộ GD-ĐT Việt Nam đã tuyên bố với báo giới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để xác minh và sẽ xử lý nghiêm về vụ án giả mạo bằng tại Trường đại học Đông Đô, sẽ xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan nếu có sai sót, vi phạm.
Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi truyền thông trong nước đặt nghi vấn về việc một số đơn vị của Bộ GD-ĐT “tiếp tay” trong quy trình làm bằng giả tại trường đại học này.
Cụ thể, Cơ quan ANĐT – Bộ Công an xác định Trường ĐH Đông Đô không được cấp phép đào tạo văn bằng 2 nhưng từ năm 2015, Bộ GD-ĐT đã cho đăng tải thông báo chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy của trường này lên Cổng thông tin của bộ. Các năm học sau đó, Cổng thông tin tuyển sinh của đăng thông tin chỉ tiêu tuyển sinh hệ văn bằng 2 chính quy của Trường đại học Đông Đô là 150 chỉ tiêu (2016), 150 chỉ tiêu (2107) và 400 chỉ tiêu (2018).
Cơ quan điều tra xác định, việc các đơn vị, cá nhân thuộc Vụ Kế hoạch tổng hợp và Vụ Giáo dục đại học thực hiện thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh, trong đó có chỉ tiêu văn bằng 2, lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT cho Trường đại học Đông Đô trong khi trường này chưa được Bộ GD-ĐT cấp phép là có dấu hiệu vi phạm quy định về đào tạo cấp bằng đại học thứ 2 của Bộ GD-ĐT.
Qua đó, cơ quan điều tra cho rằng cần làm rõ trách nhiệm liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do đã hết thời hạn điều tra vụ án nên CQĐT quyết định bóc tách hành vi này để xem xét, xử lý sau.
Nhiều Viện, trường, công ty giáo dục hỗ trợ liên kết với Trường ĐH Đông Đô
Theo kết quả điều tra, Trường ĐH Đông Đô đã gửi thông báo tuyển sinh văn bằng 2 Tiếng Anh gửi các cơ sở, cá nhân. 15 cơ sở đào tạo và cá nhân đã ký hợp đồng hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh với trường ĐH này. Có 12 cơ sở, cá nhân đã tuyển sinh được 3.527 học viên, nộp cho trường Đông Đô tổng số tiền hơn 24 tỷ đồng.
Trong số đó, chỉ có 119 học viên từng tham gia học tại trường này có đơn trình báo, cộng thêm số 23 người có theo học nhưng bằng không có giá trị.
Các cơ sở đào tạo/đại diện các cơ sở gồm: Công ty CP đầu tư quốc tế Mũi Tên Vàng (địa chỉ tại phố Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội); Công ty CP giáo dục và đào tạo FMT (địa điểm đặt lớp tại phường Mai Dịch, Hà Nội); Viện kỹ thuật xây dựng và quản trị doanh nghiệp (địa điểm đặt lớp tại quận 1, TPHCM); Trường Trung cấp Thái Nguyên (do ông Nguyễn Công Sáng, Phó hiệu trưởng làm đại diện ký hợp đồng); Viện khoa học phát triển nhân lực và tài năng (địa chỉ đặt lớp tại quận Tân Phú, TPHCM); trường Cao đẳng Công thương Việt Nam (địa chỉ ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội); Trung tâm ngoại ngữ – tin học ECO (địa chỉ tại phường Trường An, TP Huế); Ông Nguyễn Hoài Vũ, giám đốc Trung tâm Action English (địa chỉ tại Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TPHCM); Phòng tuyển sinh Đại học Đông Đô; Khoa Thú y Đại học Đông Đô…
Tuy nhiên, hồ sơ tài liệu, chứng từ do Đại học Đông Đô cung cấp không đầy đủ nên cơ quan chức năng chỉ xác định được 2.523/3.527 người đã nộp hơn 18,2 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định các cá nhân, cơ sở đào tạo đã ký hợp đồng với Trường ĐH Đông Đô không biết trường này chưa được cấp phép đào tạo hệ văn bằng 2 chính quy mà chỉ căn cứ vào các thông báo tuyển sinh để thực hiện tuyển sinh nên không xem xét trách nhiệm hình sự, tuy nhiên, yêu cầu Trường ĐH Đông Đô và các cơ sở, cá nhân nêu trên có trách nhiệm đối với các học viên đã nộp tiền để học hệ văn bằng 2 tiếng Anh.
Hiện trong 12 cơ sở, cá nhân nêu trên, mới Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam trả lại số tiền đã thu của 24 học viên là 431 triệu đồng.
Nguyễn Quân
Sau vụ gian lận điểm thi đại học, vụ cấp bằng giải tại Trường đại học (ĐH) Đông Đô là vụ bê bối giáo dục lớn tiếp theo vừa bị phát giác dưới thời quản lý của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Tương tự vụ gian lận điểm thi đại học, những người xây dựng đường dây và sử dụng bằng giả hầu hết là cán bộ công chức, nhiều người dùng bằng giả để học tiến sĩ hoặc bảo vệ luận án, nâng ngạch thanh tra viên…
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/11/dai-hoc-dong-do.png
Phòng tuyển sinh tại Trường ĐH Đông Đô. (Ảnh minh họa: hdiu.edu.vn)
Hơn 1,76 tỷ đồng trong tài khoản của Chủ tịch HĐQT trường
Truyền thông trong nước dẫn thông tin từ Cơ quan ANĐT – Bộ Công an cho biết nhiều tài liệu, vật chứng như điện thoại, máy tính và tiền… của các bị can trong vụ làm bằng giả tại Trường ĐH Đông Đô đã bị thu giữ.
Trong đó, có 2 thẻ ngân hàng, gần 500 triệu đồng và 55.000 USD (tương đương hơn 1,26 tỷ) của Trần Khắc Hùng (SN 1972), Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Đô, Viện trưởng Viện đào tạo liên tục, Viện trưởng Viện Đào tạo và Phát triển công nghệ 4.0. Ông Hùng được xác định là chủ mưu trong vụ việc, hiện đang bỏ trốn.
Các bị can hiện đã bị bắt từng giữ các chức danh như hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, phó trưởng phòng quản lý và đào tạo, nhân viên, trẻ nhất 24 tuổi, lớn nhất 58 tuổi:
Dương Văn Hòa (SN 1983, cựu Hiệu trưởng);
Trần Kim Oanh (SN 1978, cựu Phó hiệu trưởng kiêm Phó viện trưởng, Viện đào tạo liên tục);
Lê Ngọc Hà (SN 1978, Phó hiệu trưởng);
Trần Ngọc Quang (SN 1962, Phó trưởng Phòng quản lý đào tạo và quản lý sinh viên);
Phạm Vân Thùy (SN 1981, viên chức);
Lê Thị Thanh Tâm (SN 1983, viên chức);
Nguyễn Thị Huệ (SN 1986, cựu Trưởng phòng Tài chính, kế toán);
Nguyễn Thị Ngọc Thái (SN 1988, viên chức);
Ngô Quang Hiển (SN 1978, viên chức)
Lê Thị Lương (SN 1996, viên chức).
Hiện xác định 626 trường hợp đã được cấp bằng giả và không có giá trị, nhưng chỉ 217 trường hợp có thông tin để xác minh (trong đó 1 trường hợp đã chết).
60/193 người đã sử dụng bằng, trong đó 55 người sử dụng để nộp hồ sơ xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, 1 người nộp hồ sơ xét tuyển thạc sĩ, 1 người dùng bằng thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 người thi công chức, 2 người khai vào hồ sơ cán bộ. Tức những người sử dụng bằng giả hầu hết là cán bộ công chức.
Bộ GD-ĐT có đứng ngoài vụ gian dối?
Ngày 26/11, đại diện Bộ GD-ĐT Việt Nam đã tuyên bố với báo giới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để xác minh và sẽ xử lý nghiêm về vụ án giả mạo bằng tại Trường đại học Đông Đô, sẽ xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan nếu có sai sót, vi phạm.
Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi truyền thông trong nước đặt nghi vấn về việc một số đơn vị của Bộ GD-ĐT “tiếp tay” trong quy trình làm bằng giả tại trường đại học này.
Cụ thể, Cơ quan ANĐT – Bộ Công an xác định Trường ĐH Đông Đô không được cấp phép đào tạo văn bằng 2 nhưng từ năm 2015, Bộ GD-ĐT đã cho đăng tải thông báo chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy của trường này lên Cổng thông tin của bộ. Các năm học sau đó, Cổng thông tin tuyển sinh của đăng thông tin chỉ tiêu tuyển sinh hệ văn bằng 2 chính quy của Trường đại học Đông Đô là 150 chỉ tiêu (2016), 150 chỉ tiêu (2107) và 400 chỉ tiêu (2018).
Cơ quan điều tra xác định, việc các đơn vị, cá nhân thuộc Vụ Kế hoạch tổng hợp và Vụ Giáo dục đại học thực hiện thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh, trong đó có chỉ tiêu văn bằng 2, lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT cho Trường đại học Đông Đô trong khi trường này chưa được Bộ GD-ĐT cấp phép là có dấu hiệu vi phạm quy định về đào tạo cấp bằng đại học thứ 2 của Bộ GD-ĐT.
Qua đó, cơ quan điều tra cho rằng cần làm rõ trách nhiệm liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do đã hết thời hạn điều tra vụ án nên CQĐT quyết định bóc tách hành vi này để xem xét, xử lý sau.
Nhiều Viện, trường, công ty giáo dục hỗ trợ liên kết với Trường ĐH Đông Đô
Theo kết quả điều tra, Trường ĐH Đông Đô đã gửi thông báo tuyển sinh văn bằng 2 Tiếng Anh gửi các cơ sở, cá nhân. 15 cơ sở đào tạo và cá nhân đã ký hợp đồng hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh với trường ĐH này. Có 12 cơ sở, cá nhân đã tuyển sinh được 3.527 học viên, nộp cho trường Đông Đô tổng số tiền hơn 24 tỷ đồng.
Trong số đó, chỉ có 119 học viên từng tham gia học tại trường này có đơn trình báo, cộng thêm số 23 người có theo học nhưng bằng không có giá trị.
Các cơ sở đào tạo/đại diện các cơ sở gồm: Công ty CP đầu tư quốc tế Mũi Tên Vàng (địa chỉ tại phố Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội); Công ty CP giáo dục và đào tạo FMT (địa điểm đặt lớp tại phường Mai Dịch, Hà Nội); Viện kỹ thuật xây dựng và quản trị doanh nghiệp (địa điểm đặt lớp tại quận 1, TPHCM); Trường Trung cấp Thái Nguyên (do ông Nguyễn Công Sáng, Phó hiệu trưởng làm đại diện ký hợp đồng); Viện khoa học phát triển nhân lực và tài năng (địa chỉ đặt lớp tại quận Tân Phú, TPHCM); trường Cao đẳng Công thương Việt Nam (địa chỉ ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội); Trung tâm ngoại ngữ – tin học ECO (địa chỉ tại phường Trường An, TP Huế); Ông Nguyễn Hoài Vũ, giám đốc Trung tâm Action English (địa chỉ tại Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TPHCM); Phòng tuyển sinh Đại học Đông Đô; Khoa Thú y Đại học Đông Đô…
Tuy nhiên, hồ sơ tài liệu, chứng từ do Đại học Đông Đô cung cấp không đầy đủ nên cơ quan chức năng chỉ xác định được 2.523/3.527 người đã nộp hơn 18,2 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định các cá nhân, cơ sở đào tạo đã ký hợp đồng với Trường ĐH Đông Đô không biết trường này chưa được cấp phép đào tạo hệ văn bằng 2 chính quy mà chỉ căn cứ vào các thông báo tuyển sinh để thực hiện tuyển sinh nên không xem xét trách nhiệm hình sự, tuy nhiên, yêu cầu Trường ĐH Đông Đô và các cơ sở, cá nhân nêu trên có trách nhiệm đối với các học viên đã nộp tiền để học hệ văn bằng 2 tiếng Anh.
Hiện trong 12 cơ sở, cá nhân nêu trên, mới Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam trả lại số tiền đã thu của 24 học viên là 431 triệu đồng.
Nguyễn Quân