PDA

View Full Version : Bắc Kinh đe dọa bán phá giá Trái phiếu kho bạc Mỹ – Washington đáp trả ‘Xin mời cứ tự nhiên!’



giahamdzui
11-16-2020, 11:13 PM
Bắc Kinh đe dọa bán phá giá Trái phiếu kho bạc Mỹ – Washington đáp trả ‘Xin mời cứ tự nhiên!’



http://saigonecho.com/images/Trai_phieu_My_3.jpg

Trung Quốc đe dọa bán Trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ, nhưng đó xem ra là một “mối đe dọa rỗng tuếch”.
Kết quả thực sự chỉ có thể là Trái phiếu sẽ chuyển tới tay các quốc gia thân thiện hơn với Hoa Kỳ.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn “tự khoe” về việc liên tục mang lại sự thịnh vượng cho người dân Trung Quốc, nhưng điều này chỉ tồn tại khi có sự cho phép của Hoa Kỳ.

Đến khi Washington rút lại ân huệ này, Bắc Kinh đe dọa sẽ khiến Mỹ vỡ nợ công.

Vào ngày 3 tháng 9, Global Times, tờ báo phát ngôn chính thức của ĐCSTQ, đưa tin rằng Bắc Kinh “có khả năng” sẽ bán một số hoặc toàn bộ số tài sản nắm giữ trong Kho bạc Hoa Kỳ.

Quan trọng hơn, bài báo này cho rằng Hoa Kỳ có thể “lần đầu tiên vỡ nợ công” khi không thực hiện được các nghĩa vụ nợ của mình.
Trung Quốc chắc chắn đang cố gắng gây bất ổn cho Hoa Kỳ, và có vẻ như họ sắp tuyên chiến kinh tế toàn diện với Mỹ.
Bắc Kinh đã nhúng tay vào. Do đó, câu hỏi đặt ra cho chính quyền Trump là liệu Mỹ có nên tấn công trước hay không?

Đúng, điều đó nên xảy ra, và Washington nên tấn công Bắc Kinh hết sức có thể.
Một cuộc “tấn công thâm độc” từ Bắc Kinh đòi hỏi Washington cần có một phản ứng áp đảo tương ứng.

Global Times đưa tin: “Trung Quốc có thể giảm dần lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ xuống còn khoảng 800 tỷ USD từ mức hơn 1 nghìn tỷ USD hiện tại, do thâm hụt tài khoá liên bang của Mỹ tăng cao và chính quyền Trump tiếp tục cuộc tấn công dồn dập về phía Trung Quốc làm tăng rủi ro vỡ nợ công tại Mỹ, các chuyên gia cho biết”.

Tờ báo Trung Quốc sau đó dẫn lời chuyên gia kinh tế Zhou Maohua của Ngân hàng Everbright của Trung Quốc:
“Không vỡ nợ trước đây không có nghĩa là nó sẽ không vỡ nợ trong tương lai, và rủi ro đang tích tụ với các khoản nợ tăng cao và triển vọng kinh tế đi xuống ở Mỹ”.

Khiến Hoa Kỳ vỡ nợ chỉ có thể là ‘Giấc mộng Trung Hoa’

Đúng vậy, các khoản nợ đang “tăng lên”. Do đó, giá trị đồng đô-la Mỹ tăng trong hai năm qua đã kết thúc vào tháng Ba.
Cảm ơn Trung Quốc vì sự đảo ngược vận may của đồng bạc xanh.
Thâm hụt ngân sách liên bang lớn do các biện pháp cứu trợ dịch viêm phổi Vũ Hán và kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ giữ lãi suất ở mức cực thấp đã làm suy yếu đồng tiền của Mỹ.

Ông Zhou nói đúng, nền kinh tế Mỹ đã “xuống dốc”, chịu mức sụt giảm nghiêm trọng 31,7% so với GDP quý trước trong quý II năm nay.
Tuy nhiên, Mỹ không còn tụt dốc nữa.
Ngược lại, Mỹ hiện đang nhanh chóng phục hồi. Nền kinh tế có thêm 1,8 triệu việc làm trong tháng 7/2020 và 1,4 triệu việc làm trong tháng trước, và hầu hết các chỉ số đều cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quý II/2020 vào ngày cuối cùng của tháng này.

Ví dụ, ước tính mới nhất của Fed tại Atlanta, vào ngày 3 tháng 9, dự báo tăng trưởng GDP 29,6% trong giai đoạn này.
Những dự đoán về một “siêu V” (sự phục hồi hình chữ V) trong Ngày Lao động của Tổng thống Trump, cho thấy một sự phục hồi giống như tên lửa.
Trong mọi trường hợp, việc ĐCSTQ công khai nói về một vụ vỡ nợ của Mỹ là điều hoàn toàn vô trách nhiệm.
Những lời nói này là không có cơ sở, có vẻ ác ý và về cơ bản là một tuyên bố về ý định phá hủy nền kinh tế Mỹ.

Washington nên đáp trả

Trong nhiều thập kỷ, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã bỏ qua các hành vi tội phạm và các hành vi thương mại mang tính săn mồi khác của Trung Quốc, với hy vọng Trung Quốc sẽ tự “thay đổi bản thân để trở nên tử tế hơn” trong khi thực thi các quy tắc của nền kinh tế toàn cầu.

Thật không may, những hy vọng đó đã bị tiêu tan khi Bắc Kinh gia tăng hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và tiếp tục vi phạm thương mại công bằng và các nghĩa vụ khác.

Không ai, không thế lực kinh tế – chính trị nào có thể thuyết phục Trung Quốc chấp nhận các thỏa thuận và chuẩn mực.

Trong những trường hợp này, quyết định “thoát Trung” trở nên hấp dẫn, như ông Trump đã thảo luận trong cuộc họp báo Ngày Lao động của mình.

“Chúng ta đã mất hàng tỷ đô-la Mỹ và nếu chúng tôi không làm ăn với họ, chúng ta sẽ không mất hàng tỷ đô-la Mỹ”, Tổng thống nói, điều này chắc chắn khiến các nhà kinh tế phải “nghiến răng”.

Lý do thoát Trung của ông Trump có thể không được ủng hộ trong lý thuyết kinh tế cổ điển – thâm hụt thương mại không nhất thiết phải chuyển thành “tổn thất” – nhưng cuối cùng ông ấy đã đúng về thiệt hại kinh tế mà Trung Quốc đã gây ra; và Mỹ (dưới sự lãnh đạo của ông Trump) đã làm những gì cần phải làm.

Trước tiên, thoát Trung có nghĩa là đưa ngành sản xuất trở lại Mỹ; dù quá trình này diễn ra khá chậm chạp.

Cách đây khoảng nửa thập kỷ, ông Tập Cận Bình – người đứng đầu ĐCSTQ – đã “góp phần không nhỏ” trong việc đẩy các nhà đầu tư Mỹ ở Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ nước này, khi chênh lệch về chi phí sản xuất của Trung Quốc và Mỹ thu hẹp.

Giờ đây, tốc độ “thoát Trung” đã tăng lên.

Thuế quan của Tổng thống Trump được áp đặt theo thẩm quyền của Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 như một biện pháp khắc phục hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, đã thuyết phục nhiều doanh nghiệp rằng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung (và sự không chắc chắn khi kinh doanh với Trung Quốc) sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Ngoài ra, Bắc Kinh năm nay đã “nỗ lực” biến bản thân họ thành “thành viên không đáng tin cậy” trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ví dụ, vào tháng 3/2020, họ đe dọa ”ném” nước Mỹ ngập trong “biển virus corona “, hay nói cách khác là cắt đứt các nguồn cung cấp thiết yếu như dược phẩm và đồ bảo hộ y tế.

Mối đe dọa, không khiến người Mỹ sợ hãi mà chỉ thúc đẩy Tổng thống Trump phải hành động, chẳng hạn như lệnh hành pháp ngày 6 tháng 8 của ông yêu cầu mua các loại thuốc “thiết yếu” từ các doanh nghiệp Mỹ.
Các quốc gia khác, bao gồm cả Nhật Bản, cũng đang đi theo hướng tương tự, cũng cố gắng đưa các công ty của họ ra khỏi Trung Quốc.

Ông Trump có thể đẩy nhanh quá trình chuyển dịch doanh nghiệp khỏi Trung Quốc bằng các biện pháp thuế quan và hành chính, như tăng cường kiểm tra hải quan, nhằm ngăn chặn hàng hóa do Trung Quốc sản xuất vào Mỹ.

Việc mất quyền tiếp cận thị trường Mỹ sẽ khiến Trung Quốc rung chuyển. Năm ngoái, thặng dư thương mại hàng hóa của Trung Quốc so với Mỹ lên tới 81,8% tổng thặng dư thương mại hàng hóa của nước này, cho thấy sự phụ thuộc rất lớn vào thị trường Mỹ.

Tổng thống Trump, sử dụng quyền hạn của mình theo Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế năm 1977 và thậm chí Đạo luật Giao dịch với kẻ thù năm 1917, cũng có thể ra lệnh cho các công ty Mỹ chấm dứt các thỏa thuận hợp tác kỹ thuật với các thực thể Trung Quốc, cấm đầu tư danh mục đầu tư vào thị trường Trung Quốc và chấm dứt việc bán tất cả các sản phẩm công nghệ.

Trung Quốc không thể phục hồi sau những hành động như vậy.
Trường hợp cụ thể là hiện tại Huawei Technologies – công ty mà 6 tháng trước được cho là sẽ tiếp quản mạng 5G của thế giới – có thể sớm phải ngừng giao hàng thiết bị mạng vì họ đang gặp khó khăn trong việc mua chip.

Mặc dù là nhà bán điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, Huawei sẽ phải chấm dứt sản xuất.
Công ty Trung Quốc này thông báo rằng việc sản xuất bộ chip Kirin, để sử dụng trong các thiết bị di động của họ, sẽ ngừng vào ngày 15 tháng này.
Tất cả điều này đưa chúng ta trở lại với Global Times và mối đe dọa bán trái phiếu kho bạc Mỹ.

Nên nhớ rằng đây không phải lần đầu các quan chức Trung Quốc đe dọa sẽ bán phá giá trái phiếu kho bạc Mỹ ra thị trường vốn toàn cầu, họ đã nói về việc này – cái gọi là “lựa chọn hạt nhân” của họ – ít nhất là từ giữa năm 2008.

Với Mỹ, lời đe dọa của Bắc Kinh là rỗng tuếch

Nhiều người Mỹ đã bị đe dọa, nói rằng Washington không thể chống lại Trung Quốc vì ĐCSTQ đang sở hữu nợ Kho bạc Mỹ.
Tuy nhiên, đó là một mối đe dọa rỗng tuếch mặc dù Trung Quốc là nước nắm giữ các nghĩa vụ nợ của Mỹ lớn thứ hai, lên đến 1,074 nghìn tỷ USD, theo số liệu của Bộ Tài chính.

Các quan chức Trung Quốc đã không thực hiện “lời đe doạ” này vì một số lý do. Nếu họ bán Trái phiếu Kho bạc, họ sẽ nhận lại được đô-la Mỹ vì 100% nghĩa vụ nợ của nước Mỹ được tính bằng đồng đô-la Mỹ.

Nếu các quan chức Trung Quốc có ý định làm tổn thương Mỹ, họ phải chuyển tiền đô-la Mỹ nhận được sang các loại tiền tệ khác.
Việc chuyển đổi đó sẽ đẩy giá trị của các loại tiền tệ khác lên mức trần và các ngân hàng trung ương ở các quốc gia đó sẽ phải cân bằng lại giá trị đồng nội tệ của họ.
Nói cách khác, họ sẽ phải giảm giá trị đồng tiền của mình bằng cách mua… đô-la Mỹ.

Kết quả thực tế của việc Trung Quốc thực hiện lời đe dọa của mình là để các trái phiếu Hoa Kỳ rơi vào tay các quốc gia thân thiện hơn với Hoa Kỳ. Đúng vậy, người Trung Quốc có thể gây ra xáo trộn trên thị trường toàn cầu trong vài tuần, nhưng kết quả cuối cùng của nỗ lực này sẽ là một Hoa Kỳ không còn “vướng víu” với một Trung Quốc ngày một hung hăng và không đáng tin cậy.

Hơn nữa, bất kỳ động thái nào đột ngột tấn công đồng đô-la Mỹ bằng cách bán trái phiếu sẽ có xu hướng khiến đồng Nhân dân tệ trở nên đắt đỏ bất thường, từ đó giết chết lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc, vốn vẫn là trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc.

Năm 2014, Trung Quốc đã từng bán khoảng một nghìn tỷ đô-la Mỹ nghĩa vụ Kho bạc để hỗ trợ giá trị đồng tiền của mình.

Hành vi đó đã không gây ảnh hưởng gì đến thị trường toàn cầu hoặc khả năng trả nợ vay của Mỹ.

Sự tồn tại của ĐCSTQ phụ thuộc vào việc cần liên tục mang lại sự thịnh vượng cho người dân Trung Quốc, và điều đó chỉ tồn tại khi có sự cho phép của Hoa Kỳ.
Sau lời đe dọa của Global Times vào tuần trước, đã đến lúc Hoa Kỳ rút lại sự cho phép đó bằng cách cắt đứt hợp tác thương mại, đầu tư và kỹ thuật.
Vì vậy, Trung Quốc muốn bán trái phiếu kho bạc của Mỹ? Xin mời cứ tự nhiên!

Tác giả: Gordon G. Chang là tác giả của cuốn sách ”Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc”, ông còn là thành viên cao cấp xuất sắc của Viện Gatestone, và là thành viên của Ban cố vấn chính phủ Hoa Kỳ.