giahamdzui
11-14-2020, 04:14 PM
Nguyễn Phú Trọng lại bị chỉ trích vụ ‘đi có người dìu’ mà vẫn tham quyền
https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/11/NPT_WSC-696x554.jpg
Ông Nguyễn Phú Trọng đi loạng choạng, không vững và phải được ông Mai Tiến Dũng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ CSVN, cầm tay dìu đi và đỡ bước cho khỏi ngã. Web screen capture
Trong lần xuất hiện mới nhất tại lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN, vị lãnh đạo đang kiêm nhiệm hai ghế của CSVN khiến công luận quan ngại về hình ảnh cho thấy ông vẫn đang trong tình trạng đi không vững, phải nhờ người bên cạnh mới bước được.
Hầu hết các báo nhà nước khi tường thuật Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa khai mạc tại Hà Nội hôm 12/11/2020 chỉ đăng tải hình ảnh ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước CSVN đứng ở bục đọc diễn văn.
Cùng thời điểm, một clip do hãng Reuters của Anh quốc công bố cho thấy hình ảnh ông Trọng đi loạng choạng, không vững và phải được ông Mai Tiến Dũng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ CSVN, cầm tay dìu đi và đỡ bước cho khỏi ngã.
“Đúng là quá tham quyền cố vị”
Facebooker Trọng Hiền, admin của trang “Ngụy biện – Fallacy” bình luận trên trang cá nhân: “Sức khỏe thế này mà vẫn một đít hai ghế, đúng là quá tham quyền cố vị. Chả bù Thủ tướng Nhật Shinzo Abe từ chức ngay khi thấy sức khỏe không đảm bảo cách đây vài tháng. Nhưng như vậy nghĩa là ông Trọng, rất nhiều khả năng sẽ không thể ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa.”
Trước đó, Facebooker này từng chỉ trích “khát khao duy trì quyền lực đến bệnh hoạn của những tên lãnh đạo Cộng sản” và bày tỏ: “Thương cho dân mình, khi không có bất kỳ quyền lực chính trị nào để đuổi cổ bọn bất tài như chúng xuống”.
https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/11/z2173277059620_8874919085b9f9df61b7105074aad303_zi ng.jpg
“Tứ trụ” CSVN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa khai mạc tại Hà Nội hôm 12/11/2020. Courtesy of Zing
Trước vụ này, ông Trọng đã từng nhiều lần để lộ việc mình không thể tự bước đi bình thường, thậm chí trong các clip do truyền thông nhà nước đăng tải.
Lần gần nhất, một bản tin video của đài Truyền Hình Việt Nam hôm 1/9/2020 cho thấy ông Trọng đi khập khiễng, phải vịn ghế và luôn có một trợ lý kè kè chiếc cặp đựng thuốc theo sau.
https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/11/11111111_zing.jpg
Hình ảnh này được phát trên truyền thông sau khoảng nửa tháng ông này vắng bóng trước công chúng.
Trước đó, hồi cuối tháng 10/2019, kênh YouTube của Truyền hình Nhân Dân đã phải cắt đi mấy giây đoạn ông Trọng tập tễnh bước đón khách và chỉ còn lại cảnh ông đang ngồi trên ghế.
Thời điểm đó, các kênh truyền thông khác của nhà nước như trang web của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đưa tin video về sự kiện này nhưng cắt cảnh ông Trọng đi lại và chỉ còn đoạn ông ôm hôn Tổng bí thư Lào Bounnhang Vorachith.
Biến cố liên quan đến sức khỏe cũng được cho là khiến người đứng đầu đảng CSVN đã không thể thực hiện chuyến công du Mỹ theo kế hoạch vào cuối năm 2019 theo lịch trình đã sắp xếp.
“Dân phải được quyền giám sát năng lực lãnh đạo”
Việc ông Trọng thoắt ẩn thoắt hiện trên báo đài nhà nước được hiểu là sức khỏe của vị lãnh đạo ở tuổi 76 đang phập phù, chưa hoàn toàn hồi phục sau vụ đột quỵ ở tỉnh Kiên Giang hồi tháng 4/2019. Kể từ thời điểm đó, Tổng bí thư Trọng gần như chỉ xuất hiện trong hội trường và không hiện diện tại các không gian ngoài trời.
Ông Trọng cũng nghiễm nhiên trở thành nhân vật được hưởng ngoại lệ, không phải tham gia “nghi thức” bắt buộc là viếng lăng HCM trước các sự kiện quan trọng của Đảng CSVN.
Hình ảnh ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN trên báo nhà nước. Courtesy of Zing
Có lẽ để tránh cho việc tình trạng bệnh tật của ông Trọng bị công luận bàn tán trên mạng xã hội, hồi cuối tháng 8/2020, nhà cầm quyền CSVN loan báo việc hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của giới chức từ hàng ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư “thuộc danh mục bí mật nhà nước”.
Động thái này được cho là để chính quyền có thể “xử tội” bất kỳ ý kiến nào trên mạng xã hội về bệnh tình lãnh đạo.
Nhà báo Lưu Trọng Văn bình luận trên trang cá nhân: “Sức khỏe của chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội là nguyên thủ quốc gia thì phải minh bạch công khai. Nguyên thủ quốc gia lãnh đạo dân, dân phải được quyền giám sát năng lực, khả năng lãnh đạo của các vị ấy thế nào. Đó là quyền của dân!”
Điều oái oăm là trong lúc không được tường thuật về tin sức khỏe lãnh đạo CSVN, các báo nhà nước đành phải dành sự quan tâm sang các nước khác. Tờ Tuổi Trẻ hôm 3/11/2020 gây tranh cãi với bài “Mỹ có truyền thống che đậy tình trạng sức khỏe của tổng thống”.
Tờ báo của Thành Đoàn TNCS khiến công luận ngạc nhiên khi có thể mạnh miệng phê phán nước Mỹ, trong lúc ngoan ngoãn nghe lời Ban Tuyên giáo rằng sức khỏe của lãnh đạo CSVN là yếu tố “cấm kỵ, nhạy cảm”.
Facebooker Chu Mộng Long bình luận: “Thật là cao thượng khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe chỉ vì căn bệnh viêm loét đại tràng mà từ chức, để phòng tránh những quyết đoán sai lầm có hại cho dân cho nước. Tính công khai minh bạch, tính tự trọng làm nên người Nhật văn minh từ nguyên thủ đến dân.”
“Trong khi ở xứ man di, một lãnh đạo bị ‘bệnh lạ’ với hơn nửa linh hồn đã giao cho quỷ vẫn giữ bí mật đến cùng để bảo toàn cho chiếc ghế. Ai lỡ mồm tiết lộ bí mật về sức khoẻ hay phần linh hồn theo quỷ của lãnh đạo là có thể bị phạt, bị bắt giam.”
Định Tường
https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/11/NPT_WSC-696x554.jpg
Ông Nguyễn Phú Trọng đi loạng choạng, không vững và phải được ông Mai Tiến Dũng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ CSVN, cầm tay dìu đi và đỡ bước cho khỏi ngã. Web screen capture
Trong lần xuất hiện mới nhất tại lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN, vị lãnh đạo đang kiêm nhiệm hai ghế của CSVN khiến công luận quan ngại về hình ảnh cho thấy ông vẫn đang trong tình trạng đi không vững, phải nhờ người bên cạnh mới bước được.
Hầu hết các báo nhà nước khi tường thuật Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa khai mạc tại Hà Nội hôm 12/11/2020 chỉ đăng tải hình ảnh ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước CSVN đứng ở bục đọc diễn văn.
Cùng thời điểm, một clip do hãng Reuters của Anh quốc công bố cho thấy hình ảnh ông Trọng đi loạng choạng, không vững và phải được ông Mai Tiến Dũng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ CSVN, cầm tay dìu đi và đỡ bước cho khỏi ngã.
“Đúng là quá tham quyền cố vị”
Facebooker Trọng Hiền, admin của trang “Ngụy biện – Fallacy” bình luận trên trang cá nhân: “Sức khỏe thế này mà vẫn một đít hai ghế, đúng là quá tham quyền cố vị. Chả bù Thủ tướng Nhật Shinzo Abe từ chức ngay khi thấy sức khỏe không đảm bảo cách đây vài tháng. Nhưng như vậy nghĩa là ông Trọng, rất nhiều khả năng sẽ không thể ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa.”
Trước đó, Facebooker này từng chỉ trích “khát khao duy trì quyền lực đến bệnh hoạn của những tên lãnh đạo Cộng sản” và bày tỏ: “Thương cho dân mình, khi không có bất kỳ quyền lực chính trị nào để đuổi cổ bọn bất tài như chúng xuống”.
https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/11/z2173277059620_8874919085b9f9df61b7105074aad303_zi ng.jpg
“Tứ trụ” CSVN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa khai mạc tại Hà Nội hôm 12/11/2020. Courtesy of Zing
Trước vụ này, ông Trọng đã từng nhiều lần để lộ việc mình không thể tự bước đi bình thường, thậm chí trong các clip do truyền thông nhà nước đăng tải.
Lần gần nhất, một bản tin video của đài Truyền Hình Việt Nam hôm 1/9/2020 cho thấy ông Trọng đi khập khiễng, phải vịn ghế và luôn có một trợ lý kè kè chiếc cặp đựng thuốc theo sau.
https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/11/11111111_zing.jpg
Hình ảnh này được phát trên truyền thông sau khoảng nửa tháng ông này vắng bóng trước công chúng.
Trước đó, hồi cuối tháng 10/2019, kênh YouTube của Truyền hình Nhân Dân đã phải cắt đi mấy giây đoạn ông Trọng tập tễnh bước đón khách và chỉ còn lại cảnh ông đang ngồi trên ghế.
Thời điểm đó, các kênh truyền thông khác của nhà nước như trang web của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đưa tin video về sự kiện này nhưng cắt cảnh ông Trọng đi lại và chỉ còn đoạn ông ôm hôn Tổng bí thư Lào Bounnhang Vorachith.
Biến cố liên quan đến sức khỏe cũng được cho là khiến người đứng đầu đảng CSVN đã không thể thực hiện chuyến công du Mỹ theo kế hoạch vào cuối năm 2019 theo lịch trình đã sắp xếp.
“Dân phải được quyền giám sát năng lực lãnh đạo”
Việc ông Trọng thoắt ẩn thoắt hiện trên báo đài nhà nước được hiểu là sức khỏe của vị lãnh đạo ở tuổi 76 đang phập phù, chưa hoàn toàn hồi phục sau vụ đột quỵ ở tỉnh Kiên Giang hồi tháng 4/2019. Kể từ thời điểm đó, Tổng bí thư Trọng gần như chỉ xuất hiện trong hội trường và không hiện diện tại các không gian ngoài trời.
Ông Trọng cũng nghiễm nhiên trở thành nhân vật được hưởng ngoại lệ, không phải tham gia “nghi thức” bắt buộc là viếng lăng HCM trước các sự kiện quan trọng của Đảng CSVN.
Hình ảnh ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN trên báo nhà nước. Courtesy of Zing
Có lẽ để tránh cho việc tình trạng bệnh tật của ông Trọng bị công luận bàn tán trên mạng xã hội, hồi cuối tháng 8/2020, nhà cầm quyền CSVN loan báo việc hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của giới chức từ hàng ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư “thuộc danh mục bí mật nhà nước”.
Động thái này được cho là để chính quyền có thể “xử tội” bất kỳ ý kiến nào trên mạng xã hội về bệnh tình lãnh đạo.
Nhà báo Lưu Trọng Văn bình luận trên trang cá nhân: “Sức khỏe của chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội là nguyên thủ quốc gia thì phải minh bạch công khai. Nguyên thủ quốc gia lãnh đạo dân, dân phải được quyền giám sát năng lực, khả năng lãnh đạo của các vị ấy thế nào. Đó là quyền của dân!”
Điều oái oăm là trong lúc không được tường thuật về tin sức khỏe lãnh đạo CSVN, các báo nhà nước đành phải dành sự quan tâm sang các nước khác. Tờ Tuổi Trẻ hôm 3/11/2020 gây tranh cãi với bài “Mỹ có truyền thống che đậy tình trạng sức khỏe của tổng thống”.
Tờ báo của Thành Đoàn TNCS khiến công luận ngạc nhiên khi có thể mạnh miệng phê phán nước Mỹ, trong lúc ngoan ngoãn nghe lời Ban Tuyên giáo rằng sức khỏe của lãnh đạo CSVN là yếu tố “cấm kỵ, nhạy cảm”.
Facebooker Chu Mộng Long bình luận: “Thật là cao thượng khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe chỉ vì căn bệnh viêm loét đại tràng mà từ chức, để phòng tránh những quyết đoán sai lầm có hại cho dân cho nước. Tính công khai minh bạch, tính tự trọng làm nên người Nhật văn minh từ nguyên thủ đến dân.”
“Trong khi ở xứ man di, một lãnh đạo bị ‘bệnh lạ’ với hơn nửa linh hồn đã giao cho quỷ vẫn giữ bí mật đến cùng để bảo toàn cho chiếc ghế. Ai lỡ mồm tiết lộ bí mật về sức khoẻ hay phần linh hồn theo quỷ của lãnh đạo là có thể bị phạt, bị bắt giam.”
Định Tường