duyanh
10-30-2020, 01:23 PM
Từ các thảm họa lũ lụt ở miền Trung, lãnh đạo Cục Kiểm lâm nói gì về thói quen sử dụng gỗ rừng tự nhiên?
Ông Lê Đình Thơm, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT) cho rằng, để thay đổi thói quen sử dụng gỗ thịt, quý hiếm thì phải có lộ trình và thời gian nhất định. Quan điểm nhất quán là chúng ta cương quyết thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên.
Trao đổi với DANVIET.VN, ông Lê Đình Thơm, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT) cho rằng, đối với riêng từng công trình làm bằng gỗ thịt quý hiếm, chúng ta phải kiểm tra, xác minh cụ thể thì mới xác định chính xác nguồn gốc của các loại gỗ được sử dụng để xây dựng các công trình này.
Pháp luật không cấm việc sử dụng gỗ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp để xây dựng các công trình.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/le-dinh-thom-16032556101171712336949-01.jpg
Ông Lê Đình Thơm, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT): Quan sát từ thực tế cho thấy, việc sử dụng đồ nội thất được làm từ gỗ công nghiệp đẹp và tiện lợi với chi phí rẻ hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.
Theo ông Lê Đình Thơm, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; từ ngày 12/01/2017, Nhà nước đã dừng cho phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc. Đây là một trong những chủ trương rất hiệu quả, góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác rừng tự nhiên, trong đó có các loài gỗ nguy cấp, quý, hiếm trong thời gian vừa qua.
Vì thế, về cơ bản, gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước sau thời điểm này là bất hợp pháp, thì chúng ta cần xem xét kỹ, (trừ trường hợp khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên từ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng, nhưng rất ít).
Hiện nay, nhiều nước đang rất quan tâm đến nguồn gốc gỗ hợp pháp, đặc biệt là Liên minh Châu Âu đã nghiêm cấm đưa gỗ khai thác trái phép và lâm sản có nguồn gốc từ gỗ loại này vào thị trường. Vậy, lực lượng Kiểm lâm đã có những giải pháp gì để tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng, tiêu thụ gỗ rừng tự nhiên?
– Việc bảo đảm gỗ và nguồn gốc gỗ hợp pháp để quản lý rừng bền vững là chủ trương nhất quán của Nhà nước ta, tinh thần đó được thể hiện tại Điều 69 Luật Lâm nghiệp năm 2017.
Thực hiện Luật Lâm nghiệp năm 2017, Chính phủ, Bộ NNPTNT đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam, Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản…
Những quy định này góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất để bảo đảm gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam được khai thác, nhập khẩu, mua bán, chế biến, xuất khẩu hợp pháp và từ đó thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ, đồng thời để tổ chức triển khai thực hiện có trách nhiệm các Hiệp ước quốc tế, thoả thuận song phương mà Việt Nam là thành viên.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/sap-go-nang-5-tan-6-16032558931321245433513-01.jpg
Chiếc sập gỗ cẩm lai có chiều dài 5,36m, chiều rộng 2,1m và dày 40cm, nặng lên đến 5 tấn được trưng bày tại một triển lãm ở Hà Đông (Hà Nội) được xẻ từ cây gỗ cẩm lai hàng trăm năm tuổi.
Do vậy, để hạn chế tối đa việc sử dụng, tiêu thụ bất hợp pháp gỗ rừng tự nhiên, lực lượng Kiểm lâm cần đẩy mạnh việc quản lý rừng tự nhiên tận gốc, đồng thời tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát lâm sản, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Cùng với đó, chúng ta đang xây dựng và triển khai các chính sách để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ rừng trồng trong nước. Đồng thời, tuyên truyền, vận động để thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc rừng trồng và các sản phẩm được sản xuất từ các vật liệu khác ngoài gỗ. Nâng cao năng suất rừng trồng, xây dựng các khu rừng gỗ lớn để bảo đảm nguồn cung cho ngành chế biến gỗ trong nước.
Mặc dù đã có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, nhưng nhiều người vẫn có thói quen sử dụng gỗ thịt, gỗ quý hiếm để làm nhà, biệt phủ lộng lẫy, rồi làm đồ nội thất với kích cỡ khủng. Điều này có gây sức ép đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng?
– Hiện tại, chúng ta đã có chủ trương đóng cửa rừng, nghiêm cấm không cho phép khai thác chính gỗ từ rừng tự nhiên. Nhưng pháp luật vẫn cho phép người dân sử dụng gỗ rừng tự nhiên nhập khẩu từ các nước và trên thực tế, người dân vẫn có nhu cầu sử dụng gỗ tự nhiên để làm nhà, xây dựng các công trình và làm đồ nội thất. Điều này đã gây sức ép rất lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là đối với diện tích rừng tự nhiên.
Bên cạnh đó, thời gian qua, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế thu hút trồng rừng. Diện tích rừng trồng phát triển nhanh và thu nhập của người dân trồng rừng cũng tăng lên. Trong khi đó, mức khoán bảo vệ đối với rừng tự nhiên còn thấp và với chủ trương đóng cửa rừng, người dân không được khai thác gỗ từ rừng tự nhiên nên một số nơi, có hiện tượng, bằng mọi cách để chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên sang trồng rừng nhằm tăng thêm thu nhập.
Tuy nhiên, chúng ta đã nhất quán, thực hiện nghiêm chủ trương không cho phép khai thác gỗ từ rừng tự nhiên và tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp.
Đặc biệt, chúng ta đã triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn luật nên số vụ phá rừng giảm mạnh trong những năm gần đây: số vụ vi phạm về Lâm nghiệp đã giảm rõ rệt, năm 2018 xảy ra 12.954 vụ, năm 2019 xảy ra 10.731 vụ vi phạm, giảm 2.223 vụ (giảm 17%) so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, cả nước đã phát hiện 8.488 vụ vi phạm, giảm 1.226 vụ (tương ứng giảm 12%) so với 9 tháng năm 2019. Về cơ bản các hành vi, vụ việc vi phạm đã giảm cả về số lượng và quy mô.
Theo ông, chúng ta cần phải làm gì để thay đổi thói quen sử dụng gỗ thịt, gỗ quý hiếm của người dân, thay vào đó là các sản phẩm gỗ công nghiệp?
– Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến gỗ ở nước ta rất phát triển. Nhiều sản phẩm gỗ công nghiệp có mẫu mã, màu sắc và chất lượng tốt. Quan sát từ thực tế cho thấy, việc sử dụng đồ nội thất được làm từ gỗ công nghiệp đẹp và tiện lợi với chi phí rẻ hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.
Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến gỗ ở nước ta rất phát triển. Nhiều sản phẩm gỗ công nghiệp có mẫu mã, màu sắc và chất lượng tốt. Quan sát từ thực tế cho thấy, việc sử dụng đồ nội thất được làm từ gỗ công nghiệp đẹp và tiện lợi.
Ông Lê Đình Thơm, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT)
Tuy nhiên, để thay đổi thói quen, thị hiếu tiêu dùng đồ gỗ, chúng ta cần phải có thời gian và lộ trình nhất định. Đồng thời, chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ việc tuyên truyền vận động đến việc tham mưu xây dựng triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng đến việc nhất quán, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đóng cửa rừng, nghiêm cấm khai thác chính gỗ từ rừng tự nhiên.
Trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp và Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã tăng nặng hình thức và mức xử phạt đối với hành vi khai thác, phá rừng tự nhiên trái pháp luật để tạo sự răn đe, phòng ngừa vi phạm.
Cùng với đó, chúng ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân và các chủ rừng tham gia quản lý, bảo vệ rừng, nhất là nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng. Điều này đã giúp cân bằng, tăng mức sống của người dân sống dựa vào rừng và giảm sức ép từ việc chặt gỗ rừng trái phép bán để có tiền trang trải cuộc sống.
Là người làm công tác bảo vệ rừng, ông cảm nhận như thế nào khi thấy những ngôi nhà, rồi các biệt phủ lộng lẫy, rồi đồ gỗ nội thất khủng được làm từ gỗ thịt, quý hiếm?
“Tôi xin nhắc lại, để thay đổi thói quen sử dụng gỗ thịt, quý hiếm thì phải có lộ trình và thời gian nhất định. Quan điểm nhất quán là chúng ta cương quyết thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp, phục vụ cho công nghiệp chế biến và tiêu dùng của người dân”.
(Ông Lê Đình Thơm)
– Trên thực tế, ngoài xã hội vẫn có một lượng gỗ rừng tự nhiên được khai thác trước khi có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, hoặc có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp. Vì thế, vẫn có những công trình được làm từ gỗ rừng tự nhiên, đảm bảo nguồn gốc và tuân thủ quy định của pháp luật tại thời điểm đó.
Chính vì thế, đối với riêng từng công trình làm bằng gỗ thịt quý hiếm, chúng ta phải xem xét nguồn gốc cụ thể thì mới biết được. Khi luật pháp chưa cấm mà anh làm đảm bảo theo đúng quy định pháp luật thì không có vấn đề gì. Nhưng những công trình xây dựng có gỗ rừng tự nhiên khai thác sau Chỉ thị 13-CT/TW thì chúng ta cần xem xét kỹ.
Xin cảm ơn ông!
Thông tin bất ngờ về “những món đồ gỗ khủng” tại chùa Linh Phước
Dân việt
Ông Lê Đình Thơm, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT) cho rằng, để thay đổi thói quen sử dụng gỗ thịt, quý hiếm thì phải có lộ trình và thời gian nhất định. Quan điểm nhất quán là chúng ta cương quyết thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên.
Trao đổi với DANVIET.VN, ông Lê Đình Thơm, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT) cho rằng, đối với riêng từng công trình làm bằng gỗ thịt quý hiếm, chúng ta phải kiểm tra, xác minh cụ thể thì mới xác định chính xác nguồn gốc của các loại gỗ được sử dụng để xây dựng các công trình này.
Pháp luật không cấm việc sử dụng gỗ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp để xây dựng các công trình.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/le-dinh-thom-16032556101171712336949-01.jpg
Ông Lê Đình Thơm, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT): Quan sát từ thực tế cho thấy, việc sử dụng đồ nội thất được làm từ gỗ công nghiệp đẹp và tiện lợi với chi phí rẻ hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.
Theo ông Lê Đình Thơm, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; từ ngày 12/01/2017, Nhà nước đã dừng cho phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc. Đây là một trong những chủ trương rất hiệu quả, góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác rừng tự nhiên, trong đó có các loài gỗ nguy cấp, quý, hiếm trong thời gian vừa qua.
Vì thế, về cơ bản, gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước sau thời điểm này là bất hợp pháp, thì chúng ta cần xem xét kỹ, (trừ trường hợp khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên từ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng, nhưng rất ít).
Hiện nay, nhiều nước đang rất quan tâm đến nguồn gốc gỗ hợp pháp, đặc biệt là Liên minh Châu Âu đã nghiêm cấm đưa gỗ khai thác trái phép và lâm sản có nguồn gốc từ gỗ loại này vào thị trường. Vậy, lực lượng Kiểm lâm đã có những giải pháp gì để tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng, tiêu thụ gỗ rừng tự nhiên?
– Việc bảo đảm gỗ và nguồn gốc gỗ hợp pháp để quản lý rừng bền vững là chủ trương nhất quán của Nhà nước ta, tinh thần đó được thể hiện tại Điều 69 Luật Lâm nghiệp năm 2017.
Thực hiện Luật Lâm nghiệp năm 2017, Chính phủ, Bộ NNPTNT đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam, Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản…
Những quy định này góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất để bảo đảm gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam được khai thác, nhập khẩu, mua bán, chế biến, xuất khẩu hợp pháp và từ đó thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ, đồng thời để tổ chức triển khai thực hiện có trách nhiệm các Hiệp ước quốc tế, thoả thuận song phương mà Việt Nam là thành viên.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/sap-go-nang-5-tan-6-16032558931321245433513-01.jpg
Chiếc sập gỗ cẩm lai có chiều dài 5,36m, chiều rộng 2,1m và dày 40cm, nặng lên đến 5 tấn được trưng bày tại một triển lãm ở Hà Đông (Hà Nội) được xẻ từ cây gỗ cẩm lai hàng trăm năm tuổi.
Do vậy, để hạn chế tối đa việc sử dụng, tiêu thụ bất hợp pháp gỗ rừng tự nhiên, lực lượng Kiểm lâm cần đẩy mạnh việc quản lý rừng tự nhiên tận gốc, đồng thời tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát lâm sản, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Cùng với đó, chúng ta đang xây dựng và triển khai các chính sách để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ rừng trồng trong nước. Đồng thời, tuyên truyền, vận động để thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc rừng trồng và các sản phẩm được sản xuất từ các vật liệu khác ngoài gỗ. Nâng cao năng suất rừng trồng, xây dựng các khu rừng gỗ lớn để bảo đảm nguồn cung cho ngành chế biến gỗ trong nước.
Mặc dù đã có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, nhưng nhiều người vẫn có thói quen sử dụng gỗ thịt, gỗ quý hiếm để làm nhà, biệt phủ lộng lẫy, rồi làm đồ nội thất với kích cỡ khủng. Điều này có gây sức ép đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng?
– Hiện tại, chúng ta đã có chủ trương đóng cửa rừng, nghiêm cấm không cho phép khai thác chính gỗ từ rừng tự nhiên. Nhưng pháp luật vẫn cho phép người dân sử dụng gỗ rừng tự nhiên nhập khẩu từ các nước và trên thực tế, người dân vẫn có nhu cầu sử dụng gỗ tự nhiên để làm nhà, xây dựng các công trình và làm đồ nội thất. Điều này đã gây sức ép rất lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là đối với diện tích rừng tự nhiên.
Bên cạnh đó, thời gian qua, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế thu hút trồng rừng. Diện tích rừng trồng phát triển nhanh và thu nhập của người dân trồng rừng cũng tăng lên. Trong khi đó, mức khoán bảo vệ đối với rừng tự nhiên còn thấp và với chủ trương đóng cửa rừng, người dân không được khai thác gỗ từ rừng tự nhiên nên một số nơi, có hiện tượng, bằng mọi cách để chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên sang trồng rừng nhằm tăng thêm thu nhập.
Tuy nhiên, chúng ta đã nhất quán, thực hiện nghiêm chủ trương không cho phép khai thác gỗ từ rừng tự nhiên và tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp.
Đặc biệt, chúng ta đã triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn luật nên số vụ phá rừng giảm mạnh trong những năm gần đây: số vụ vi phạm về Lâm nghiệp đã giảm rõ rệt, năm 2018 xảy ra 12.954 vụ, năm 2019 xảy ra 10.731 vụ vi phạm, giảm 2.223 vụ (giảm 17%) so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, cả nước đã phát hiện 8.488 vụ vi phạm, giảm 1.226 vụ (tương ứng giảm 12%) so với 9 tháng năm 2019. Về cơ bản các hành vi, vụ việc vi phạm đã giảm cả về số lượng và quy mô.
Theo ông, chúng ta cần phải làm gì để thay đổi thói quen sử dụng gỗ thịt, gỗ quý hiếm của người dân, thay vào đó là các sản phẩm gỗ công nghiệp?
– Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến gỗ ở nước ta rất phát triển. Nhiều sản phẩm gỗ công nghiệp có mẫu mã, màu sắc và chất lượng tốt. Quan sát từ thực tế cho thấy, việc sử dụng đồ nội thất được làm từ gỗ công nghiệp đẹp và tiện lợi với chi phí rẻ hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.
Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến gỗ ở nước ta rất phát triển. Nhiều sản phẩm gỗ công nghiệp có mẫu mã, màu sắc và chất lượng tốt. Quan sát từ thực tế cho thấy, việc sử dụng đồ nội thất được làm từ gỗ công nghiệp đẹp và tiện lợi.
Ông Lê Đình Thơm, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT)
Tuy nhiên, để thay đổi thói quen, thị hiếu tiêu dùng đồ gỗ, chúng ta cần phải có thời gian và lộ trình nhất định. Đồng thời, chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ việc tuyên truyền vận động đến việc tham mưu xây dựng triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng đến việc nhất quán, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đóng cửa rừng, nghiêm cấm khai thác chính gỗ từ rừng tự nhiên.
Trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp và Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã tăng nặng hình thức và mức xử phạt đối với hành vi khai thác, phá rừng tự nhiên trái pháp luật để tạo sự răn đe, phòng ngừa vi phạm.
Cùng với đó, chúng ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân và các chủ rừng tham gia quản lý, bảo vệ rừng, nhất là nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng. Điều này đã giúp cân bằng, tăng mức sống của người dân sống dựa vào rừng và giảm sức ép từ việc chặt gỗ rừng trái phép bán để có tiền trang trải cuộc sống.
Là người làm công tác bảo vệ rừng, ông cảm nhận như thế nào khi thấy những ngôi nhà, rồi các biệt phủ lộng lẫy, rồi đồ gỗ nội thất khủng được làm từ gỗ thịt, quý hiếm?
“Tôi xin nhắc lại, để thay đổi thói quen sử dụng gỗ thịt, quý hiếm thì phải có lộ trình và thời gian nhất định. Quan điểm nhất quán là chúng ta cương quyết thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp, phục vụ cho công nghiệp chế biến và tiêu dùng của người dân”.
(Ông Lê Đình Thơm)
– Trên thực tế, ngoài xã hội vẫn có một lượng gỗ rừng tự nhiên được khai thác trước khi có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, hoặc có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp. Vì thế, vẫn có những công trình được làm từ gỗ rừng tự nhiên, đảm bảo nguồn gốc và tuân thủ quy định của pháp luật tại thời điểm đó.
Chính vì thế, đối với riêng từng công trình làm bằng gỗ thịt quý hiếm, chúng ta phải xem xét nguồn gốc cụ thể thì mới biết được. Khi luật pháp chưa cấm mà anh làm đảm bảo theo đúng quy định pháp luật thì không có vấn đề gì. Nhưng những công trình xây dựng có gỗ rừng tự nhiên khai thác sau Chỉ thị 13-CT/TW thì chúng ta cần xem xét kỹ.
Xin cảm ơn ông!
Thông tin bất ngờ về “những món đồ gỗ khủng” tại chùa Linh Phước
Dân việt