duyanh
10-27-2020, 12:58 PM
Ấn Độ và Hoa Kỳ đạt thỏa thuận về chia sẻ dữ liệu vệ tinh
https://s.rfi.fr/media/display/471209f6-1842-11eb-b4e9-005056bf87d6/w:980/p:16x9/2020-10-27T085057Z_1609836225_RC2WQJ9WH8HS_RTRMADP_3_USA-ASIA-INDIA.webp
Bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Rajnath Singh phát biểu trong cuộc họp báo chung của các bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao hai nước Hoa Kỳ và Ấn Độ tại New Dehli, ngày 27/10/2020. REUTERS - ADNAN ABIDI
Ngày 27/10/2020, Đối Thoại 2+2 cấp bộ trưởng lần thứ ba giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ đã mở ra tại New Delhi, với sự tham dự của ngoại trưởng Mike Pompeo và bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper về phía Mỹ, và hai đồng nhiệm Subrahmanyam Jaishankar và Rajnath Singh phía Ấn Độ. Ngay trước khi cuộc họp khai mạc, bộ Quốc Phòng Ấn Độ cho biết New Delhi đã đạt được một thỏa thuận quân sự với Washington về việc chia sẻ dữ liệu vệ tinh rất nhạy cảm.
Trong cuộc gặp riêng diễn ra trước buổi họp 2+2, hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ-Ấn đã thảo luận thêm về thỏa thuận hợp tác về không gian địa lý BECA, cho phép chia sẻ công nghệ quân sự cao cấp, bản đồ không gian địa lý và dữ liệu vệ tinh nhạy cảm giữa quân đội hai nước. Công cuộc hợp tác này sẽ giúp Ấn Độ nâng cao khả năng hoạt động chính xác của tên lửa và máy bay không người lái, qua đó tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác quân sự song phương.
Theo hãng tin Anh Reuters, một nguồn tin quốc phòng Ấn Độ cho biết là Thỏa Thuận BECA cũng sẽ cho phép Hoa Kỳ cung cấp các thiết bị hỗ trợ định vị và thiết bị điện tử hàng không tiên tiến trên các máy bay do Mỹ cung cấp cho Ấn Độ. Từ năm 2007 đến nay, các công ty Mỹ đã bán cho Ấn Độ hơn 21 tỷ đô la vũ khí.
Trong một thông cáo, bộ Quốc Phòng Ấn Độ xác nhận là Thỏa Thuận BECA sẽ được hai bên ký kết trong ngày 27/10.
Cũng trong lãnh vực hợp tác quân sự, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper đã hoan nghênh việc Úc sẽ tham gia các cuộc tập trận Hải Quân chung vào tháng tới với Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản ngoài khơi Vịnh Bengal.
Việc Ấn Độ mời Úc tham gia cuộc tập trận là một chuyển biến quan trọng, vì New Delhi cho đến gần đây vẫn tránh mở rộng cuộc tập trận song phương với Mỹ cho nước khác tham gia, trong bối cảnh Trung Quốc luôn phản đối các cuộc tập trận đa phương.
Về phần mình, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo một lần nữa đã cho rằng Ấn Độ và Hoa Kỳ phải tập trung đối phó với mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Phát biểu trước khi vào phòng họp hôm nay, ông Pompeo khẳng định rằng Đối Thoại 2+2 là dịp để hai « nền dân chủ lớn » là Mỹ và Ấn xích lại gần nhau hơn, và hai bên « chắc chắn còn nhiều việc phải làm ».
Về nội dung mà các bộ trưởng sẽ thảo luận, ông Pompeo cho biết :« Hôm nay chúng ta có rất nhiều điều để thảo luận: Sự hợp tác của chúng ta để đối phó với đại dịch bắt nguồn từ Vũ Hán, để đối đầu với các mối đe dọa của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với an ninh và tự do, nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong toàn khu vực. »
Sau Ấn Độ, ông Pompeo sẽ đến Sri Lanka và Maldives, hai nước vùng Ấn Độ Dương từng được Trung Quốc cho vay để xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng khác nhau, một hành động bị cáo buộc là giăng bẫy nợ.
Vào tuần trước, một quan chức cấp cao phụ trách các vấn đề Nam Á và Trung Á trong bộ Ngoại Giao Mỹ đã nhấn mạnh rằng Sri Lanka cần phải quyết tâm bảo đảm sự độc lập kinh tế đối với Trung Quốc.
Trung Quốc, qua lời đại sứ của họ tại thủ đô Sri Lanka, hôm nay đã lên tiếng đả kích chuyến thăm của ông Pompeo, cho rằng Mỹ không nên « bắt nạt » Sri Lanka.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/471209f6-1842-11eb-b4e9-005056bf87d6/w:980/p:16x9/2020-10-27T085057Z_1609836225_RC2WQJ9WH8HS_RTRMADP_3_USA-ASIA-INDIA.webp
Bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Rajnath Singh phát biểu trong cuộc họp báo chung của các bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao hai nước Hoa Kỳ và Ấn Độ tại New Dehli, ngày 27/10/2020. REUTERS - ADNAN ABIDI
Ngày 27/10/2020, Đối Thoại 2+2 cấp bộ trưởng lần thứ ba giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ đã mở ra tại New Delhi, với sự tham dự của ngoại trưởng Mike Pompeo và bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper về phía Mỹ, và hai đồng nhiệm Subrahmanyam Jaishankar và Rajnath Singh phía Ấn Độ. Ngay trước khi cuộc họp khai mạc, bộ Quốc Phòng Ấn Độ cho biết New Delhi đã đạt được một thỏa thuận quân sự với Washington về việc chia sẻ dữ liệu vệ tinh rất nhạy cảm.
Trong cuộc gặp riêng diễn ra trước buổi họp 2+2, hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ-Ấn đã thảo luận thêm về thỏa thuận hợp tác về không gian địa lý BECA, cho phép chia sẻ công nghệ quân sự cao cấp, bản đồ không gian địa lý và dữ liệu vệ tinh nhạy cảm giữa quân đội hai nước. Công cuộc hợp tác này sẽ giúp Ấn Độ nâng cao khả năng hoạt động chính xác của tên lửa và máy bay không người lái, qua đó tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác quân sự song phương.
Theo hãng tin Anh Reuters, một nguồn tin quốc phòng Ấn Độ cho biết là Thỏa Thuận BECA cũng sẽ cho phép Hoa Kỳ cung cấp các thiết bị hỗ trợ định vị và thiết bị điện tử hàng không tiên tiến trên các máy bay do Mỹ cung cấp cho Ấn Độ. Từ năm 2007 đến nay, các công ty Mỹ đã bán cho Ấn Độ hơn 21 tỷ đô la vũ khí.
Trong một thông cáo, bộ Quốc Phòng Ấn Độ xác nhận là Thỏa Thuận BECA sẽ được hai bên ký kết trong ngày 27/10.
Cũng trong lãnh vực hợp tác quân sự, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper đã hoan nghênh việc Úc sẽ tham gia các cuộc tập trận Hải Quân chung vào tháng tới với Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản ngoài khơi Vịnh Bengal.
Việc Ấn Độ mời Úc tham gia cuộc tập trận là một chuyển biến quan trọng, vì New Delhi cho đến gần đây vẫn tránh mở rộng cuộc tập trận song phương với Mỹ cho nước khác tham gia, trong bối cảnh Trung Quốc luôn phản đối các cuộc tập trận đa phương.
Về phần mình, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo một lần nữa đã cho rằng Ấn Độ và Hoa Kỳ phải tập trung đối phó với mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Phát biểu trước khi vào phòng họp hôm nay, ông Pompeo khẳng định rằng Đối Thoại 2+2 là dịp để hai « nền dân chủ lớn » là Mỹ và Ấn xích lại gần nhau hơn, và hai bên « chắc chắn còn nhiều việc phải làm ».
Về nội dung mà các bộ trưởng sẽ thảo luận, ông Pompeo cho biết :« Hôm nay chúng ta có rất nhiều điều để thảo luận: Sự hợp tác của chúng ta để đối phó với đại dịch bắt nguồn từ Vũ Hán, để đối đầu với các mối đe dọa của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với an ninh và tự do, nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong toàn khu vực. »
Sau Ấn Độ, ông Pompeo sẽ đến Sri Lanka và Maldives, hai nước vùng Ấn Độ Dương từng được Trung Quốc cho vay để xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng khác nhau, một hành động bị cáo buộc là giăng bẫy nợ.
Vào tuần trước, một quan chức cấp cao phụ trách các vấn đề Nam Á và Trung Á trong bộ Ngoại Giao Mỹ đã nhấn mạnh rằng Sri Lanka cần phải quyết tâm bảo đảm sự độc lập kinh tế đối với Trung Quốc.
Trung Quốc, qua lời đại sứ của họ tại thủ đô Sri Lanka, hôm nay đã lên tiếng đả kích chuyến thăm của ông Pompeo, cho rằng Mỹ không nên « bắt nạt » Sri Lanka.
RFI