duyanh
10-25-2020, 01:17 PM
Biển Đông : Nhiều nước không tranh chấp chủ quyền bác bỏ yêu sách của Trung Quốc
https://s.rfi.fr/media/display/52be94e4-16a4-11eb-a8a3-005056bff430/w:980/p:16x9/AP20272398389593.webp
Ảnh tự liệu của không quân Philippines chụp ngày 21/04/2017 : Một đảo trong khu vực Trường Sa trong Biển Đông, đang có tranh chấp bị Trung Quốc chiếm giữ và cải tạo thành cơ sở quân sự. AP - Francis Malasig
Hãng thông tấn Antara của Indonesia, ngày 24/10/2020 dẫn lời một quan chức bộ Ngoại Giao xác nhận rằng một số nước thành viên khối ASEAN không có đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc.
Hãng thông tấn Antara cho biết các quốc gia thành viên ASEAN và một số nước lớn đã gởi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong năm nay, Jakarta đã hai lần gởi công hàm đến Liên Hiệp Quốc là vào các ngày 26/5 và 12/6.
Ông Damos Dumoli Agusman, tổng cục trưởng Luật Quốc tế và Thỏa thuận, trực thuộc bộ Ngoại Giao Indonesia, trong buổi họp báo trực tuyến hôm thứ Sáu 22/10 tuyên bố : « Điều này có nghĩa là những quốc gia nói với Liên Hiệp Quốc rằng chúng tôi không muốn có bất kỳ một sự vi phạm nào đối với UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển) và không muốn UNCLOS bị thu hẹp hay trở nên mập mờ ».
Vẫn theo vị quan chức ngoại giao Indonesia này, với các công hàm trên, yêu sách của Trung Quốc đối với các vùng lãnh thổ có tranh chấp ở Biển Đông « vẫn sẽ bị xem là bất hợp pháp cho dù Bắc Kinh tiếp tục lên tiếng bác bỏ. Hơn nữa, các công hàm này không phải là một lập luận chính trị nhưng có một lập luận pháp lý được chứng minh bằng luật pháp quốc tế. »
Theo nhận định của hãng tin Indonesia, cuộc chiến công hàm mà ông Agusman nhắc đến cho thấy rõ một cuộc xung đột về lập luận pháp lý giữa các nước có và không có đòi hỏi chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông cũng như là các bên có tham gia UNCLOS.
Trong năm 2020, Trung Quốc đã 6 lần gởi công hàm đến Liên Hiệp Quốc xác quyết yêu sách lãnh hải ở Biển Đông. Những công hàm còn nhằm đáp trả văn kiện của Malaysia đệ trình lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Giới hạn Thềm lục địa ngày 12/12/20219.
Nhiều nước lớn cũng tham gia vào làn sóng bác bỏ yêu sách này của Trung Quốc. Ngày 16/09/2020, phái đoàn thường trực của Vương Quốc Anh bên cạnh Liên Hiệp Quốc, đại diện cho chính phủ Anh, Pháp và Đức đã gởi một công hàm ngoại giao ghi rõ :
« Pháp, Đức và Anh, với tư cách là các bên có tham gia UNCLOS 1992, muốn nhấn mạnh đến lập trường pháp lý của mình, đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các hoạt động không bị cản trở ở những vùng biển, nhất là các quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không, cũng như là quyền quá cảnh vô hại, theo như quy định của UNCLOS, đặc biệt là ở vùng Biển Đông ».
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/52be94e4-16a4-11eb-a8a3-005056bff430/w:980/p:16x9/AP20272398389593.webp
Ảnh tự liệu của không quân Philippines chụp ngày 21/04/2017 : Một đảo trong khu vực Trường Sa trong Biển Đông, đang có tranh chấp bị Trung Quốc chiếm giữ và cải tạo thành cơ sở quân sự. AP - Francis Malasig
Hãng thông tấn Antara của Indonesia, ngày 24/10/2020 dẫn lời một quan chức bộ Ngoại Giao xác nhận rằng một số nước thành viên khối ASEAN không có đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc.
Hãng thông tấn Antara cho biết các quốc gia thành viên ASEAN và một số nước lớn đã gởi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong năm nay, Jakarta đã hai lần gởi công hàm đến Liên Hiệp Quốc là vào các ngày 26/5 và 12/6.
Ông Damos Dumoli Agusman, tổng cục trưởng Luật Quốc tế và Thỏa thuận, trực thuộc bộ Ngoại Giao Indonesia, trong buổi họp báo trực tuyến hôm thứ Sáu 22/10 tuyên bố : « Điều này có nghĩa là những quốc gia nói với Liên Hiệp Quốc rằng chúng tôi không muốn có bất kỳ một sự vi phạm nào đối với UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển) và không muốn UNCLOS bị thu hẹp hay trở nên mập mờ ».
Vẫn theo vị quan chức ngoại giao Indonesia này, với các công hàm trên, yêu sách của Trung Quốc đối với các vùng lãnh thổ có tranh chấp ở Biển Đông « vẫn sẽ bị xem là bất hợp pháp cho dù Bắc Kinh tiếp tục lên tiếng bác bỏ. Hơn nữa, các công hàm này không phải là một lập luận chính trị nhưng có một lập luận pháp lý được chứng minh bằng luật pháp quốc tế. »
Theo nhận định của hãng tin Indonesia, cuộc chiến công hàm mà ông Agusman nhắc đến cho thấy rõ một cuộc xung đột về lập luận pháp lý giữa các nước có và không có đòi hỏi chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông cũng như là các bên có tham gia UNCLOS.
Trong năm 2020, Trung Quốc đã 6 lần gởi công hàm đến Liên Hiệp Quốc xác quyết yêu sách lãnh hải ở Biển Đông. Những công hàm còn nhằm đáp trả văn kiện của Malaysia đệ trình lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Giới hạn Thềm lục địa ngày 12/12/20219.
Nhiều nước lớn cũng tham gia vào làn sóng bác bỏ yêu sách này của Trung Quốc. Ngày 16/09/2020, phái đoàn thường trực của Vương Quốc Anh bên cạnh Liên Hiệp Quốc, đại diện cho chính phủ Anh, Pháp và Đức đã gởi một công hàm ngoại giao ghi rõ :
« Pháp, Đức và Anh, với tư cách là các bên có tham gia UNCLOS 1992, muốn nhấn mạnh đến lập trường pháp lý của mình, đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các hoạt động không bị cản trở ở những vùng biển, nhất là các quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không, cũng như là quyền quá cảnh vô hại, theo như quy định của UNCLOS, đặc biệt là ở vùng Biển Đông ».
RFI