PDA

View Full Version : Bị át vía và hụt hơi, Biden sắp đi hết con đường ngược



duyanh
10-25-2020, 01:04 PM
Bị át vía và hụt hơi, Biden sắp đi hết con đường ngược




https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/10/biden-7-700x366.jpg


Ông Joe Biden và vợ (ảnh: Reuters)

Vào tối thứ Năm (22/10, giờ Mỹ) đã diễn ra cuộc tranh luận cuối cùng giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ, Trump và Biden. Ở lần này ông Biden tỏ ra mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên chừng ấy là không đủ, ông đã bị Tổng thống Trump làm lu mờ. Rất có thể điều đang đợi ông Biden là dấu chấm hết cho con đường chính trị mờ nhạt kéo dài gần nửa thế kỷ.

Người điều phối cuộc tranh luận là bà Kristen Welker của NBC News. Bà xuất thân trong một gia đình có truyền thống ủng hộ đảng Dân chủ. Cha của bà Welker là một kỹ sư, mẹ của bà là một nhà đầu tư bất động sản nổi tiếng ở Philadelphia. Cả hai đã ủng hộ hàng chục ngàn đô la cho ông Obama và bà Clinton tranh cử. Ở kỳ bầu cử lần này cha mẹ bà cũng đã ủng hộ nhiều ngàn đô cho ứng viên Biden.

Bà Welker đã chọn ra các chủ đề cho ông Trump và Biden tranh luận, bao gồm vấn đề COVID-19, nhập cư, sắc tộc, biến đổi khí hậu, và an ninh quốc gia. Những chủ đề này dường như bất lợi cho Tổng thống Trump và tạo ra nhiều đất diễn cho ông Biden.

Đây cũng là những vấn đề mà phe Dân chủ tấn công Tổng thống Trump suốt thời gian qua. Diễn biến cuộc tranh luận tối hôm thứ Năm cho thấy, không ít lần bà Welker đã “kiến tạo” để giúp ông Biden “ghi bàn”. Mặc dù vậy ông Trump vẫn đứng vứng và phản công trở lại khiến ứng viên Dân chủ nhiều lúc chỉ biết lắc đầu, cười trừ vì bất lực.

Bị át vía

Phong thái khác biết của hai ứng viên Tổng thống Mỹ 2020 được thể hiện ngay từ thời điểm bước ra sân khấu trong cuộc tranh biện. Ông Trump bước ra sân khấu một cách chậm dãi, với tư thế hiên ngang, trước khi tiến tới bục phát biểu ông còn dừng lại một nhịp, trong khi đó ông Biden bước nhanh tới bục thuyết trình với dáng vẻ có phần lấm lét, lật đật và nhớn nhác.

Chi tiết này đã cho thấy tư thế khác nhau của hai ứng viến Tổng thống Mỹ: ông Trump hoàn toàn ở cửa trên, cho dù các cuộc khảo sát gần nhất vẫn cho kết quả ông Biden được cử tri ủng hộ nhiều hơn (52%) ông chủ Nhà Trắng đương nhiệm (48%).

Nhiều nhà phân tích tin rằng người giành thắng lợi cuối cùng sẽ là Tổng thống Trump, như kịch bản của 4 năm trước, và kết quả các cuộc khảo sát chỉ có giá trị như một loại thuốc “an thần” cho ứng viên Dân chủ.

Sự thất thế của ông Biden là dễ hiểu khi hành trang ông mang tới cuộc tranh luận cuối cùng gần như không có gì ngoài 47 năm làm một chính khách mờ nhạt. Còn ông Trump chỉ với duy nhất 4 năm trong chính trường nhưng lại làm được nhiều việc, nhất là ở lĩnh vực kinh tế, và đặc biệt trong vấn đề đối ngoại, lĩnh vực đã bị bà Welker bỏ ra ngoài nội dung tranh luận.



Trong cuộc tranh luận, ông Trump vẫn thể hiện đúng phong cách của mình: nhìn thẳng, tự tin, mạnh mẽ với lập luận sắc sảo, nhiều dẫn chứng. Ông cũng cho thấy sự tiết chế hơn so với cuộc tranh luận đầu tiên.

Trong khi đó ông Biden dường như đã rút kinh nghiệm so với lần trước, ông cố gắng tỏ ra mạnh mẽ hơn, khắc phục cố tật nói lắp và tìm mọi cách để khoét sâu vào những chỗ mà ông tin rằng là điểm yếu của đối thủ.

Đại diện của đảng Dân chủ vẫn tiếp tục các chiến thuật cũ, né tránh ánh mắt rực lửa của đối thủ, thay váo đó hướng mắt về phía camera để “tâm sự” với cử tri, hoặc thông qua người dẫn chương trình “bật tường” các đòn tấn công về phía đối phương.

Ông Biden cũng tỏ ra không phải là người bị vấn đề trí tuệ trầm trọng tới mức như dư luận nói, ông khá tỉnh táo, nhất là trong lúc cần thủ lợi cho bản thân. Trong cuộc tranh luận, ông thường dùng một ngón tay hoặc bút để trỏ về phía Trump, nhưng ở một tình huống ông trỏ một ngón về phía khán giả, nhưng đã rất nhanh chóng duỗi 4 ngón tay còn lại để thể hiện sự tôn trọng cử tri.

Tuy nhiên, việc lựa chọn cách tiếp cận “du kích” để đối phó với ông Trump, ông Biden đã tự bộc lộ mình ở cửa dưới so với đối thủ. Hơn thế nó còn cho thấy ông sợ “vía” của Trump. Theo cách hiểu trong dân gian, sợ vía người khác là một trạng thái sợ hãi từ trong tâm, trạng thái này thường xuất hiện ở những người năng lực yếu hoặc hay làm những việc bất chính.

Hụt hơi

Ông Biden tỏ ra sợ hãi cũng là điều dễ hiểu khi trước cuộc tranh luận ít ngày, chiếc máy tính của con trai ông, Hunter Biden, đã cung cấp thêm bằng chứng khẳng định công chúng trước đây có lý khi đặt ra những nghi vấn về hoạt động làm ăn mờ ám, thu lợi hàng tỷ đô la, của gia đình ông với Trung Quốc và Ukcraine.

Hiểu rõ điều này, ông Biden đã cố gắng “lái” cuộc tranh luận sang các chủ đề khác có lợi cho mình. Nhưng nỗ lực này cũng không đem lại hiệu quả gì, mọi “mũi tên” mà ông phóng sang phía ông Trump đều bị chặn và bẻ gãy.

Về COVID-19, ông Biden nói ông Trump không có kế hoạch gì, không chịu trách nhiệm gì khi để xảy ra “thảm cảnh” như hiện tại. Ông Trump phản pháo lại rằng chính Biden và phe Dân chủ đã lên án việc ông cấm các chuyến bay từ Trung Quốc để ngăn virus Vũ Hán lây lan.

Ông Trump đã diễn đạt để cho thấy chính phủ Mỹ có kế hoạch ứng phó kịp thời với đại dịch, các biện pháp căn cơ như chuẩn bị vắc xin, máy thở, và biện pháp điều trị được gấp rút triển khai và quan trọng là nỗ lực chống dịch đã cho kết quả khi tỷ lệ người chết vì COVID-19 giảm tới 85%, các bang như Florida, Texas và Arizona trước có số người nhiễm virus Vũ Hán cao thì nay đã giảm hẳn.

Ông Trump cho rằng, nếu để Biden dẫn dắt nước Mỹ trong đại dịch thì mọi thứ sẽ còn tồi tệ hơn vì cựu phó cho Obama trong thời gian đương chức đã không thể hiện được để đối phó với dịch cúm heo ít nguy hiểm hơn nhiều so với COVID-19.



Trong các vấn đề còn lại ông Trump cũng khiến Biden hụt hơi khi liên tục ở thế bị dồn ép vì không thể tấn công.

Về vấn đề an ninh, ông Biden tấn công Trump bằng “mũi tên” Triều Tiên khi nói rằng tổng thống đương nhiệm đã thừa nhận và hợp thức hóa nhà nước độc tài. Ông Trump phản công bằng cách chỉ ra hiệu quả của việc đối ngoại với chính thể ở Triều Tiên. Bằng cách mềm mỏng và cứng rắn Mỹ đã khiến Bình Nhưỡng không còn khuấy đảo an ninh khu vực như thời Obama.

Ông Biden đáp trả khi nói rằng Mỹ từng có quan hệ tốt với Hitler trước khi Đức Quốc xã tấn công châu Âu. Nhưng “cú ra đòn” tưởng hiểm này không mang lại hiệu quả vì sự so sánh quá khập khiễng và khiến khán giả sửng sốt, nhiều người đã đặt câu hỏi trên mạng xã hội rằng nước Mỹ đã từng có quan hệ tốt với Hitler thật ư? Hơn nữa Đức vào thời Hitler là một thế lực hàng đầu thế giới, trong khi Triều Tiên hiện tại phải “chạy ăn từng bữa” và phụ thuộc Trung Quốc. Điều này càng cho thấy cách tiếp cận “trị Bắc Kinh” của ông Trump không chỉ bảo vệ được quyền lợi nước Mỹ mà nó còn giúp “thanh lý” các thế lực đen tồn tại xoay quanh chính quyền Trung Quốc.

Trong vấn đề nhập cư, sắc tộc, biến đổi khí hậu ông Trump đều giành thế chủ động khi chỉ ra những lỗ hổng trong cách nhìn của ông Biden và phe Dân chủ. Ông nói rằng nước Mỹ không phải không tạo cơ hội cho người nhập cư, họ cần đến Mỹ một cách hợp pháp. Ông ám chỉ rằng những người “trèo tường, vượt rào” vào Hoa Kỳ chủ yếu là tội phạm.

Ông Trump cũng chứng tỏ rằng ông là người không phân biệt chủng tộc như những gì ông Biden và phe Dân chủ cáo buộc, bằng chứng là ông đã làm được nhiều điều tốt đẹp cho người da đen. Trong khi Biden từng chủ trương một đạo luật tổng giam và xử án tù nặng với người da màu.

Ở vấn đề biến đổi khí hậu, ông Trump nói rằng các nước muốn lợi dụng tài chính của Mỹ để giúp họ chống lại sự xuống cấp của môi trường, vì thế ông quyết từ bỏ hiệp ước Paris, và Hoa Kỳ sẽ đi những bước thiết thực để bảo vệ môi trường chứ không thực hiện theo “Thỏa thuận Mới Xanh” viển vông của phe Dân chủ. Thực tế, Mỹ đang làm tốt hơn bất kỳ quốc gia nào tham gia hiệp ước Paris, theo Dailywire.

Thua vì sai đường?

Có thể thấy cách tiếp cận các vấn đề của ông Biden và phe Dân chủ được thúc đẩy bằng các quan niệm thiên tả về tự do, công bằng và nhân đạo. Nó hoàn toàn khác biệt với cách nhìn theo quan niệm truyền thống (Conservative) của những người Cộng hòa như ông Trump.

Về tự do, phe thiên tả cho rằng con người cần phải được sống trong trạng thái thoải mái về thân thể và cảm xúc. Quan niệm này dễ dẫn tới sự “buông thả” từ đó mà tha hóa về đạo đức. Một biểu hiện cho quan niệm này thể hiện ở việc những người Dân chủ cổ xúy phá thai, giải phóng tình dục, hâm mộ trường phái nghệ thuật “hiện đại” với các sản phẩm được “sáng tạo” trong khi con người ta ở trạng thái “điên dại”.

Về công bằng, những người Dân chủ tin rằng công bằng nghĩa là cào bằng, mọi thứ phải san đều mới đúng là “bình đẳng”. Vì thế nhiều người trong số họ chỉ trích Thomas Jefferson, Tổng thống thứ ba của nước Mỹ – người thảo tuyên ngôn đôc lập cho Hoa Kỳ – là người đạo đức giả vì ông viết rằng “mọi người đều có quyền bình đẳng” trong khi bản thân ông là chủ nô. Họ không biết rằng “bình đẳng” mà ông Jefferson nói tới là “mọi người đều được Chúa cư xử như nhau”, tức làm việc ác thì xuống địa ngục, làm việc Thiện thì lên thiên đàng.

Về nhân đạo, người Dân chủ có xu hướng nhìn nhận giúp người là cho họ “con cá”, khác hoàn toàn với cách quan niệm giúp người là cho “cần câu”, tức khuyến khích lao động và hướng dẫn cách làm việc như thế nào của người Cộng hòa.

Quan niệm của ông Biden và người Dân chủ ở tầng sâu là do họ chỉ tin vào hiện thực, vào khoa học thực chứng chứ không tin vào Thần. Họ tin rằng bào thai chỉ là “một giọt nước của mô” chứ không phải một sinh mệnh cần nâng niu như lời Chúa dạy, vì thế đối với họ việc phá thai không phải vấn đề lớn.

Văn hóa truyền thống mà người bảo thủ (Conservative) bảo vệ, được những người có đức tin như họ tin rằng là những chân lý được Thần truyền. Là một người tin vào Chúa, hành động theo văn hóa truyền thống, Tổng thống Trump đang đi theo chính đạo hướng tới duy trf đạo đức phổ quát. Người có đức tin sẽ tin rằng vì điều đó mà ông nhận được những thành tựu đáng kinh ngạc.

Ở phía bên kia, Biden bị những tín đô Cơ đốc giáo coi là kẻ phản Chúa, đi sai đường. Nếu tiếp tục hành trình trên con đường ngược (đại nghịch bất đạo) thì đích đến của ông Biden chắc chắn sẽ không thể nào như ý.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm riêng của tác giả.



DKN