duyanh
10-16-2020, 02:01 PM
Thượng đỉnh Châu Âu : Bruxelles kêu gọi Luân Đôn tìm đồng thuận về Brexit
https://s.rfi.fr/media/display/a8ad5306-0f31-11eb-a174-005056a98db9/w:980/p:16x9/2020-10-15t173622z_670390909_rc25jj9uxfxe_rtrmadp_3_eu-summit_1_0.webp
Ông Michel Barnier (T), trưởng đoàn đàm phán châu Âu về Brexit. Ảnh chụp tại Bruxelles, Bỉ, ngày 15/10/2020. Kenzo Tribouillard/Pool via REUTERS
Trong ngày họp đầu tiên tại thượng đỉnh Bruxelles hôm 15/10/2020, lãnh đạo 27 nước Liên Hiệp Châu Âu cho rằng quả bóng đang ở bên sân của Anh Quốc để đạt được thỏa thuận thương mại giữa Luân Đôn và các đối tác châu Âu cho giai đoạn hậu Brexit.
Thủ tướng Anh thất vọng vì 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu không « vội vàng » chấp nhận thỏa thuận về quan hệ giữa Luân Đôn và Bruxelles cho giai đoạn hậu Brexit cho thời kỳ mở ra kể từ ngày 01/01/2021, một khi chấm dứt giai đoạn chuyển tiếp.
Thông tín viên đài RFI từ Bruxelles giải thích về những khúc mắc chính hiện tại trong đối thoại giữa Liên Âu với một thành viên cũ là Anh Quốc :
"Đối với Liên Âu, chính quyền của thủ tướng Boris Johnson cần có những hành động cần thiết để đạt được một thỏa thuận về quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc trong tương lai và nhất là Luân Đôn cần tôn trọng cam kết, thực thi thỏa thuận ra khỏi Liên Âu đã được ký kết. Theo trưởng đoàn đàm phán của Liên Âu, Michel Barnier thì cần tạo một đà mới cho các vòng thương thuyết. Tuần sau ông Barnier sẽ đến Luân Đôn để tiếp tục công việc này. Giờ đây Michel Barnier nêu bật vấn đề cần phải có nhượng bộ trên hồ sơ đánh bắt hải sản. Đây là trở lực chính trong đối thoại song phương.
Ông Michel Barnier cho biết: « từ tháng 7 vừa qua tôi đã yêu cầu mở đàm phán về hồ sơ này nhưng không thực sự được đáp lại. Chúng ta biết rằng đôi bên cùng phải nỗ lực. Nỗ lực đó phải hợp lý để bảo vệ và duy trì các hoạt động đánh bắt hải sản của các doanh nghiệp Liên Âu. Điều mà chúng tôi yêu cầu Luân Đôn là hãy cho phép các doanh nghiệp đánh bắt hải sản châu Âu vào hoạt động trong vùng biển của Anh Quốc, đổi lại một cách tương xứng và theo nguyên tắc có đi có lại, châu Âu sẽ mở cửa thị trường duy nhất cho các doanh nghiệp Anh Quốc.
Ngoài ra còn có hai chủ đề gây tranh cãi khác, đó là việc xử lý trong tương lai các tranh chấp trong khuôn khổ hiệp định tự do mậu dịch, và những bảo đảm cho nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng.
Tất cả đều hy vọng tìm được một giải phát trước ngày 31 tháng 12, thế nhưng nhiều người lưu ý rằng, Liên Âu giờ đây phải chuẩn bị tinh thần không đạt được thỏa thuận với Anh Quốc".
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/a8ad5306-0f31-11eb-a174-005056a98db9/w:980/p:16x9/2020-10-15t173622z_670390909_rc25jj9uxfxe_rtrmadp_3_eu-summit_1_0.webp
Ông Michel Barnier (T), trưởng đoàn đàm phán châu Âu về Brexit. Ảnh chụp tại Bruxelles, Bỉ, ngày 15/10/2020. Kenzo Tribouillard/Pool via REUTERS
Trong ngày họp đầu tiên tại thượng đỉnh Bruxelles hôm 15/10/2020, lãnh đạo 27 nước Liên Hiệp Châu Âu cho rằng quả bóng đang ở bên sân của Anh Quốc để đạt được thỏa thuận thương mại giữa Luân Đôn và các đối tác châu Âu cho giai đoạn hậu Brexit.
Thủ tướng Anh thất vọng vì 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu không « vội vàng » chấp nhận thỏa thuận về quan hệ giữa Luân Đôn và Bruxelles cho giai đoạn hậu Brexit cho thời kỳ mở ra kể từ ngày 01/01/2021, một khi chấm dứt giai đoạn chuyển tiếp.
Thông tín viên đài RFI từ Bruxelles giải thích về những khúc mắc chính hiện tại trong đối thoại giữa Liên Âu với một thành viên cũ là Anh Quốc :
"Đối với Liên Âu, chính quyền của thủ tướng Boris Johnson cần có những hành động cần thiết để đạt được một thỏa thuận về quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc trong tương lai và nhất là Luân Đôn cần tôn trọng cam kết, thực thi thỏa thuận ra khỏi Liên Âu đã được ký kết. Theo trưởng đoàn đàm phán của Liên Âu, Michel Barnier thì cần tạo một đà mới cho các vòng thương thuyết. Tuần sau ông Barnier sẽ đến Luân Đôn để tiếp tục công việc này. Giờ đây Michel Barnier nêu bật vấn đề cần phải có nhượng bộ trên hồ sơ đánh bắt hải sản. Đây là trở lực chính trong đối thoại song phương.
Ông Michel Barnier cho biết: « từ tháng 7 vừa qua tôi đã yêu cầu mở đàm phán về hồ sơ này nhưng không thực sự được đáp lại. Chúng ta biết rằng đôi bên cùng phải nỗ lực. Nỗ lực đó phải hợp lý để bảo vệ và duy trì các hoạt động đánh bắt hải sản của các doanh nghiệp Liên Âu. Điều mà chúng tôi yêu cầu Luân Đôn là hãy cho phép các doanh nghiệp đánh bắt hải sản châu Âu vào hoạt động trong vùng biển của Anh Quốc, đổi lại một cách tương xứng và theo nguyên tắc có đi có lại, châu Âu sẽ mở cửa thị trường duy nhất cho các doanh nghiệp Anh Quốc.
Ngoài ra còn có hai chủ đề gây tranh cãi khác, đó là việc xử lý trong tương lai các tranh chấp trong khuôn khổ hiệp định tự do mậu dịch, và những bảo đảm cho nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng.
Tất cả đều hy vọng tìm được một giải phát trước ngày 31 tháng 12, thế nhưng nhiều người lưu ý rằng, Liên Âu giờ đây phải chuẩn bị tinh thần không đạt được thỏa thuận với Anh Quốc".
RFI