duyanh
10-15-2020, 12:29 PM
Mời ông Phó Chủ nhiệm các vấn đề XH của Quốc hội giải thích vì sao “phải duy trì phí Công đoàn vì lợi ích NLĐ”?!
Sáng 9-10, tại Hội thảo tham vấn ý kiến dự án sửa đổi Luật Công đoàn được tổ chức tại TP HCM, ông Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nhấn mạnh phải duy trì kinh phí Công đoàn.
Nói về con số 29.000 tỷ đồng kết dư của Tổng Liên đoàn Lao động do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam công bố, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng việc gửi tài chính Công đoàn chưa sử dụng tại ngân hàng là không sai, nếu làm thất thoát mới sai.
Theo tra cứu, thì ngoài chức vụ Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Sĩ Lợi còn là Uỷ viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đương nhiệm.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/23e0937502b62c853ebc116fd697f0f8-1-e1602752162412.jpg
Nói thêm về phí công đoàn mà hàng tháng người lao động và doanh nghiệp cả nước phải còng lưng đóng cho Tổng Liên đoàn Lao động, năm 2018 kết dư quỹ công đoàn khoảng 23.250 tỉ đồng, tăng 23,6% so với năm trước; đến năm 2019 kết dư quỹ đạt 28.950 tỉ đồng, ăng 24,5% so với năm trước.
Nghĩa là mỗi năm quỹ công đoàn phình to khoảng 125% so với năm trước đó, đều đặn. Nhưng lạ thay, theo báo cáo của Kiểm toán nhà nước báo cáo mới đây, trong khi quỹ công đoàn quy mô hàng chục ngàn tỉ tăng nhanh những năm qua thì việc chi cho hoạt động công đoàn để lo cho đời sống người lao động lại rất hạn chế.
Vậy tiền để làm gì nhỉ? Ngoài 29.000 tỷ dư quá chẳng làm gì, gửi lén ngân hàng để lấy lãi. Mà đã lén thì đừng mong có sổ sách, chứng từ. Còn ăn chia ra sao thì… có trời mới biết nhé, cứ tính lãi suất hiện hành là ra sơ sơ. Đó là chưa kể, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam còn sử dụng quỹ công đoàn cho vay đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư mua cổ phần, góp vốn đầu tư không đúng quy định Luật công đoàn.
Việc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sử dụng quỹ công đoàn để mua cổ phần các doanh nghiệp khi chưa có cơ chế, cơ sở ràng buộc pháp lý, thiếu sự giám sát; cho vay xây dựng trụ sở kéo dài qua nhiều năm, theo Kiểm toán Nhà nước là dễ dẫn đến nguy cơ mất vốn tại quỹ công đoàn.
Kiểm toán tại Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cơ quan kiểm toán cũng chỉ ra nhiều cơ sở nhà, đất được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam liên kết, hợp tác kinh doanh, cho thuê chưa báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt. Một số hợp đồng cho thuê, hợp tác kinh doanh không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
Đáng lưu ý, một số diện tích đất để không, sử dụng làm nhà khách, khách sạn, nhà văn hóa tại các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố hoạt động không hiệu quả. Tiền chúng tao nhiều, chúng tao cứ mua đất vàng, rồi để không đó rồi sao? Làm gì được? Chẳng có người lao động, công nhân hay doanh nghiệp nào được bước vào các cơ sở ấy cả, thế thì phục vụ cho người lao động kiểu gì? Mời ông Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội kiêm Uỷ viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đương nhiệm trả lời dùm dân chúng tôi?
Hiện nay, theo quy định tại Luật Công đoàn 2012, thu đoàn phí CĐ chiếm 25%-27%, thu kinh phí chiếm 57%-64%, thu khác chiếm 11%-16%, ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm khoảng 1%.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/8-tnga-1602254791325727436616.jpg
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, phát biểu tại buổi tham vấn
Ông Bùi Sĩ Lợi nói là vì lợi ích người lao động, vậy xin hỏi 29.000 tỷ đồng gửi ngân hàng lấy lãi đó nằm đâu, khi không được đưa vào sổ sách? Rồi đống đất đai, khách sạn, tiền đầu tư kinh doanh đó, người lao động được lợi gì trong đó? Hay đất nước khó khăn, DN điêu đứng, thất nghiệp tràn lan mà vẫn phải đóng tiền đều và đầy đủ cho công đoàn? Đã có gói giải ngân nào kịp thời giúp doanh nghiệp và người lao động trong thời gian qua chưa, hay là đống tiền đó vẫn nằm gọn trong tài khoản ngân hàng, tiền lãi thì hỗ trợ kịp thời cho các ông rồi?
Tổng Hợp
Sáng 9-10, tại Hội thảo tham vấn ý kiến dự án sửa đổi Luật Công đoàn được tổ chức tại TP HCM, ông Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nhấn mạnh phải duy trì kinh phí Công đoàn.
Nói về con số 29.000 tỷ đồng kết dư của Tổng Liên đoàn Lao động do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam công bố, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng việc gửi tài chính Công đoàn chưa sử dụng tại ngân hàng là không sai, nếu làm thất thoát mới sai.
Theo tra cứu, thì ngoài chức vụ Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Sĩ Lợi còn là Uỷ viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đương nhiệm.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/23e0937502b62c853ebc116fd697f0f8-1-e1602752162412.jpg
Nói thêm về phí công đoàn mà hàng tháng người lao động và doanh nghiệp cả nước phải còng lưng đóng cho Tổng Liên đoàn Lao động, năm 2018 kết dư quỹ công đoàn khoảng 23.250 tỉ đồng, tăng 23,6% so với năm trước; đến năm 2019 kết dư quỹ đạt 28.950 tỉ đồng, ăng 24,5% so với năm trước.
Nghĩa là mỗi năm quỹ công đoàn phình to khoảng 125% so với năm trước đó, đều đặn. Nhưng lạ thay, theo báo cáo của Kiểm toán nhà nước báo cáo mới đây, trong khi quỹ công đoàn quy mô hàng chục ngàn tỉ tăng nhanh những năm qua thì việc chi cho hoạt động công đoàn để lo cho đời sống người lao động lại rất hạn chế.
Vậy tiền để làm gì nhỉ? Ngoài 29.000 tỷ dư quá chẳng làm gì, gửi lén ngân hàng để lấy lãi. Mà đã lén thì đừng mong có sổ sách, chứng từ. Còn ăn chia ra sao thì… có trời mới biết nhé, cứ tính lãi suất hiện hành là ra sơ sơ. Đó là chưa kể, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam còn sử dụng quỹ công đoàn cho vay đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư mua cổ phần, góp vốn đầu tư không đúng quy định Luật công đoàn.
Việc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sử dụng quỹ công đoàn để mua cổ phần các doanh nghiệp khi chưa có cơ chế, cơ sở ràng buộc pháp lý, thiếu sự giám sát; cho vay xây dựng trụ sở kéo dài qua nhiều năm, theo Kiểm toán Nhà nước là dễ dẫn đến nguy cơ mất vốn tại quỹ công đoàn.
Kiểm toán tại Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cơ quan kiểm toán cũng chỉ ra nhiều cơ sở nhà, đất được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam liên kết, hợp tác kinh doanh, cho thuê chưa báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt. Một số hợp đồng cho thuê, hợp tác kinh doanh không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
Đáng lưu ý, một số diện tích đất để không, sử dụng làm nhà khách, khách sạn, nhà văn hóa tại các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố hoạt động không hiệu quả. Tiền chúng tao nhiều, chúng tao cứ mua đất vàng, rồi để không đó rồi sao? Làm gì được? Chẳng có người lao động, công nhân hay doanh nghiệp nào được bước vào các cơ sở ấy cả, thế thì phục vụ cho người lao động kiểu gì? Mời ông Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội kiêm Uỷ viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đương nhiệm trả lời dùm dân chúng tôi?
Hiện nay, theo quy định tại Luật Công đoàn 2012, thu đoàn phí CĐ chiếm 25%-27%, thu kinh phí chiếm 57%-64%, thu khác chiếm 11%-16%, ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm khoảng 1%.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/8-tnga-1602254791325727436616.jpg
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, phát biểu tại buổi tham vấn
Ông Bùi Sĩ Lợi nói là vì lợi ích người lao động, vậy xin hỏi 29.000 tỷ đồng gửi ngân hàng lấy lãi đó nằm đâu, khi không được đưa vào sổ sách? Rồi đống đất đai, khách sạn, tiền đầu tư kinh doanh đó, người lao động được lợi gì trong đó? Hay đất nước khó khăn, DN điêu đứng, thất nghiệp tràn lan mà vẫn phải đóng tiền đều và đầy đủ cho công đoàn? Đã có gói giải ngân nào kịp thời giúp doanh nghiệp và người lao động trong thời gian qua chưa, hay là đống tiền đó vẫn nằm gọn trong tài khoản ngân hàng, tiền lãi thì hỗ trợ kịp thời cho các ông rồi?
Tổng Hợp