PDA

View Full Version : Chặt hạ 200 ha rừng làm 3 nhà máy thủy điện, chủ đầu tư là ai mà Huế phải “bất hiếu” với mẹ thiên nh



duyanh
10-15-2020, 12:26 PM
Chặt hạ 200 ha rừng làm 3 nhà máy thủy điện, chủ đầu tư là ai mà Huế phải “bất hiếu” với mẹ thiên nhiên?



Không thể tưởng tượng được, chỉ cách nhau 15km nhưng Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền tỉnh Thừa Thiên – Huế lại oằn mình gánh 3 nhà máy thuỷ điện. Điều đáng nói là để làm 3 dự án này, Huế phải đốn hạ 200ha rừng. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi, chủ đầu tư các nhà máy thuỷ điện này là ai, mà khiến lãnh đạo Thừa thiên Huế phải “bất hiếu” với mẹ thiên nhiên như thế?


https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/d63401f052efd670080b99ad5d18b921.jpg

Năm 2008, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế quyết định phê duyệt quy hoạch thủy điện nhỏ ở địa phương này. Theo đó, trong số 8 thủy điện ưu tiên đầu tư thì 4 thủy điện nằm trong Khu BTTN Phong Điền. Ba nhà máy thủy điện này nằm trong vùng lõi, và 1 nhà máy ở khu phục hồi sinh thái. Để làm 3 thủy điện (Alin B2, Rào Trăng 3, Rào Trăng 4…) người ta đốn 200ha rừng đặt dụng trong khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (tương đương với 5,5 lần khu đô thị Times City hay bằng 4,5 lần Khu đô thị Vinhomes Central Park), làm ảnh hưởng đến bảo tồn, đa dạng sinh học.

Điều đáng nói nữa là, để thi công các nhà máy thủy điện này, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã chấp thuận cho các chủ đầu tư mở Tỉnh lộ (TL) 71 dựa trên lối mòn từ thời chiến tranh để lại, cạnh bên là đường dây điện dẫn nguồn từ 4 nhà máy hòa vào lưới điện quốc gia.

Ông Đặng Vũ Trụ, Giám đốc Khu BTTN Phong Điền, cho biết TL71 dài hơn 50 km nhưng có đến 25 km qua khu bảo tồn. Tương tự, cả 4 nhà máy thủy điện trên đều nằm trong Khu BTTN Phong Điền, thuộc vùng lõi và khu vực phục hồi sinh thái. “Khoảng 200 ha rừng phải chuyển đổi mục đích để thi công các dự án thủy điện. Ngoài ra, một số diện tích khác cũng phải chuyển đổi để thi công TL71 và đường dây điện nối vào hệ thống điện lưới quốc gia. Tất cả đã được HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch, thẩm định và có quyết định chuyển đổi mục đích từ năm 2011” – ông Trụ khẳng định.


https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/ed0069c0c0b7979aa1ae8d30e9a02b76.jpg

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phong Điền ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế được thành lập năm 2002, rộng trên 41.500 ha với 43 tiểu khu. Nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, quần thể của các loài động thực vật quý hiếm, các loài đang bị đe dọa, các loài đặc hữu của vùng núi thấp miền Trung; duy trì giá trị sinh thái và chức năng phòng hộ đầu nguồn của khu vực đối với các con sông lớn Mỹ Chánh, Ô Lâu, sông Bồ. Nơi đây, cũng từng được công nhận là một trong những nơi cư trú cuối cùng của gà lôi lam màu trắng, là vùng bên trong của Vùng chim đặc hữu (EBA) vùng địa hình núi thấp Trung Bộ.

Khu BTTN quý giá như thế, nhưng vì sao Thừa Thiên – Huế lại quyết định phá hàng trăm ha rừng cho doanh nghiệp làm thủy điện? Xin hỏi chủ đầu tư các dự án thủy điện này là ai mà Huế phải liều mình như thế? 3 nhà máy cách nhau 15km nằm trọn trong khu bảo tồn, thử hỏi nơi đây sẽ còn lại gì khi các nhà máy này đi vào vận hành và khai thác? Nhiều chuyên gia đã cảnh báo, nhưng Huế vẫn bất chấp, và giờ hậu quả là nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 sạt lở nghiêm trọng, cướp đi sinh mạng của nhiều người. Liệu vụ việc này có tái diễn trong mùa mưa bảo của năm tiếp theo hay không khi rừng không còn?

Được biết, Thủy điện Rào Trăng 3 do Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Trường Sơn làm chủ đầu tư. Công ty Trường Sơn được thành lập vào năm 2011, ngành nghề đăng ký kinh doanh bao gồm sản xuất, truyền tải và phân phối điện; Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện cao thế, thủy điện;…Còn nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 do Công ty cổ phần thủy điện Rào Trăng 4, nhà máy thủy điện A Lin B2 do Công ty CP Thủy điện Alin B2 làm chủ đầu tư. Là các công ty khá kín tiếng trên thương trường nhưng lại được Huế ưu ai đến mức phá rừng cho làm thủy điện, liệu có phải những công ty này là sân sau của đồng chí nào? Nếu là doanh nghiệp bình thường thì có được “cưng chiều” như thế hay không?


https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/6d7033a386ea2c11820298245e58eaa1.jpg

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp ( Bộ NN và PTNT), chỉ trong hơn 5 năm từ năm 2012 -2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật mất chiếm 11%, 89% còn lại do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt. Thế đấy! Rừng tự nhiên bị mất gần 90% là do những dự án được duyệt và thủy điện chiếm phần không nhỏ.

Thuỷ điện, mùa khô phải tích nước, mùa mưa phải xả nước, không có cách khác. Tích thì gây hạn, xả thì gây lũ quét. Làm thuỷ điện là phải đào núi khoét rừng, phá môi trường sinh vật, biến dạng dòng chảy bồi lỡ tự nhiên, biến đổi khí hậu. Và thực tế hôm nay, chúng ta phải đánh đổi rất nhiều sinh mạng. Liệu những ai đã phê duyệt cho các dự án thủy điện này có chịu trách nhiệm trước những cái chết đâu thương của người dân hay không? Hay họ cứ phê cứ duyệt, rồi hạ cánh an toàn, mặc kệ lũ chảy vào nhà dân cuốn trôi tất cả?

Tàn phá thiên nhiên thì rừng núi nổi giận không có gì lạ, chỉ đau đớn một điều là người gánh chịu thường không phải kẻ duyệt dự án, mà chính là những người dân vô tội. Bài học Rào Trăng 3 đã quá đau đớn, xin hãy nhớ sau này trước khi phê duyệt dự án nên cân nhắc xem nơi nào cần xây nhà máy thủy điện ngoài nhu cầu phát điện và để cắt lũ thì hãy phê duyệt, còn không thì hãy dừng tay đặt bút ký. Hãy vì tính mạng của hàng vạn người dân.

T.L