duyanh
10-14-2020, 01:40 PM
Trung Quốc, Nga, Cuba được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc
Trung Quốc, Nga và Cuba là 3 trong số 47 nước đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) vào hôm 13/10, nhưng sự ủng hộ dành cho Bắc Kinh đã giảm hơn 20% so với năm 2016. Trong khi đó, Ả Rập Xê-út đã thất bại trong việc giành một chiếc ghế tại cơ quan có trụ sở tại Geneva này, theo tin từ Reuters.
https://media.gettyimages.com/photos/russias-president-vladimir-putin-shakes-hands-with-chinas-president-picture-id683131364?s=2048x2048
Đại hội đồng LHQ gồm 193 thành viên cũng đã bầu Bờ Biển Ngà, Gabon, Malawi, Cuba, Bolivia, Uzbekistan, Pháp và Anh vào hội đồng 47 thành viên này. Senegal, Nepal, Pakistan, Ukraine và Mexico cũng đã được bầu lại cho nhiệm kỳ thứ hai kéo dài ba năm, theo Reuters.
Các ứng viên được bầu bằng cách bỏ phiếu kín theo nhóm địa lý để đảm bảo tính đại diện đồng đều. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương chứng kiến cuộc cạnh tranh duy nhất với 5 ứng viên tranh cử 4 ghế, gồm Trung Quốc, Nepal, Pakistan, Ả Rập Xê Út và Uzbekistan. Cuối cùng, Ả Rập Xê Út đã không trúng cử.
Thành viên Hội đồng không được giữ vị trí quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Các thành viên mới sẽ bắt đầu nhiệm kỳ vào ngày 1/1/2021.
Giám đốc tại LHQ của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Louis Charbonneau cho biết việc cạnh tranh nhiều hơn trong các cuộc bầu cử của LHQ là rất cần thiết. Ôg nói: “Nếu có thêm nhiều ứng viên, có thể Trung Quốc, Cuba và Nga cũng đã thất bại.”
Ả Rập Xê Út đã nhận được 152 phiếu bầu vào năm 2016 để trở thành thành viên Hội đồng từ năm 2017 đến 2019, nhưng hôm 13/10, Riyadh chỉ nhận được 90 phiếu bầu, giảm 40%. Trong khi đó, Trung Quốc đã được bầu cùng ngày với 139 phiếu bầu, giảm hơn 20% so với lần cuối cùng họ giành được ghế vào năm 2016.
Cả hai quốc gia nói trên đều bị quốc tế chỉ trích nặng nề vì hồ sơ vi phạm nhân quyền tồi tệ, đặc biệt là Trung Quốc. Bắc Kinh đã bị nhiều tổ chức nhân quyền và các tổ chức độc lập trên thế giới cáo buộc thực hiện nhiều hành vi “diệt chủng” đối với người dân, bao gồm tội ác mổ cướp tạng sống, bức hại tôn giáo, đàn áp tín ngưỡng và người bất đồng chính kiến.
Toà án độc lập ở Anh hồi tháng 9 năm ngoái đã đưa ra kết luận chính quyền ĐCSTQ mổ cắp nội tạng quy mô lớn, phạm tội ác chống lại loài người với nhóm nạn nhân lớn nhất là học viên Pháp Luân Công. Thậm chí chính LHQ cũng đã có báo cáo cho biết Trung Quốc giam giữ hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương để tẩy não, buộc lao động cưỡng bức, triệt sản và nhiều hành vi tàn độc khác nhằm giảm dân số và phá huỷ văn hoá của người Hồi giáo.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ vào năm 2018 vì cho rằng Hội đồng này có thành kiến với Israel và không khởi được tác dụng cần có.
Sau kết quả bầu chọn, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết “Đại hội đồng LHQ một lần nữa lại bầu các quốc gia có hồ sơ nhân quyền đáng ghê tởm. Các cuộc bầu cử này chỉ xác thực thêm sự đúng đắn việc Hoa Kỳ rút khỏi hội đồng và sử dụng các tổ chức và cơ hội khác để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên toàn cầu.”
Xuân Lan
Trung Quốc, Nga và Cuba là 3 trong số 47 nước đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) vào hôm 13/10, nhưng sự ủng hộ dành cho Bắc Kinh đã giảm hơn 20% so với năm 2016. Trong khi đó, Ả Rập Xê-út đã thất bại trong việc giành một chiếc ghế tại cơ quan có trụ sở tại Geneva này, theo tin từ Reuters.
https://media.gettyimages.com/photos/russias-president-vladimir-putin-shakes-hands-with-chinas-president-picture-id683131364?s=2048x2048
Đại hội đồng LHQ gồm 193 thành viên cũng đã bầu Bờ Biển Ngà, Gabon, Malawi, Cuba, Bolivia, Uzbekistan, Pháp và Anh vào hội đồng 47 thành viên này. Senegal, Nepal, Pakistan, Ukraine và Mexico cũng đã được bầu lại cho nhiệm kỳ thứ hai kéo dài ba năm, theo Reuters.
Các ứng viên được bầu bằng cách bỏ phiếu kín theo nhóm địa lý để đảm bảo tính đại diện đồng đều. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương chứng kiến cuộc cạnh tranh duy nhất với 5 ứng viên tranh cử 4 ghế, gồm Trung Quốc, Nepal, Pakistan, Ả Rập Xê Út và Uzbekistan. Cuối cùng, Ả Rập Xê Út đã không trúng cử.
Thành viên Hội đồng không được giữ vị trí quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Các thành viên mới sẽ bắt đầu nhiệm kỳ vào ngày 1/1/2021.
Giám đốc tại LHQ của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Louis Charbonneau cho biết việc cạnh tranh nhiều hơn trong các cuộc bầu cử của LHQ là rất cần thiết. Ôg nói: “Nếu có thêm nhiều ứng viên, có thể Trung Quốc, Cuba và Nga cũng đã thất bại.”
Ả Rập Xê Út đã nhận được 152 phiếu bầu vào năm 2016 để trở thành thành viên Hội đồng từ năm 2017 đến 2019, nhưng hôm 13/10, Riyadh chỉ nhận được 90 phiếu bầu, giảm 40%. Trong khi đó, Trung Quốc đã được bầu cùng ngày với 139 phiếu bầu, giảm hơn 20% so với lần cuối cùng họ giành được ghế vào năm 2016.
Cả hai quốc gia nói trên đều bị quốc tế chỉ trích nặng nề vì hồ sơ vi phạm nhân quyền tồi tệ, đặc biệt là Trung Quốc. Bắc Kinh đã bị nhiều tổ chức nhân quyền và các tổ chức độc lập trên thế giới cáo buộc thực hiện nhiều hành vi “diệt chủng” đối với người dân, bao gồm tội ác mổ cướp tạng sống, bức hại tôn giáo, đàn áp tín ngưỡng và người bất đồng chính kiến.
Toà án độc lập ở Anh hồi tháng 9 năm ngoái đã đưa ra kết luận chính quyền ĐCSTQ mổ cắp nội tạng quy mô lớn, phạm tội ác chống lại loài người với nhóm nạn nhân lớn nhất là học viên Pháp Luân Công. Thậm chí chính LHQ cũng đã có báo cáo cho biết Trung Quốc giam giữ hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương để tẩy não, buộc lao động cưỡng bức, triệt sản và nhiều hành vi tàn độc khác nhằm giảm dân số và phá huỷ văn hoá của người Hồi giáo.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ vào năm 2018 vì cho rằng Hội đồng này có thành kiến với Israel và không khởi được tác dụng cần có.
Sau kết quả bầu chọn, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết “Đại hội đồng LHQ một lần nữa lại bầu các quốc gia có hồ sơ nhân quyền đáng ghê tởm. Các cuộc bầu cử này chỉ xác thực thêm sự đúng đắn việc Hoa Kỳ rút khỏi hội đồng và sử dụng các tổ chức và cơ hội khác để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên toàn cầu.”
Xuân Lan