duyanh
10-14-2020, 01:21 PM
Lỗ 10.750 tỉ đồng trong 9 tháng, Vietnam Airlines nói về thông tin ” trình văn bản xin phá sản”
Đại diện Vietnam Airlines khẳng định hãng này không có văn bản xin phá sản và vẫn đang tìm kiếm cơ hội để vượt qua Covid-19.
Báo cáo của Vietnam Airlines cho biết, tổng doanh thu hợp nhất trong 9 tháng đầu năm ước đạt 23.948 tỉ đồng (bằng 41,7% so với cùng kỳ 2019), dù vậy, mức lỗ hợp nhất dự kiến ở mức 10.750 tỉ đồng (bằng 70,8% lỗ kế hoạch năm 2020), trong đó, mức lỗ của công ty mẹ là hơn 8.700 tỉ đồng.
Quý 3 dù cải thiện về doanh thu, nhưng hiệu quả chung vẫn lỗ 3.626 tỉ đồng. Vay ngắn hạn của VNA tăng lên 5.242 tỉ đồng, các khoản phải trả giãn, hoãn là 4.268 tỉ đồng.
Trao đổi với báo chí sáng 13.10, ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính kế toán – Vietnam Airlines, cho biết vấn đề của hãng là phải giải quyết bài toán thanh khoản và duy trì dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/f23066c3f3464bfd440a52f87b642dd6.jpg
Trước đó, hồi giữa năm, VNA từng báo cáo nếu không được Chính phủ hỗ trợ, hãng này có nguy cơ hết tiền vào tháng 8 và kiến nghị được hỗ trợ 12.000 tỉ đồng vốn vay ưu đãi 0%.
“Tháng 6 tôi nói đến tháng 8 VNA sẽ hết tiền nếu không chủ động ứng phó. Các hãng hàng không quý 1 hầu hết không còn tiền, khái niệm tiền ở đây theo IATA là tiền và tài sản quy đổi thành tiền, nhiều hãng hàng không thế giới đã phải bán doanh nghiệp thành viên, thậm chí bán trụ sở mới kỳ vọng sống sót được”, ông Hiền nói.
Với Vietnam Airlines, ông Hiền cho biết hãng này chủ động việc cân đối ngắn hạn và dài hạn, trong đó cắt giảm 5.335 tỉ đồng, chủ yếu liên quan đến chi phí tiền lương, nhân công người lao động. Ngoài ra, hãng cũng làm việc với các ngân hàng để tái cơ cấu các khoản vay, đàm phán giãn tiến độ thanh toán với các đối tác (hết 30.9 là 4.600 tỉ đồng và khoảng 6.000 tỉ đồng vào cuối năm). Theo ông Hiền, “đây là các giải pháp đảm bảo thanh khoản và giúp VNA sống sót”.
Trả lời câu hỏi về gói hỗ trợ ưu đãi của Chính phủ với VNA, ông Hiền cho biết, hãng này đã có 14 báo cáo Chính phủ kiến nghị các giải pháp hỗ trợ. “Chính phủ sẽ có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho VNA với tư cách cổ đông lớn chiếm trên 86%, hiện đang trong quá trình xử lý thủ tục để giải ngân các gói hỗ trợ”, ông Hiền cho hay.
Liên quan đến thông tin có thông tin VNA xin phá sản, ông Hiền bác bỏ và khẳng định, VNA không có bất kỳ văn bản nào xin phá sản. Với vai trò hãng hàng không quốc gia, sự đổ vỡ của VNA sẽ mang lại vô cùng nhiều hệ luỵ, không chỉ riêng với hãng mà với các khoản bảo lãnh của Chính phủ…
Theo ông Đặng Anh Tuấn, Trưởng ban Truyền thông thương hiệu Vietnam Airlines, trong giai đoạn phục hồi cao điểm hè, Vietnam Airlines đã mở 22 đường bay nội địa mới để kích cầu nội địa. Tuy nhiên, sau làn sóng Covid-19 thứ hai, các đường bay này đã phải dừng lại và mới chỉ phục hồi lại 11 đường bay.
Với các đường bay quốc tế, VNA vẫn là hãng khai thác bay quốc tế nhiều nhất Việt Nam hiện nay, nhưng hầu như không có khách. Quy ghế luân chuyển chỉ đạt 35% so với cùng kỳ, hoạt động khai thác chỉ đạt 35 – 40% năng lực hãng có thể đạt được. Hiện hãng chỉ duy trì 2 đường bay thường lệ chở khách từ Việt Nam đi là Hà Nội – Seoul (Hàn Quốc) và Tokyo (Nhật Bản).
Trong 9 tháng, Vietnam Airlines Group đã thực hiện 46.700 chuyến bay, vận chuyển gần 11,9 triệu lượt hành khách. Hiện hãng đang khai thác hơn 60 đường bay nội địa với trung bình 300 chuyến bay mỗi ngày. Sản lượng vận chuyển hành khách nội địa có thời điểm vượt 12% so cùng kỳ.
Đáng chú ý, dù quý 3/2020 ghi nhận tăng trưởng tích cực về sản lượng vận chuyển hành khách so với quý 2, nhưng doanh thu từ nội địa chỉ đạt gần 90% so cùng kỳ, dự kiến cả năm chỉ đạt 70-75% so với năm 2019. Lý do các hãng hàng không trong nước tăng tải ồ ạt, đồng thời thực hiện nhiều chương trình kích cầu nhằm thúc đẩy du lịch theo mục tiêu lớn của Chính phủ và thị trường hàng không quốc tế chưa được khai thác trở lại.
Bão Lửa
Đại diện Vietnam Airlines khẳng định hãng này không có văn bản xin phá sản và vẫn đang tìm kiếm cơ hội để vượt qua Covid-19.
Báo cáo của Vietnam Airlines cho biết, tổng doanh thu hợp nhất trong 9 tháng đầu năm ước đạt 23.948 tỉ đồng (bằng 41,7% so với cùng kỳ 2019), dù vậy, mức lỗ hợp nhất dự kiến ở mức 10.750 tỉ đồng (bằng 70,8% lỗ kế hoạch năm 2020), trong đó, mức lỗ của công ty mẹ là hơn 8.700 tỉ đồng.
Quý 3 dù cải thiện về doanh thu, nhưng hiệu quả chung vẫn lỗ 3.626 tỉ đồng. Vay ngắn hạn của VNA tăng lên 5.242 tỉ đồng, các khoản phải trả giãn, hoãn là 4.268 tỉ đồng.
Trao đổi với báo chí sáng 13.10, ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính kế toán – Vietnam Airlines, cho biết vấn đề của hãng là phải giải quyết bài toán thanh khoản và duy trì dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/f23066c3f3464bfd440a52f87b642dd6.jpg
Trước đó, hồi giữa năm, VNA từng báo cáo nếu không được Chính phủ hỗ trợ, hãng này có nguy cơ hết tiền vào tháng 8 và kiến nghị được hỗ trợ 12.000 tỉ đồng vốn vay ưu đãi 0%.
“Tháng 6 tôi nói đến tháng 8 VNA sẽ hết tiền nếu không chủ động ứng phó. Các hãng hàng không quý 1 hầu hết không còn tiền, khái niệm tiền ở đây theo IATA là tiền và tài sản quy đổi thành tiền, nhiều hãng hàng không thế giới đã phải bán doanh nghiệp thành viên, thậm chí bán trụ sở mới kỳ vọng sống sót được”, ông Hiền nói.
Với Vietnam Airlines, ông Hiền cho biết hãng này chủ động việc cân đối ngắn hạn và dài hạn, trong đó cắt giảm 5.335 tỉ đồng, chủ yếu liên quan đến chi phí tiền lương, nhân công người lao động. Ngoài ra, hãng cũng làm việc với các ngân hàng để tái cơ cấu các khoản vay, đàm phán giãn tiến độ thanh toán với các đối tác (hết 30.9 là 4.600 tỉ đồng và khoảng 6.000 tỉ đồng vào cuối năm). Theo ông Hiền, “đây là các giải pháp đảm bảo thanh khoản và giúp VNA sống sót”.
Trả lời câu hỏi về gói hỗ trợ ưu đãi của Chính phủ với VNA, ông Hiền cho biết, hãng này đã có 14 báo cáo Chính phủ kiến nghị các giải pháp hỗ trợ. “Chính phủ sẽ có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho VNA với tư cách cổ đông lớn chiếm trên 86%, hiện đang trong quá trình xử lý thủ tục để giải ngân các gói hỗ trợ”, ông Hiền cho hay.
Liên quan đến thông tin có thông tin VNA xin phá sản, ông Hiền bác bỏ và khẳng định, VNA không có bất kỳ văn bản nào xin phá sản. Với vai trò hãng hàng không quốc gia, sự đổ vỡ của VNA sẽ mang lại vô cùng nhiều hệ luỵ, không chỉ riêng với hãng mà với các khoản bảo lãnh của Chính phủ…
Theo ông Đặng Anh Tuấn, Trưởng ban Truyền thông thương hiệu Vietnam Airlines, trong giai đoạn phục hồi cao điểm hè, Vietnam Airlines đã mở 22 đường bay nội địa mới để kích cầu nội địa. Tuy nhiên, sau làn sóng Covid-19 thứ hai, các đường bay này đã phải dừng lại và mới chỉ phục hồi lại 11 đường bay.
Với các đường bay quốc tế, VNA vẫn là hãng khai thác bay quốc tế nhiều nhất Việt Nam hiện nay, nhưng hầu như không có khách. Quy ghế luân chuyển chỉ đạt 35% so với cùng kỳ, hoạt động khai thác chỉ đạt 35 – 40% năng lực hãng có thể đạt được. Hiện hãng chỉ duy trì 2 đường bay thường lệ chở khách từ Việt Nam đi là Hà Nội – Seoul (Hàn Quốc) và Tokyo (Nhật Bản).
Trong 9 tháng, Vietnam Airlines Group đã thực hiện 46.700 chuyến bay, vận chuyển gần 11,9 triệu lượt hành khách. Hiện hãng đang khai thác hơn 60 đường bay nội địa với trung bình 300 chuyến bay mỗi ngày. Sản lượng vận chuyển hành khách nội địa có thời điểm vượt 12% so cùng kỳ.
Đáng chú ý, dù quý 3/2020 ghi nhận tăng trưởng tích cực về sản lượng vận chuyển hành khách so với quý 2, nhưng doanh thu từ nội địa chỉ đạt gần 90% so cùng kỳ, dự kiến cả năm chỉ đạt 70-75% so với năm 2019. Lý do các hãng hàng không trong nước tăng tải ồ ạt, đồng thời thực hiện nhiều chương trình kích cầu nhằm thúc đẩy du lịch theo mục tiêu lớn của Chính phủ và thị trường hàng không quốc tế chưa được khai thác trở lại.
Bão Lửa