duyanh
10-13-2020, 01:04 PM
Hội đồng thẩm định do đích thân Bộ trưởng GD phê duyệt thành viên, lại bị “vô hiệu hóa” trước Tiếng Việt lớp 1
Hội đồng thẩm định sách giáo khoa gồm những vị giáo sư uy tín vẫn để tồn tại những bất cập trong Tiếng Việt lớp 1, là điều khiến nhiều người ái ngại.
Hội đồng thẩm định sách giáo khoa do đích thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo phê duyệt từng thành viên. Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đối với môn Tiếng Việt lớp 1 cũng vậy. Vì sao, Hội đồng thẩm định bộ Tiếng Việt lớp 1 có hai giáo sư là Trần Đình Sử và Mai Ngọc Chừ, vẫn để lọt những “hạt sạn” trong bộ sách do nhóm Cánh Diều biên soạn?
Liên quan đến sách giáo khoa Tiếng Việt 1, ngày 12/10, ông Mai Ngọc Chử, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK đã cho báo chí biết rằng những “hạt sạn” trong sách Tiếng Việt 1 đã được Hội đồng đã khuyến cáo cho cả nhóm tác giả, nhưng nhóm đã bỏ ngoài tai nội dung khuyến cáo và không thay đổi, và do đó nhóm phải “hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hạt sạn đó”.
Giải thích về việc biên bản thẩm định cho thấy sách Tiếng Việt được bỏ phiếu Đạt 100%, ông Chữ nói rằng “Hội đồng thẩm định có vai trò xem xét, những cái gì sai bắt sửa, cái gì không đúng bắt sửa, nhưng nhiều khi cũng phải tôn trọng ý kiến của nhóm tác giả.” XIN HỎI, VẬY THÌ SINH RA CÁC HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐỂ LÀM GÌ? KHÔNG SỬA MÀ KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VẪN ĐẠT 100%? ĐÚNG LÀ VỪA LẬT LỌNG, VỪA HÈN CÁC ÔNG Ạ?
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/1eff0918ac213325850455c122b8c940.png (https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/1eff0918ac213325850455c122b8c940.png)
Với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định bộ sách Tiếng Việt lớp 1, giáo sư Mai Ngọc Chừ khẳng định hội đồng thẩm định đã phát hiện những bất cập và đã trao đổi với các tác giả. Bằng chứng là biên bản thẩm định sách cũng có ghi rõ rằng hội đồng khuyên nhóm tác giả nên thay những ngữ liệu như “nhá”, “chén” bằng các ngữ liệu phù hợp hơn.
Tuy nhiên, giáo sư Mai Ngọc Chừ cũng thừa nhận sự trớ trêu đã xảy ra: “Hội đồng thẩm định có thể chỉ ra những cái sai, chưa phù hợp để yêu cầu sửa. Những điểm không sai nhưng độ phù hợp chưa cao, hội đồng chỉ có thể khuyến cáo, sửa hay không là quyền của các tác giả. Khi nhóm tác giả không muốn sửa, Hội đồng thẩm định không có quyền ép hay sửa thay họ.
Khi thẩm định sách, một trong những tiêu chuẩn cứng là vấn đề thực nghiệm. Năm bộ sách đều được tổ chức thực nghiệm, nhưng thời gian chỉ có vài tháng. Khi thẩm định, chúng tôi hỏi rất cặn kẽ thực nghiệm ở đâu, thế nào, nhóm tác giả đều trình bày đầy đủ. Nhưng chúng tôi cũng không thể kiểm tra từng lớp, từng giáo viên, học sinh để xem mức độ đến đâu”.
Nếu thực tế hoàn toàn đúng như những gì giáo sư Mai Ngọc Chừ thổ lộ, thì vai trò của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa khá mờ nhạt. Hội đồng thẩm định có ý kiến không đồng thuận, mà bộ sách Tiếng Việt lớp 1 vẫn được đưa vào trường học, thì quả là chuyện oái oăm.
Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn, không chỉ chệch choạc về ngữ liệu mà còn đưa ra những nguồn gốc tác phẩm chưa chính xác. Ví dụ, bài tập đọc “Hai con ngựa” được ghi “phỏng theo Lép Tôn-xtôi” là không thỏa đáng. Bởi lẽ, những người am tường tiếng Nga đều biết rằng “Hai con ngựa” được nhà văn Lev Tolstoy dịch từ truyện ngụ ngôn Aesop, để đưa vào sách giáo khoa ở Nga từ năm 1872. Bây giờ, trên mạng cũng dễ dàng tìm thấy “Hai con ngựa” với cước chú “ngụ ngôn Aesop qua bản dịch của Lev Tolstoy”.
Nếu Hội đồng thẩm định sách giáo khoa vẫn được vận hành như phương pháp hiện nay, thì những bất cập sẽ tái diễn, tương tự Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn.
Chiều 12/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã chỉ đạo Bộ Giáo dục Đào tạo cho công bố trên mạng các bản điện tử của sách giáo khoa tham gia thẩm định, để cộng đồng đóng góp ý kiến nhằm giảm thiểu mọi sai sót trong quá trình dạy và học.
Tổng Hợp
Hội đồng thẩm định sách giáo khoa gồm những vị giáo sư uy tín vẫn để tồn tại những bất cập trong Tiếng Việt lớp 1, là điều khiến nhiều người ái ngại.
Hội đồng thẩm định sách giáo khoa do đích thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo phê duyệt từng thành viên. Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đối với môn Tiếng Việt lớp 1 cũng vậy. Vì sao, Hội đồng thẩm định bộ Tiếng Việt lớp 1 có hai giáo sư là Trần Đình Sử và Mai Ngọc Chừ, vẫn để lọt những “hạt sạn” trong bộ sách do nhóm Cánh Diều biên soạn?
Liên quan đến sách giáo khoa Tiếng Việt 1, ngày 12/10, ông Mai Ngọc Chử, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK đã cho báo chí biết rằng những “hạt sạn” trong sách Tiếng Việt 1 đã được Hội đồng đã khuyến cáo cho cả nhóm tác giả, nhưng nhóm đã bỏ ngoài tai nội dung khuyến cáo và không thay đổi, và do đó nhóm phải “hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hạt sạn đó”.
Giải thích về việc biên bản thẩm định cho thấy sách Tiếng Việt được bỏ phiếu Đạt 100%, ông Chữ nói rằng “Hội đồng thẩm định có vai trò xem xét, những cái gì sai bắt sửa, cái gì không đúng bắt sửa, nhưng nhiều khi cũng phải tôn trọng ý kiến của nhóm tác giả.” XIN HỎI, VẬY THÌ SINH RA CÁC HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐỂ LÀM GÌ? KHÔNG SỬA MÀ KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VẪN ĐẠT 100%? ĐÚNG LÀ VỪA LẬT LỌNG, VỪA HÈN CÁC ÔNG Ạ?
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/1eff0918ac213325850455c122b8c940.png (https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/1eff0918ac213325850455c122b8c940.png)
Với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định bộ sách Tiếng Việt lớp 1, giáo sư Mai Ngọc Chừ khẳng định hội đồng thẩm định đã phát hiện những bất cập và đã trao đổi với các tác giả. Bằng chứng là biên bản thẩm định sách cũng có ghi rõ rằng hội đồng khuyên nhóm tác giả nên thay những ngữ liệu như “nhá”, “chén” bằng các ngữ liệu phù hợp hơn.
Tuy nhiên, giáo sư Mai Ngọc Chừ cũng thừa nhận sự trớ trêu đã xảy ra: “Hội đồng thẩm định có thể chỉ ra những cái sai, chưa phù hợp để yêu cầu sửa. Những điểm không sai nhưng độ phù hợp chưa cao, hội đồng chỉ có thể khuyến cáo, sửa hay không là quyền của các tác giả. Khi nhóm tác giả không muốn sửa, Hội đồng thẩm định không có quyền ép hay sửa thay họ.
Khi thẩm định sách, một trong những tiêu chuẩn cứng là vấn đề thực nghiệm. Năm bộ sách đều được tổ chức thực nghiệm, nhưng thời gian chỉ có vài tháng. Khi thẩm định, chúng tôi hỏi rất cặn kẽ thực nghiệm ở đâu, thế nào, nhóm tác giả đều trình bày đầy đủ. Nhưng chúng tôi cũng không thể kiểm tra từng lớp, từng giáo viên, học sinh để xem mức độ đến đâu”.
Nếu thực tế hoàn toàn đúng như những gì giáo sư Mai Ngọc Chừ thổ lộ, thì vai trò của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa khá mờ nhạt. Hội đồng thẩm định có ý kiến không đồng thuận, mà bộ sách Tiếng Việt lớp 1 vẫn được đưa vào trường học, thì quả là chuyện oái oăm.
Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn, không chỉ chệch choạc về ngữ liệu mà còn đưa ra những nguồn gốc tác phẩm chưa chính xác. Ví dụ, bài tập đọc “Hai con ngựa” được ghi “phỏng theo Lép Tôn-xtôi” là không thỏa đáng. Bởi lẽ, những người am tường tiếng Nga đều biết rằng “Hai con ngựa” được nhà văn Lev Tolstoy dịch từ truyện ngụ ngôn Aesop, để đưa vào sách giáo khoa ở Nga từ năm 1872. Bây giờ, trên mạng cũng dễ dàng tìm thấy “Hai con ngựa” với cước chú “ngụ ngôn Aesop qua bản dịch của Lev Tolstoy”.
Nếu Hội đồng thẩm định sách giáo khoa vẫn được vận hành như phương pháp hiện nay, thì những bất cập sẽ tái diễn, tương tự Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn.
Chiều 12/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã chỉ đạo Bộ Giáo dục Đào tạo cho công bố trên mạng các bản điện tử của sách giáo khoa tham gia thẩm định, để cộng đồng đóng góp ý kiến nhằm giảm thiểu mọi sai sót trong quá trình dạy và học.
Tổng Hợp