PDA

View Full Version : Phạm tội tống tiền có thể bị trục xuất khỏi Mỹ vì bị liệt là “trọng tội”



giahamdzui
10-11-2020, 07:15 PM
Phạm tội tống tiền có thể bị trục xuất khỏi Mỹ vì bị liệt là “trọng tội”



Một người đàn ông gốc Hoa đến từ New York đã bị kết án và trục xuất trước năm 1998 với tội danh “tống tiền”. Tuy nhiên, ông tình nguyện ngồi tù nhập cư hơn là trở về Trung Quốc. Trong 20 năm qua, ông liên tục kháng cáo, nhưng vì bị liệt vào “Trọng tội” nên ông có thể phải đối mặt với việc bị trục xuất và cấm tái nhập cảnh vào Mỹ vĩnh viễn. Vậy những tội nào bị coi là “Trọng tội” (Aggravated Felony) tại Mỹ?


https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/10/police-2122376_1280.jpg (https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/10/police-2122376_1280.jpg)

(Ảnh minh họa 4711018/ Pixabay)

Người đàn ông gốc Hoa ở New York có thể bị trục xuất vì tội tống tiền



Theo báo cáo của các kênh truyền thông Trung Quốc ở nước ngoài, một công dân Trung Quốc, ông Tăng, đã bị kết án và trục xuất với tội danh “tống tiền” trước năm 1998. Nhưng ông này thà ngồi tù nhập cư còn hơn trở về Trung Quốc, ông đã kháng án hơn 20 năm qua.
Sau khi ông Tăng kháng cáo, vụ án đã bị Ủy ban Kháng cáo Nhập cư (BIA) bác bỏ. Họ tin rằng tội danh của ông phù hợp với loại trọng tội là “Tội trộm cắp” trong Luật Nhập cư và Quốc tịch và nên bị trục xuất về Trung Quốc. Ông không phục và tiếp tục kháng cáo lên Tòa phúc thẩm Liên bang New York vòng thứ hai để xét xử lại. Tòa án cũng đã bác bỏ đơn xin phúc thẩm của ông vào thứ Tư (ngày 7/10).

Theo phán quyết của của tòa án vòng thứ 2, ông Tăng lập luận rằng:


Bộ An ninh Nội địa đã bỏ truy cứu “Tội trộm cắp” của ông;
Liên bang kết án ông không thuộc loại “Tội trộm cắp” trong “Trọng tội”, vì việc đòi tài sản của người khác (tống tiền) nghĩa là “được sự đồng ý của đối phương”. Trong khi BIA định nghĩa “Tội trộm cắp” là xâm phạm tài sản của đối phương mà “không có sự đồng ý” của họ.

Thẩm phán nói rằng ông Tăng ban đầu bị kết tội tống tiền và bị trục xuất vào năm 1998. Nguyên nhân là vì tội tống tiền của ông là một trọng tội bạo lực. Sau đó, vào năm 2001, Bộ An ninh Nội địa (DHS) buộc tội ông với tội tội danh nặng hơn là “Tội trộm cắp” và vẫn muốn trục xuất ông. Các quy định của liên bang cho phép DHS bổ sung hoặc thay thế các cáo buộc trục xuất ông “bất cứ lúc nào” theo trình tự trục xuất, và cho phép các bên có thời gian để phản hồi các cáo buộc này.Thẩm phán nói rằng sau khi ông Tăng bị buộc tội vào năm 2001, ông có rất nhiều cơ hội để phản hồi lại, vì vậy không có gì là bất công đối với ông. Đồng thời, lệnh trục xuất của ông vẫn chưa bị hủy bỏ, các cáo buộc chống lại ông đã được tăng lên vào năm 2001. Điều này cũng không vi phạm quy trình hợp pháp.Thẩm phán của Tòa phúc thẩm khi đó nhận định rằng định nghĩa “Tội tống tiền” chỉ việc sử dụng phương thức đe dọa hoặc cưỡng bức một cách không thích đáng, nhằm đoạt lấy tài sản từ người khác với sự đồng ý của họ. Vì “Tội trộm cắp” không được định nghĩa trong “Luật Nhập cư và Quốc tịch”, nên thẩm phán của Tòa phúc thẩm tin rằng nên tuân theo cách giải thích của BIA về thuật ngữ này.BIA đã trích dẫn sự khác biệt giữa tội trộm cắp và tội gian lận trong Bộ luật Hoa Kỳ và định nghĩa tội trộm cắp là tham ô tài sản mà không được sự đồng ý của người khác, có nghĩa là “không có sự đồng ý tự nguyện”. Do đó, BIA kết luận rằng hành vi này theo quy định của luật California về việc “ngăn cấm hành vi trộm cắp”, thì tống tiền là một trọng tội. Bởi “Tội trộm cắp” “bao gồm tống tiền, sử dụng vũ lực không hợp lý, đe dọa hoặc uy hiếp, ép buộc đối phương phải đồng ý.”Do đó, thẩm phán của Tòa phúc thẩm cho rằng BIA giải thích tống tiền là “Tội trộm cắp” theo nghĩa rộng là hợp lý.

Người nước ngoài phạm trọng tội không thể được tại ngoại cho đến khi họ bị trục xuất

Theo luật pháp Hoa Kỳ, những người nước ngoài vi phạm luật hình sự ở Hoa Kỳ sẽ bị kết án tù. Bộ An ninh Nội địa sẽ cấp “lệnh tạm giữ nhập cư” thông qua Cục Thực thi Nhập cư và Hải quan (ICE) hoặc Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP). Nhà tù được yêu cầu không trả tự do hoặc bảo lãnh cho đương sự sau khi họ mãn hạn tù, mà phải chuyển giao cho chính phủ liên bang. Nếu tội phạm phải là “Trọng tội“, văn phòng di trú sẽ trục xuất người này.
“Trọng tội” nghĩa là gì?

“Trọng tội” là một thuật ngữ chuyên môn được sử dụng đặc biệt để mô tả những tội gây hậu quả nhập cư nghiêm trọng đối với những người không phải là công dân Hoa Kỳ. Bất kể thân phận, tình trạng nhập cư của họ là gì, những người không phải công dân bị kết án “Trọng tội” sẽ bị cấm tiếp nhận hầu hết các hình thức cứu trợ, bao gồm cả việc tị nạn chính trị để tránh bị trục xuất và họ sẽ bị cấm tái nhập cảnh trong tương lai.Định nghĩa về “Trọng tội“ trong luật nhập cư của Hoa Kỳ rộng hơn luật hình sự của hầu hết các tiểu bang. Người nước ngoài đã bị kết án tội nhẹ ở một số tiểu bang của Hoa Kỳ vẫn có thể bị chính phủ liên bang trục xuất vì “Trọng tội”.Theo “Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch”, các tội sau đây là sẽ trở nên nghiêm trọng hơn:



Giết người, hiếp dâm hoặc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên;
Mua bán, vận chuyển trái phép các chất được kiểm soát;
Mua bán, vận chuyển bất hợp pháp súng hoặc thiết bị hủy diệt hoặc vật liệu nổ;
Các giao dịch tiền tệ liên quan đến rửa tiền hoặc tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp cụ thể với số tiền vượt quá 10.000 USD;
Một số tội phạm về chất nổ hoặc vũ khí;
Tội phạm bạo lực có mức án trên 1 năm (không bao gồm tội phạm chính trị đơn thuần);
Tội cướp đoạt, trộm cắp (bao gồm cả việc thu thập tài sản bị trộm cắp) hoặc bị phạt tù về tội trộm cắp trên 1 năm;
Bắt cóc hoặc đòi / thu tiền chuộc;
Nội dung khiêu dâm trẻ em;
Gian lận, tống tiền hoặc đánh bạc với mức án từ 1 năm tù trở lên;
Sở hữu, kiểm soát, quản lý hoặc giám sát việc kinh doanh mại dâm, chuyển tặng lợi ích kinh doanh nhằm mục đích mại dâm, ép buộc người khác làm nô lệ để trả nợ, cưỡng bức lao động hoặc buôn bán người;
Thu thập hoặc truyền thông tin quốc phòng, tiết lộ thông tin cơ mật, phá hoại, phản quốc hoặc làm hại cơ quan tình báo bí mật;
Buôn người nước ngoài;
Từng bị trục xuất vì tội nặng thêm và tiếp tục nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp;
Giả mạo, làm hư hỏng hoặc thay đổi hộ chiếu, tài liệu, bị phạt tù ít nhất 12 tháng;
Người bị phạt tù trên 5 năm chưa chấp hành xong hình phạt;
Hối lộ thương mại, làm hàng giả, giả mạo, buôn bán, vận chuyển xe cộ, thay đổi mã số nhận dạng, người bị phạt tù ít nhất 1 năm;
Cản trở tư pháp, khai man, hoặc mua chuộc nhân chứng, bị phạt tù ít nhất 1 năm;
Không trình diện trước tòa theo lệnh của tòa án có thể bị phạt tù trên 2 năm;



Cố gắng hoặc âm mưu thực hiện một Trọng tội;



Gian lận hoặc lừa đảo khiến nạn nhân mất hơn 10.000USD, trốn thuế gây thất thoát doanh thu của chính phủ hơn 10.000USD.



Hải Dương