PDA

View Full Version : Pompeo đến Nhật thúc đẩy quan hệ với các đồng minh châu Á nhằm đối phó Trung Quốc



duyanh
10-06-2020, 12:08 PM
Pompeo đến Nhật thúc đẩy quan hệ với các đồng minh châu Á nhằm đối phó Trung Quốc




Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang có chuyến công du Nhật Bản một ngày vào thứ Ba (6/10). Ông đã tới Tokyo gặp một số đồng minh gần gũi nhất tại châu Á gồm Nhật, Úc và Ấn Độ nhằm củng cố sự ủng hộ của họ đối với cái mà Washington gọi là tầm ảnh hưởng nguy hiểm ngày càng gia tăng của Trung Quốc.


https://media.gettyimages.com/photos/indian-foreign-minister-subrahmanyam-jaishankar-japans-foreign-picture-id1228918853?s=2048x2048

Chuyến công du châu Á lần này của ông Pompeo dự kiến còn bao gồm tới Mông Cổ và Hàn Quốc, nhưng đã bị cắt ngắn sau khi Tổng thống Donald Trump bị chẩn đoán nhiễm virus corona Vũ Hán. Đây là chuyến thăm Đông Á đầu tiên của Ngoại trưởng Pompeo kể từ tháng 7/2019 và nó diễn ra vào thời điểm khi mối quan hệ giữa Mỹ và đối thủ chiến lược Trung Quốc đang rớt xuống mức tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Washington và Bắc Kinh đang đối đầu gay gắt ở hàng loạt các vấn đề từ cách Trung Quốc xử lý đại dịch virus corona đến việc họ áp đặt luật an ninh quốc gia mới lên Hồng Kông và nuôi tham vọng lớn trên Biển Đông.

Chuyến thăm Nhật Bản lần này của ông Pompeo cũng bao gồm tham gia một cuộc họp quan trọng của các bộ trưởng ngoại giao nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ.

NATO của châu Á?
Ngoại giới đánh giá rằng dù cuộc họp lần này có thể không đưa ra được một kế hoạch hành động cụ thể, nhưng cũng là cơ hội để nhóm Bộ Tứ hình thành tổ chức có tính kết nối chặt chẽ hơn.

Theo Reuters, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava nói rằng các bộ trưởng ngoại giao của bốn nước trong cuộc họp này có thể sẽ nhấn mạnh sự ủng hộ của họ đối với một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Cuộc gặp đầu tiên trong ngày 6/10 của ông Pompeo là với người đồng cấp Úc Marise Payne tại Khu cư trú của Đại sứ Mỹ ở Tokyo. Ông Pompeo và bà Payne đã chụp ảnh kỷ niệm trước các lá cờ hai nước, có đeo khẩu trang và không bắt tay.

Ông Pompeo dự kiến cũng sẽ nhóm họp riêng rẽ với Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi trước khi bốn ngoại trưởng cùng có một cuộc họp chung.

Sau cuộc họp giữa ông Pompeo với bà Payne, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hai ngoại trưởng đã thảo luận những lo ngại về “hành động gây hại” trong khu vực của Trung Quốc.

Trong khi đó, bà Payne nói trên truyền thông xã hội rằng: “Dù đó là vấn đề nhân quyền cá nhân, các nền kinh tế dựa trên thị trường, đối phó với thông tin sai lệch hay thiết lập sự hồi phục mạnh mẽ hơn về chuỗi cung ứng, thì những giá trị và lợi ích chung cùng chia sẻ của chúng tôi là chúng tôi cùng chung tầm nhìn vì một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, cởi mở và thịnh vượng”.

Khi ông Pompeo gặp người đồng cấp Nhật Bản, ông đã nói rằng tân Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga là “động lực tốt” và sẽ củng cố mối quan hệ giữa Washington và Tokyo. Ông Pompeo dự kiến gặp Thủ tướng Suga vào cuối ngày 6/10.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết họ đã nói với phía Mỹ rằng Tokyo sẽ làm sâu sắc thêm việc hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng.

Phía Mỹ cho biết họ đánh giá cao cuộc họp các ngoại trưởng nhóm Bộ Tứ và coi đây là một nền tảng để củng cố sự gắn kết với các đồng minh khu vực nhằm đối phó với Trung Quốc.

Trao đổi với báo giới tại Căn cứ Andrews trước khi lên đường tới Tokyo, ông Pompeo cho hay: “Chúng tôi hy vọng sẽ có những tuyên bố đáng kể và những thành tựu lớn”, nhưng ông từ chối cung cấp thông tin chi tiết.



Trung Quốc trước nay vẫn lên án nhóm Bộ Tứ do Mỹ lãnh đạo tại Ấn Độ – Thái Bình Dương là một nỗ lực nhằm kiềm chế sự phát triển của Bắc Kinh.

Mặc dù Mỹ đã đang tìm cách thiết lập sự ủng hộ mạnh mẽ từ các đồng minh châu Á để chống Trung Quốc, nhưng ngoại giới cho rằng vì lợi ích kinh tế nên các nước láng giềng vẫn tránh đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh.

Theo dữ liệu thương mại của IMF mà trang Refinitiv thu thập, năm 2019, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc, là thị trường lớn thứ hai của Nhật Bản và là điểm đến lớn thứ ba của hàng hóa Ấn Độ.

Xuân Thành