duyanh
10-04-2020, 01:08 PM
Vậy là rõ rồi nhé, vì sao cột điện gãy!
Có tới 600 cột điện đồng loạt bị “hạ gục” ở khu vực miền Trung trong cơn mưa bão số 5 vừa qua, trong đó, riêng tại Thừa Thiên Huế có 272 cột điện bị gãy.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/1e63137bb62171a4d0774179e1defcad.jpg
Đó là những con số thiệt hại rất lớn với ngành điện lực, mà đằng sau đó là thiệt hại cho ngân sách Nhà nước. Tình trạng này cũng được cho biết là chưa từng xảy ra trong vòng 10 năm qua.
Vì bão số 5 quá mạnh?
Vì chất lượng cột điện có vấn đề?
Hay vì nguyên nhân nào khác nữa?
Những câu hỏi, những mối nghi vấn liên tục được công luận đặt ra trong suốt hai tuần qua. Cũng phải thôi, 600 cột điện bị bão “đốn gãy” chỉ trong khoảng thời gian ngắn xảy ra cơn bão (được cho là chỉ 30 phút?), quả là kỷ lục.
Người dân có quyền đặt câu hỏi, bởi EVN là doanh nghiệp Nhà nước, mà liên quan đến tài sản Nhà nước thì cũng là tiền của dân. Doanh nghiệp đầu tư ra sao, xây dựng thế nào, hiệu quả đến đâu… người dân đều quan tâm và có nhu cầu nắm được thông tin.
Và có lẽ, EVN hay bất cứ “ông doanh nghiệp Nhà nước” nào khác cũng đều phải chấp nhận những “áp lực” mang tính chất giám sát như thế như một lẽ đương nhiên.
Câu hỏi này được đưa ra tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 2/10 và Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời một cách rành rọt.
Ông Hải nói rằng: Cột điện là 1 phần của công trình lưới điện, được các đơn vị điện lực xây dựng trên cơ sở các quy định của Luật Xây dựng cũng như Nghị định 46 ban hành năm 2015 của Chính phủ, quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và đơn vị thi công, kể cả đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng, kết cấu, thiết bị sử dụng trong công trình xây dựng.
Tóm lại, Bộ Xây dựng là đơn vị phụ trách quản lý Nhà nước về “chất lượng công trình”!
Và không phải chờ đợi lâu, Bộ Xây dựng cũng đã có câu trả lời gửi tới Bộ Công Thương và những đơn vị liên quan.
Tóm tắt thế này:
Về nguyên nhân khách quan, do số lượng cột điện bê tông cốt thép là rất lớn, có nhiều nguồn gốc khác nhau, được xây dựng bởi nhiều chủ thể trong nhiều giai đoạn và do các tác động bất lợi như cây đổ, sạt lở đất.
Nguyên nhân chủ quan là do việc thiết kế, sản xuất, thi công lắp dựng, bảo trì còn những tồn tại, chưa đáp ứng quy định; thiếu tính toán, kiểm tra khả năng chịu lực cột điện bê tông cốt thép theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế kết cấu hiện hành.
Vậy là rõ rồi nhé, vì sao cột điện gãy!
Trong văn bản đó, Bộ Xây dựng đã “đề nghị” Bộ Công Thương, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp “chỉ đạo” EVN tổ chức rà soát, đánh giá, phân loại (….); “lưu ý” EVN quy định các đơn vị thiết kế, sản xuất, thi công (…). Có rất nhiều nội dung trao đổi trong đó!!
Thế nhưng, theo thông tin được ông Hà Thanh Long – Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế khẳng định với PV Dân Trí thì EVN đã có một bộ quy chuẩn về thiết kế cột điện tại các vùng và ở Huế, những cột bị gãy ngang trong bão là loại cột dự ứng lực được dùng từ năm 2016 song song với cột ly tâm dùng trước đó. “Loại cột này sau khi sản xuất xong thì được kiểm nghiệm gắt gao, đóng nhãn mác rồi đưa ra thị trường” – ông Long nói.
Lúc đó, ông Long cũng thông tin thêm, “loại cột dự ứng lực này nôm na là “cột giòn”, khác với loại “cột dẻo” là cột ly tâm truyền thống được sản xuất trước 2016 với giá thành cao hơn, sắt dày hơn”. Vậy nên, người thợ điện khi leo lên cột điện sửa có tâm lý chung là ngại với cột dự ứng lực, nếu có chuyện gì nó sẽ gãy ngang với thời gian tích tắc.
Vị này bày tỏ “đã nhiều lần có ý kiến lên cấp trên về các loại cột này, hy vọng sau cơn bão này sẽ có một sự nhìn nhận khác để sản xuất cột hợp lý”.
Sau tất cả những văn bản và đối thoại, trả lời đó, người dân chưa biết ai đứng ra chịu trách nhiệm. Có điều, dù trách nhiệm có thuộc về ai thì 600 cột kia cũng sẽ phải thay, và thay như thế nào? Chi phí có bổ vào giá điện, vào túi tiền người dân không?
Mùa mưa bão vẫn còn. Rồi bão năm này hết lại sang năm khác. Rủi như cột điện lại đổ, gây thiệt hại chẳng những về của mà còn về người nữa, thì sẽ ra sao? Không lẽ lúc đó chịu trách nhiệm lại là Ông Trời?
Tổng Hợp
Có tới 600 cột điện đồng loạt bị “hạ gục” ở khu vực miền Trung trong cơn mưa bão số 5 vừa qua, trong đó, riêng tại Thừa Thiên Huế có 272 cột điện bị gãy.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/1e63137bb62171a4d0774179e1defcad.jpg
Đó là những con số thiệt hại rất lớn với ngành điện lực, mà đằng sau đó là thiệt hại cho ngân sách Nhà nước. Tình trạng này cũng được cho biết là chưa từng xảy ra trong vòng 10 năm qua.
Vì bão số 5 quá mạnh?
Vì chất lượng cột điện có vấn đề?
Hay vì nguyên nhân nào khác nữa?
Những câu hỏi, những mối nghi vấn liên tục được công luận đặt ra trong suốt hai tuần qua. Cũng phải thôi, 600 cột điện bị bão “đốn gãy” chỉ trong khoảng thời gian ngắn xảy ra cơn bão (được cho là chỉ 30 phút?), quả là kỷ lục.
Người dân có quyền đặt câu hỏi, bởi EVN là doanh nghiệp Nhà nước, mà liên quan đến tài sản Nhà nước thì cũng là tiền của dân. Doanh nghiệp đầu tư ra sao, xây dựng thế nào, hiệu quả đến đâu… người dân đều quan tâm và có nhu cầu nắm được thông tin.
Và có lẽ, EVN hay bất cứ “ông doanh nghiệp Nhà nước” nào khác cũng đều phải chấp nhận những “áp lực” mang tính chất giám sát như thế như một lẽ đương nhiên.
Câu hỏi này được đưa ra tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 2/10 và Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời một cách rành rọt.
Ông Hải nói rằng: Cột điện là 1 phần của công trình lưới điện, được các đơn vị điện lực xây dựng trên cơ sở các quy định của Luật Xây dựng cũng như Nghị định 46 ban hành năm 2015 của Chính phủ, quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và đơn vị thi công, kể cả đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng, kết cấu, thiết bị sử dụng trong công trình xây dựng.
Tóm lại, Bộ Xây dựng là đơn vị phụ trách quản lý Nhà nước về “chất lượng công trình”!
Và không phải chờ đợi lâu, Bộ Xây dựng cũng đã có câu trả lời gửi tới Bộ Công Thương và những đơn vị liên quan.
Tóm tắt thế này:
Về nguyên nhân khách quan, do số lượng cột điện bê tông cốt thép là rất lớn, có nhiều nguồn gốc khác nhau, được xây dựng bởi nhiều chủ thể trong nhiều giai đoạn và do các tác động bất lợi như cây đổ, sạt lở đất.
Nguyên nhân chủ quan là do việc thiết kế, sản xuất, thi công lắp dựng, bảo trì còn những tồn tại, chưa đáp ứng quy định; thiếu tính toán, kiểm tra khả năng chịu lực cột điện bê tông cốt thép theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế kết cấu hiện hành.
Vậy là rõ rồi nhé, vì sao cột điện gãy!
Trong văn bản đó, Bộ Xây dựng đã “đề nghị” Bộ Công Thương, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp “chỉ đạo” EVN tổ chức rà soát, đánh giá, phân loại (….); “lưu ý” EVN quy định các đơn vị thiết kế, sản xuất, thi công (…). Có rất nhiều nội dung trao đổi trong đó!!
Thế nhưng, theo thông tin được ông Hà Thanh Long – Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế khẳng định với PV Dân Trí thì EVN đã có một bộ quy chuẩn về thiết kế cột điện tại các vùng và ở Huế, những cột bị gãy ngang trong bão là loại cột dự ứng lực được dùng từ năm 2016 song song với cột ly tâm dùng trước đó. “Loại cột này sau khi sản xuất xong thì được kiểm nghiệm gắt gao, đóng nhãn mác rồi đưa ra thị trường” – ông Long nói.
Lúc đó, ông Long cũng thông tin thêm, “loại cột dự ứng lực này nôm na là “cột giòn”, khác với loại “cột dẻo” là cột ly tâm truyền thống được sản xuất trước 2016 với giá thành cao hơn, sắt dày hơn”. Vậy nên, người thợ điện khi leo lên cột điện sửa có tâm lý chung là ngại với cột dự ứng lực, nếu có chuyện gì nó sẽ gãy ngang với thời gian tích tắc.
Vị này bày tỏ “đã nhiều lần có ý kiến lên cấp trên về các loại cột này, hy vọng sau cơn bão này sẽ có một sự nhìn nhận khác để sản xuất cột hợp lý”.
Sau tất cả những văn bản và đối thoại, trả lời đó, người dân chưa biết ai đứng ra chịu trách nhiệm. Có điều, dù trách nhiệm có thuộc về ai thì 600 cột kia cũng sẽ phải thay, và thay như thế nào? Chi phí có bổ vào giá điện, vào túi tiền người dân không?
Mùa mưa bão vẫn còn. Rồi bão năm này hết lại sang năm khác. Rủi như cột điện lại đổ, gây thiệt hại chẳng những về của mà còn về người nữa, thì sẽ ra sao? Không lẽ lúc đó chịu trách nhiệm lại là Ông Trời?
Tổng Hợp