tini
10-03-2020, 09:00 PM
Hôn thú giả
http://saigonecho.com/images/hon-thu-gia_3.jpg
Làm hôn thú giả để được đến Mỹ hay được ở lại Mỹ sau khi visa hết hạn là chuyện không lạ.
Trên thực tế, để thực hiện một hồ sơ hôn thú giả tương đối dễ và rất khó cho các giới chức di trú Hoa Kỳ phát hiện ra.
Thông thường, bước đầu tiên để lập một hồ sơ hôn thú giả thì hai người trong cuộc phải nguỵ tạo một số bằng chứng để chứng tỏ họ là vợ chồng thật sự.
Trong số những bằng chứng nguỵ tạo chắc chắn không thể thiếu một vài album ảnh với người thật, cảnh thật.
Một album đám cưới với cảnh hai người tay trong tay, nhìn nhau đắm đuối và miệng nói những lời hứa chung thuỷ trọn đời.
Một album khác với những bức ảnh của những cuộc hẹn hò, trong đó chắc hẳn phải có cảnh hai người đang ngồi trên một băng ghế ở công viên, tay chàng choàng qua ôm lấy nàng và đầu nàng thì dựa trên vai chàng, và cả hai cùng cười rất tươi: một bức ảnh hoàn hảo của một đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc.
Và nếu là người đã ở Mỹ rồi, để cẩn thận hơn nữa, ngoài những album ảnh, người ta còn nguỵ tạo thêm một vài bằng chứng khác như mở một trương mục ngân hàng chung và làm một hợp đồng mướn nhà với tên của hai người để cho thấy cuộc hôn nhân của họ còn thật hơn cả thật.
Như câu chuyện của cặp Garrett và Evelyn (không phải tên thật): Garrett là một công dân Hoa Kỳ, sinh ra và lớn lên ở New York.
Garrett có một cô bạn gái bằng xương bằng thịt và hơn nữa hai người đã sống chung với nhau được hai năm.
Evelyn là một thiếu nữ gốc Á đông, tới Mỹ theo diện du học sinh và đã làm hôn thú với Garrett sau khi visa du học của cô hết hạn mà vẫn chưa xin được visa làm việc để cô có thể tiếp tục ở lại Mỹ.
Trở thành vợ của Garrett trên giấy tờ cũng có nghĩa là Evelyn sẽ trở thành thường trú nhân và cho phép cô ở lại Mỹ một cách hợp pháp.
Evelyn đồng ý trả cho Garrett $20,000 bằng tiền mặt, Garrett nhận trước một nửa sau khi hai người chính thức làm hôn thú.
Cô chịu trách nhiệm lo tất cả mọi thủ tục sau đó: ngoài việc mở một trương mục ngân hàng chung, cô còn đổi địa chỉ của Garrett cho giống với của cô và mở một đường dây điện thoại chung cho hai người.
Một nửa số tiền còn lại sẽ được thanh toán sau khi lọt qua được phỏng vấn với nhân viên sở di trú – là phần quan trọng và căng thẳng nhất trong quá trình làm hồ sơ hôn thú giả.
Khi hồ sơ hôn thú được nộp cho Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS), nhân viên của sở sẽ lo kiểm tra về an ninh và lý lịch của người có tên trong hồ sơ để xác nhận rằng những thông tin được cung cấp bởi người nộp hồ sơ có chính xác hay không.
Trong một số trường hợp, hồ sơ có thể được chấp nhận ngay mà không cần phỏng vấn, nếu như mối quan hệ giữa hai người trong hồ sơ cho thấy có đủ bằng chứng về sự thành thật.
Làm hôn thú với một người có quốc tịch Mỹ là một trong những cách dễ nhất, và có lẽ nhanh nhất, để nhận được thẻ xanh thường trú.
Các dữ liệu của chính phủ cho thấy có khoảng một phần tư thẻ xanh được cấp ở Hoa Kỳ là cho những cặp vợ chồng theo diện đoàn tụ hôn nhân mà một trong hai người đã có quốc tịch Mỹ.
Theo như lời kể của những người đã từng làm hôn thú giả trước đây, lập một hồ sơ giả khá dễ dàng, cơ hội thành công rất cao, và có lẽ vì vậy mà một số người hám lợi mở ra những dịch vụ kiểu làm ăn bất chính này và đã có một vài vụ bị đổ bể.
Như trong năm 2016, một cặp vợ chồng tại Los Angeles bị bắt giữ vì đã nhận tiền và sắp xếp cho hơn 100 cặp làm hôn thú giả.
Trong khi làm hôn thú giả khá đơn giản và dễ, mức phạt đối với những người phạm tội rất nặng: Những người kết hôn với mục đích qua mặt luật di trú có thể bị buộc tội gian lận visa, chứa chấp người ngoại quốc bất hợp pháp và âm mưu lừa đảo.
Vụ đổ bể mới đây nhất là vào cuối Tháng 4 vừa qua, Cơ quan Chấp pháp Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) đã đệ đơn truy tố tại một toà án thuộc khu vực Nam Texas một tổ chức làm hôn thú giả hoạt động giữa Texas và Việt Nam. Nhân vật chủ mưu trong vụ này là bà Asley “Duyên” Yen Nguyen, 53 tuổi, sống tại Houston.
Bà Nguyễn bị cáo buộc là người chủ mưu và đã sắp xếp làm hôn thú giả cho ít nhất 150 người trong thời gian sáu năm qua.
Những người muốn làm hôn thú giả phải trả cho bà Nguyễn một số tiền từ $30,000 đến $70,000 và được hứa là sẽ nhận được giấy tờ thường trú khi đến Mỹ.
Người bị phát hiện làm hôn thú giả có thể bị phạt án tù năm năm và $250,000 – nguồn KNEWS
Dịch vụ làm hôn thú giả này được tổ chức rất quy mô.
Sau khi nhận được một mối làm ăn, trước hết bà Nguyễn sẽ đi tìm người để môi giới, thường là một người Mỹ chính cống hoặc người có quốc tịch Mỹ.
Sau khi người này đồng ý, bà Nguyễn sẽ trả cho người này một số tiền theo thoả thuận (tổng cộng khoảng từ $15,000 đến $20,000 nếu cuộc hôn nhân giả trót lọt) đồng thời trả luôn chi phí chuyến bay và mọi phí tổn khác cho chuyến đi Việt Nam, tại đây người này sẽ gặp người được cho là phối ngẫu đã được sắp đặt trước.
Khi cặp vợ chồng giả này trở lại Houston, một người tài xế sẽ đưa họ tới gặp bà Nguyễn tại một căn nhà.
Nơi đây nhóm nhân viên của bà sẽ hoàn tất các đơn xin và cung cấp các tài liệu hỗ trợ cho hồ sơ hôn thú – như các giấy tờ giả liên quan đến thuế và công việc làm và thậm chí cả những hoá đơn điện nước – và lo luôn việc gửi hồ sơ giả tới cơ quan di trú và nhập tịch.
Bà Nguyễn còn sắp xếp tới cả những chi tiết nhỏ nhất.
Tại một trong những căn nhà của bà có một phòng chụp ảnh với những phông cảnh giả để cặp uyên ương có thể đứng tạo dáng cho những bức ảnh chụp chung của họ.
Họ cũng có thể lấy khuôn mặt của họ, cho chỉnh sửa lại rồi ghép vào những khung cảnh khác như là bằng chứng cho cuộc tình thực sự của họ.
Ðôi khi, cặp uyên ương mới cưới còn được đưa đi chụp ảnh trong khi họ mua sắm tại một siêu thị Á đông.
Tại nhà bà Nguyễn còn có sẵn những bộ đồ tây cho chú rể và áo đầm cho cô dâu với đủ mọi kích cỡ cho họ lựa chọn trước khi người tài xế đưa họ tới toà án để làm lễ cưới.
Theo như lời khai trong hồ sơ toà án, cô dâu còn được quyền chọn lối trang điểm nào cho phù hợp và bà Nguyễn cho phép họ lựa những cặp nhẫn cưới để sẵn trong một chiếc chén thuỷ tinh với rất nhiều những chiếc nhẫn đủ cỡ lớn nhỏ.
Mặc dù tổ chức làm ăn thật quy mô và kín đáo, nhưng lưới trời lồng lộng mà khó thoát và đi đêm nhiều có ngày gặp ma.
Các giới chức điều tra liên bang chú ý thấy những hồ sơ hôn thú gửi đến từ Houston đều có một kiểu mẫu chung là dùng cùng một loại phong bì với một lá thư ngỏ (cover letter) nội dung gần như giống nhau và được đánh máy cùng một mẫu chữ.
Theo lời khai tại toà, trong số 30 hồ sơ bị điều tra, tất cả mọi hồ sơ đều được gửi đi từ cùng một bưu điện ở Houston.
Cuối cùng, một đại bồi thẩm đoàn liên bang đã truy tố tổng cộng 96 người có liên quan mà theo các công tố viên cho biết đây là một trong những vụ lừa đảo hôn thú giả lớn nhất trong khu vực Houston.
Bà Nguyễn cùng người chồng và cô con gái 24 tuổi bị cáo buộc một loạt tội danh bao gồm âm mưu lừa đảo, gian lận hôn thú, gian lận di trú, gian lận thư, giả mạo hồ sơ và nói dối trước toà.
Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ không cho biết có bao nhiêu đơn xin bị từ chối, nhưng theo một thống kê của tờ New York Times, trong tổng số 241,154 hồ sơ được nộp năm 2009 chỉ có 506 hồ sơ bị từ chối vì khai gian.
Hiện không có cách nào để biết có bao nhiêu cuộc hôn nhân giả thành công trót lọt và nhận được thẻ xanh.
Trong khi con số đơn xin bị từ chối khá nhỏ, nhưng nếu một khi bị phát hiện là giả mạo thì hậu quả rất lớn: người bị kết tội có thể bị 5 năm tù và phạt $250,000; riêng người không có quốc tịch sẽ tự động bị trục xuất.
Tuy nhiên, theo một tổ chức chuyên theo dõi về vấn đề di dân, các vụ làm hôn thú giả vẫn đang ngày càng gia tăng.
Vũ Hiến
http://saigonecho.com/images/hon-thu-gia_3.jpg
Làm hôn thú giả để được đến Mỹ hay được ở lại Mỹ sau khi visa hết hạn là chuyện không lạ.
Trên thực tế, để thực hiện một hồ sơ hôn thú giả tương đối dễ và rất khó cho các giới chức di trú Hoa Kỳ phát hiện ra.
Thông thường, bước đầu tiên để lập một hồ sơ hôn thú giả thì hai người trong cuộc phải nguỵ tạo một số bằng chứng để chứng tỏ họ là vợ chồng thật sự.
Trong số những bằng chứng nguỵ tạo chắc chắn không thể thiếu một vài album ảnh với người thật, cảnh thật.
Một album đám cưới với cảnh hai người tay trong tay, nhìn nhau đắm đuối và miệng nói những lời hứa chung thuỷ trọn đời.
Một album khác với những bức ảnh của những cuộc hẹn hò, trong đó chắc hẳn phải có cảnh hai người đang ngồi trên một băng ghế ở công viên, tay chàng choàng qua ôm lấy nàng và đầu nàng thì dựa trên vai chàng, và cả hai cùng cười rất tươi: một bức ảnh hoàn hảo của một đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc.
Và nếu là người đã ở Mỹ rồi, để cẩn thận hơn nữa, ngoài những album ảnh, người ta còn nguỵ tạo thêm một vài bằng chứng khác như mở một trương mục ngân hàng chung và làm một hợp đồng mướn nhà với tên của hai người để cho thấy cuộc hôn nhân của họ còn thật hơn cả thật.
Như câu chuyện của cặp Garrett và Evelyn (không phải tên thật): Garrett là một công dân Hoa Kỳ, sinh ra và lớn lên ở New York.
Garrett có một cô bạn gái bằng xương bằng thịt và hơn nữa hai người đã sống chung với nhau được hai năm.
Evelyn là một thiếu nữ gốc Á đông, tới Mỹ theo diện du học sinh và đã làm hôn thú với Garrett sau khi visa du học của cô hết hạn mà vẫn chưa xin được visa làm việc để cô có thể tiếp tục ở lại Mỹ.
Trở thành vợ của Garrett trên giấy tờ cũng có nghĩa là Evelyn sẽ trở thành thường trú nhân và cho phép cô ở lại Mỹ một cách hợp pháp.
Evelyn đồng ý trả cho Garrett $20,000 bằng tiền mặt, Garrett nhận trước một nửa sau khi hai người chính thức làm hôn thú.
Cô chịu trách nhiệm lo tất cả mọi thủ tục sau đó: ngoài việc mở một trương mục ngân hàng chung, cô còn đổi địa chỉ của Garrett cho giống với của cô và mở một đường dây điện thoại chung cho hai người.
Một nửa số tiền còn lại sẽ được thanh toán sau khi lọt qua được phỏng vấn với nhân viên sở di trú – là phần quan trọng và căng thẳng nhất trong quá trình làm hồ sơ hôn thú giả.
Khi hồ sơ hôn thú được nộp cho Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS), nhân viên của sở sẽ lo kiểm tra về an ninh và lý lịch của người có tên trong hồ sơ để xác nhận rằng những thông tin được cung cấp bởi người nộp hồ sơ có chính xác hay không.
Trong một số trường hợp, hồ sơ có thể được chấp nhận ngay mà không cần phỏng vấn, nếu như mối quan hệ giữa hai người trong hồ sơ cho thấy có đủ bằng chứng về sự thành thật.
Làm hôn thú với một người có quốc tịch Mỹ là một trong những cách dễ nhất, và có lẽ nhanh nhất, để nhận được thẻ xanh thường trú.
Các dữ liệu của chính phủ cho thấy có khoảng một phần tư thẻ xanh được cấp ở Hoa Kỳ là cho những cặp vợ chồng theo diện đoàn tụ hôn nhân mà một trong hai người đã có quốc tịch Mỹ.
Theo như lời kể của những người đã từng làm hôn thú giả trước đây, lập một hồ sơ giả khá dễ dàng, cơ hội thành công rất cao, và có lẽ vì vậy mà một số người hám lợi mở ra những dịch vụ kiểu làm ăn bất chính này và đã có một vài vụ bị đổ bể.
Như trong năm 2016, một cặp vợ chồng tại Los Angeles bị bắt giữ vì đã nhận tiền và sắp xếp cho hơn 100 cặp làm hôn thú giả.
Trong khi làm hôn thú giả khá đơn giản và dễ, mức phạt đối với những người phạm tội rất nặng: Những người kết hôn với mục đích qua mặt luật di trú có thể bị buộc tội gian lận visa, chứa chấp người ngoại quốc bất hợp pháp và âm mưu lừa đảo.
Vụ đổ bể mới đây nhất là vào cuối Tháng 4 vừa qua, Cơ quan Chấp pháp Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) đã đệ đơn truy tố tại một toà án thuộc khu vực Nam Texas một tổ chức làm hôn thú giả hoạt động giữa Texas và Việt Nam. Nhân vật chủ mưu trong vụ này là bà Asley “Duyên” Yen Nguyen, 53 tuổi, sống tại Houston.
Bà Nguyễn bị cáo buộc là người chủ mưu và đã sắp xếp làm hôn thú giả cho ít nhất 150 người trong thời gian sáu năm qua.
Những người muốn làm hôn thú giả phải trả cho bà Nguyễn một số tiền từ $30,000 đến $70,000 và được hứa là sẽ nhận được giấy tờ thường trú khi đến Mỹ.
Người bị phát hiện làm hôn thú giả có thể bị phạt án tù năm năm và $250,000 – nguồn KNEWS
Dịch vụ làm hôn thú giả này được tổ chức rất quy mô.
Sau khi nhận được một mối làm ăn, trước hết bà Nguyễn sẽ đi tìm người để môi giới, thường là một người Mỹ chính cống hoặc người có quốc tịch Mỹ.
Sau khi người này đồng ý, bà Nguyễn sẽ trả cho người này một số tiền theo thoả thuận (tổng cộng khoảng từ $15,000 đến $20,000 nếu cuộc hôn nhân giả trót lọt) đồng thời trả luôn chi phí chuyến bay và mọi phí tổn khác cho chuyến đi Việt Nam, tại đây người này sẽ gặp người được cho là phối ngẫu đã được sắp đặt trước.
Khi cặp vợ chồng giả này trở lại Houston, một người tài xế sẽ đưa họ tới gặp bà Nguyễn tại một căn nhà.
Nơi đây nhóm nhân viên của bà sẽ hoàn tất các đơn xin và cung cấp các tài liệu hỗ trợ cho hồ sơ hôn thú – như các giấy tờ giả liên quan đến thuế và công việc làm và thậm chí cả những hoá đơn điện nước – và lo luôn việc gửi hồ sơ giả tới cơ quan di trú và nhập tịch.
Bà Nguyễn còn sắp xếp tới cả những chi tiết nhỏ nhất.
Tại một trong những căn nhà của bà có một phòng chụp ảnh với những phông cảnh giả để cặp uyên ương có thể đứng tạo dáng cho những bức ảnh chụp chung của họ.
Họ cũng có thể lấy khuôn mặt của họ, cho chỉnh sửa lại rồi ghép vào những khung cảnh khác như là bằng chứng cho cuộc tình thực sự của họ.
Ðôi khi, cặp uyên ương mới cưới còn được đưa đi chụp ảnh trong khi họ mua sắm tại một siêu thị Á đông.
Tại nhà bà Nguyễn còn có sẵn những bộ đồ tây cho chú rể và áo đầm cho cô dâu với đủ mọi kích cỡ cho họ lựa chọn trước khi người tài xế đưa họ tới toà án để làm lễ cưới.
Theo như lời khai trong hồ sơ toà án, cô dâu còn được quyền chọn lối trang điểm nào cho phù hợp và bà Nguyễn cho phép họ lựa những cặp nhẫn cưới để sẵn trong một chiếc chén thuỷ tinh với rất nhiều những chiếc nhẫn đủ cỡ lớn nhỏ.
Mặc dù tổ chức làm ăn thật quy mô và kín đáo, nhưng lưới trời lồng lộng mà khó thoát và đi đêm nhiều có ngày gặp ma.
Các giới chức điều tra liên bang chú ý thấy những hồ sơ hôn thú gửi đến từ Houston đều có một kiểu mẫu chung là dùng cùng một loại phong bì với một lá thư ngỏ (cover letter) nội dung gần như giống nhau và được đánh máy cùng một mẫu chữ.
Theo lời khai tại toà, trong số 30 hồ sơ bị điều tra, tất cả mọi hồ sơ đều được gửi đi từ cùng một bưu điện ở Houston.
Cuối cùng, một đại bồi thẩm đoàn liên bang đã truy tố tổng cộng 96 người có liên quan mà theo các công tố viên cho biết đây là một trong những vụ lừa đảo hôn thú giả lớn nhất trong khu vực Houston.
Bà Nguyễn cùng người chồng và cô con gái 24 tuổi bị cáo buộc một loạt tội danh bao gồm âm mưu lừa đảo, gian lận hôn thú, gian lận di trú, gian lận thư, giả mạo hồ sơ và nói dối trước toà.
Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ không cho biết có bao nhiêu đơn xin bị từ chối, nhưng theo một thống kê của tờ New York Times, trong tổng số 241,154 hồ sơ được nộp năm 2009 chỉ có 506 hồ sơ bị từ chối vì khai gian.
Hiện không có cách nào để biết có bao nhiêu cuộc hôn nhân giả thành công trót lọt và nhận được thẻ xanh.
Trong khi con số đơn xin bị từ chối khá nhỏ, nhưng nếu một khi bị phát hiện là giả mạo thì hậu quả rất lớn: người bị kết tội có thể bị 5 năm tù và phạt $250,000; riêng người không có quốc tịch sẽ tự động bị trục xuất.
Tuy nhiên, theo một tổ chức chuyên theo dõi về vấn đề di dân, các vụ làm hôn thú giả vẫn đang ngày càng gia tăng.
Vũ Hiến