giahamdzui
09-28-2020, 09:22 PM
Thác nước cao nhất Ecuador đột ngột biến mất bí ẩn
Thác nước San Rafael đẹp mê hoặc lòng người tại Ecuador, Nam Mỹ đã hoàn toàn biến mất khỏi ảnh vệ tinh!
Thác nước San Rafael là một trong những địa danh du lịch hút khách nhất Ecuador, nằm trong vườn quốc gia Cayambe Coca. Nước đổ xuống từ độ cao 150 m nhìn xa như một dải lụa trắng, kết hợp với thảm thực vật um tùm và các loài động vật hoang dã hiếm thấy, tạo nên cảnh tượng ngoạn mục trong khu rừng rậm rạp giữa dãy núi Andes và lưu vực Amazon. Tuy nhiên tất cả chỉ còn là quá khứ!
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/09/thac-nuoc-San-Rafael.jpg
Thác nước San Rafael hùng vĩ trước khi biến mất. (Ảnh: Shutterstock)
Nguyên nhân của sự việc được phát hiện là do một hố tử thần lớn xuất hiện trên đoạn sông Coca cách thác San Rafael không xa đã làm đổi hướng dòng nước. Nước chia thành 3 nhánh tách biệt, đổ xuống nơi ít dốc hơn và không thể nhìn thấy từ các trạm quan sát trước đây.
Nguồn gốc của hố tử thần xuất hiện vẫn đang được điều tra. Bộ Môi trường Ecuador cho biết, các nhân viên kiểm lâm đã tìm hiểu và nghi ngờ hoạt động đào ngầm dưới đáy sông có thể là nguyên nhân khiến hố sâu bí ẩn hình thành.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/09/thac-nuoc-bien-mat-bi-an.jpg
Ảnh chụp của vệ tinh Landsat 8 của NASA cho thấy thác San Rafael đã biến mất.
Phía Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế cho rằng đập thủy điện Coca Codo Sinclair do Trung Quốc xây dựng cách thác 20km về phía thượng nguồn là tác nhân chính.
Coca Codo Sinclair là một trong 8 nhà máy thủy điện do công ty Trung Quốc xây dựng hoặc do ngân hàng Trung Quốc tài trợ với nhiều tai tiếng về đội vốn, đình công và tai nạn lao động. Nó được khánh thành năm 2016, muộn hơn 4 năm so với dự tính.
Trong khi đó, một số nhà địa chất học lại cho rằng, do thác San Rafael nằm ở khu vực có hoạt động của núi lửa. Bởi vậy nhiều khả năng sự sụp đổ của thác là một hiện tượng tự nhiên, dù chưa từng được ghi nhận trong lịch sử Ecuador.
Các nhà khoa học cho rằng 3 dòng thác nước nhỏ sau khi được phân ra có thể gây ra ăn mòn lớn hơn trên dòng sông hiện tại, đồng thời phía thượng nguồn sẽ tạo nên một dòng sông mới dẫn đến sự thay đổi địa hình khu vực.
Mặt khác, việc tạo ra một số dòng chảy mới sẽ dẫn đến ảnh hưởng phức tạp đối với hệ sinh thái sau này, một số động thực vật quý hiếm vì sự thay đổi này sẽ mất đi môi trường sống và lâm vào bờ vực tuyệt chủng. Các ngư dân cũng gặp vấn đề lớn khi lượng cá và thủy sản giảm sút nghiêm trọng.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/09/thac-nuoc-San-Rafael-1.jpg
Thác nước San Rafael chỉ còn trong quá khứ! (Ảnh: Shutterstock)
Việc thác nước San Rafael biến mất đối với khu vực xung quanh là một tổn thất rất lớn. Trang quảng bá du lịch chính thức của Ecuador hiện đã xóa những hình ảnh về địa danh này khiến ngành dịch vụ địa phương thu hẹp.
Hiện chính phủ Ecuador chưa có kế hoạch khôi phục lại hiện trạng của thác nước này. Ecuador có nhiều sông trên mỗi km vuông hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhưng chuyện xảy ra ở thác San Rafael có thể mang đến quan ngại liệu đất nước này còn giữ được danh hiệu đó không.
Hoài Anh
Thác nước San Rafael đẹp mê hoặc lòng người tại Ecuador, Nam Mỹ đã hoàn toàn biến mất khỏi ảnh vệ tinh!
Thác nước San Rafael là một trong những địa danh du lịch hút khách nhất Ecuador, nằm trong vườn quốc gia Cayambe Coca. Nước đổ xuống từ độ cao 150 m nhìn xa như một dải lụa trắng, kết hợp với thảm thực vật um tùm và các loài động vật hoang dã hiếm thấy, tạo nên cảnh tượng ngoạn mục trong khu rừng rậm rạp giữa dãy núi Andes và lưu vực Amazon. Tuy nhiên tất cả chỉ còn là quá khứ!
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/09/thac-nuoc-San-Rafael.jpg
Thác nước San Rafael hùng vĩ trước khi biến mất. (Ảnh: Shutterstock)
Nguyên nhân của sự việc được phát hiện là do một hố tử thần lớn xuất hiện trên đoạn sông Coca cách thác San Rafael không xa đã làm đổi hướng dòng nước. Nước chia thành 3 nhánh tách biệt, đổ xuống nơi ít dốc hơn và không thể nhìn thấy từ các trạm quan sát trước đây.
Nguồn gốc của hố tử thần xuất hiện vẫn đang được điều tra. Bộ Môi trường Ecuador cho biết, các nhân viên kiểm lâm đã tìm hiểu và nghi ngờ hoạt động đào ngầm dưới đáy sông có thể là nguyên nhân khiến hố sâu bí ẩn hình thành.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/09/thac-nuoc-bien-mat-bi-an.jpg
Ảnh chụp của vệ tinh Landsat 8 của NASA cho thấy thác San Rafael đã biến mất.
Phía Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế cho rằng đập thủy điện Coca Codo Sinclair do Trung Quốc xây dựng cách thác 20km về phía thượng nguồn là tác nhân chính.
Coca Codo Sinclair là một trong 8 nhà máy thủy điện do công ty Trung Quốc xây dựng hoặc do ngân hàng Trung Quốc tài trợ với nhiều tai tiếng về đội vốn, đình công và tai nạn lao động. Nó được khánh thành năm 2016, muộn hơn 4 năm so với dự tính.
Trong khi đó, một số nhà địa chất học lại cho rằng, do thác San Rafael nằm ở khu vực có hoạt động của núi lửa. Bởi vậy nhiều khả năng sự sụp đổ của thác là một hiện tượng tự nhiên, dù chưa từng được ghi nhận trong lịch sử Ecuador.
Các nhà khoa học cho rằng 3 dòng thác nước nhỏ sau khi được phân ra có thể gây ra ăn mòn lớn hơn trên dòng sông hiện tại, đồng thời phía thượng nguồn sẽ tạo nên một dòng sông mới dẫn đến sự thay đổi địa hình khu vực.
Mặt khác, việc tạo ra một số dòng chảy mới sẽ dẫn đến ảnh hưởng phức tạp đối với hệ sinh thái sau này, một số động thực vật quý hiếm vì sự thay đổi này sẽ mất đi môi trường sống và lâm vào bờ vực tuyệt chủng. Các ngư dân cũng gặp vấn đề lớn khi lượng cá và thủy sản giảm sút nghiêm trọng.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/09/thac-nuoc-San-Rafael-1.jpg
Thác nước San Rafael chỉ còn trong quá khứ! (Ảnh: Shutterstock)
Việc thác nước San Rafael biến mất đối với khu vực xung quanh là một tổn thất rất lớn. Trang quảng bá du lịch chính thức của Ecuador hiện đã xóa những hình ảnh về địa danh này khiến ngành dịch vụ địa phương thu hẹp.
Hiện chính phủ Ecuador chưa có kế hoạch khôi phục lại hiện trạng của thác nước này. Ecuador có nhiều sông trên mỗi km vuông hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhưng chuyện xảy ra ở thác San Rafael có thể mang đến quan ngại liệu đất nước này còn giữ được danh hiệu đó không.
Hoài Anh