duyanh
09-27-2020, 12:32 PM
Thủ tướng Úc kêu gọi điều tra nguồn gốc COVID-19 tại Liên Hợp Quốc
Lời kêu gọi điều tra nguồn gốc đại dịch COVID-19 lại một lần nữa được Thủ tướng Úc dấy lên, lần này ngay trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, có thể khiến căng thẳng Úc – Trung ngày càng leo thang.
https://media.gettyimages.com/photos/scott-morrison-australias-prime-minister-speaks-during-the-un-general-picture-id1171145513?s=2048x2048
Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 26/9, Thủ tướng Úc Scott Morrison nhấn mạnh việc phải điều tra về nguồn gốc của virus corona gây ra đại dịch COVID-19. Ông cho rằng việc này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra một đại dịch toàn cầu khác trong tương lai, theo SCMP.
“Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để hiểu chuyện gì đã xảy ra nhằm ngăn chặn đại dịch tái diễn”, ông Morrison nói.
Đại dịch COVID-19 xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Cho đến nay, dịch đã lan ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 1 triệu người thiệt mạng và hơn 32,7 triệu người nhiễm bệnh. Úc hiện ghi nhận 870 ca tử vong và hơn 27.000 ca mắc COVID-19.
Hồi đầu năm, ông Morrison đã khởi xướng mở cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc đại dịch, khiến mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh trở nên căng thẳng từ đó.
Tháng 5, Trung Quốc bắt đầu áp thuế đối với lúa mạch nhập khẩu và cấm các nhà sản xuất thịt bò của Úc. Trung Quốc cũng cảnh báo sinh viên và khách du lịch Trung Quốc cẩn trọng khi tới Úc vì nguy cơ phân biệt chủng tộc.
Đến tháng 8, Bộ Thương mại Trung Quốc mở cuộc điều tra chống bán phá giá rượu vang nhập khẩu từ Úc. Bắc Kinh cũng bắt giữ nhà báo quốc tịch Úc Cheng Lei với cáo buộc gây nguy hại cho an ninh quốc gia, đồng thời thẩm vấn 2 nhà báo Úc khác trước khi cho phép họ về nước.
Tuần qua, truyền thông Trung Quốc cũng cho biết nước này đã ban lệnh cấm nhập cảnh đối với 2 học giả người Úc chuyên phê phán ĐCSTQ.
Về phần mình, hồi tháng 6, Úc đã khám xét nơi ở của 4 nhà báo làm việc cho các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc. Cùng tháng này, Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) đã công bố nghiên cứu nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã áp dụng nhiều phương pháp để tăng cường ảnh hưởng của mình trên phạm vi toàn cầu, phá hoại gắn kết xã hội, kích động nạn phân biệt chủng tộc, và trộm cắp công nghệ.
Đầu tháng 7, sau khi Bắc Kinh ban hành Luật An ninh hà khắc đối với Hồng Kông, Úc đã đình chỉ Hiệp định dẫn độ với đặc khu và công bố kế hoạch gia hạn thị thực cho người dân Hồng Kông thêm 5 năm, cũng như khuyến khích doanh nhân Hồng Kông chuyển hoạt động kinh doanh tới Úc.
Đến tháng 9, Úc cũng thu hồi thị thực của 2 học giả Trung Quốc là lãnh đạo của Trung tâm Nghiên cứu Úc tại Đại học Hoa Đông và Đại học Nghiên cứu Đối ngoại Bắc Kinh với cáo buộc đe dọa an ninh quốc gia.
Mới đây nhất, Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) đã chỉ ra rằng có ít nhất 380 trại giam và trại cải tạo tại Tân Cương.
Xuân Lan
Lời kêu gọi điều tra nguồn gốc đại dịch COVID-19 lại một lần nữa được Thủ tướng Úc dấy lên, lần này ngay trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, có thể khiến căng thẳng Úc – Trung ngày càng leo thang.
https://media.gettyimages.com/photos/scott-morrison-australias-prime-minister-speaks-during-the-un-general-picture-id1171145513?s=2048x2048
Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 26/9, Thủ tướng Úc Scott Morrison nhấn mạnh việc phải điều tra về nguồn gốc của virus corona gây ra đại dịch COVID-19. Ông cho rằng việc này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra một đại dịch toàn cầu khác trong tương lai, theo SCMP.
“Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để hiểu chuyện gì đã xảy ra nhằm ngăn chặn đại dịch tái diễn”, ông Morrison nói.
Đại dịch COVID-19 xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Cho đến nay, dịch đã lan ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 1 triệu người thiệt mạng và hơn 32,7 triệu người nhiễm bệnh. Úc hiện ghi nhận 870 ca tử vong và hơn 27.000 ca mắc COVID-19.
Hồi đầu năm, ông Morrison đã khởi xướng mở cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc đại dịch, khiến mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh trở nên căng thẳng từ đó.
Tháng 5, Trung Quốc bắt đầu áp thuế đối với lúa mạch nhập khẩu và cấm các nhà sản xuất thịt bò của Úc. Trung Quốc cũng cảnh báo sinh viên và khách du lịch Trung Quốc cẩn trọng khi tới Úc vì nguy cơ phân biệt chủng tộc.
Đến tháng 8, Bộ Thương mại Trung Quốc mở cuộc điều tra chống bán phá giá rượu vang nhập khẩu từ Úc. Bắc Kinh cũng bắt giữ nhà báo quốc tịch Úc Cheng Lei với cáo buộc gây nguy hại cho an ninh quốc gia, đồng thời thẩm vấn 2 nhà báo Úc khác trước khi cho phép họ về nước.
Tuần qua, truyền thông Trung Quốc cũng cho biết nước này đã ban lệnh cấm nhập cảnh đối với 2 học giả người Úc chuyên phê phán ĐCSTQ.
Về phần mình, hồi tháng 6, Úc đã khám xét nơi ở của 4 nhà báo làm việc cho các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc. Cùng tháng này, Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) đã công bố nghiên cứu nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã áp dụng nhiều phương pháp để tăng cường ảnh hưởng của mình trên phạm vi toàn cầu, phá hoại gắn kết xã hội, kích động nạn phân biệt chủng tộc, và trộm cắp công nghệ.
Đầu tháng 7, sau khi Bắc Kinh ban hành Luật An ninh hà khắc đối với Hồng Kông, Úc đã đình chỉ Hiệp định dẫn độ với đặc khu và công bố kế hoạch gia hạn thị thực cho người dân Hồng Kông thêm 5 năm, cũng như khuyến khích doanh nhân Hồng Kông chuyển hoạt động kinh doanh tới Úc.
Đến tháng 9, Úc cũng thu hồi thị thực của 2 học giả Trung Quốc là lãnh đạo của Trung tâm Nghiên cứu Úc tại Đại học Hoa Đông và Đại học Nghiên cứu Đối ngoại Bắc Kinh với cáo buộc đe dọa an ninh quốc gia.
Mới đây nhất, Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) đã chỉ ra rằng có ít nhất 380 trại giam và trại cải tạo tại Tân Cương.
Xuân Lan