duyanh
09-26-2020, 12:47 PM
Nguyên Giám đốc BV Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh lợi dụng chức quyền… “án” nào thích đáng?
Theo quy định tại điều 356, BLHS 2015 về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nếu được xác định phạm tội, nguyên Giám đốc BV Bạch Mai và các đồng phạm có thể đối mặt với mức hình phạt có thể tới 15 năm tù.
Ngày 25/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Đồng thời, ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm gian và Lệnh khám xét đối với bị can Nguyễn Quốc Anh, SN 1959 tại Nam Định, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; Nguyễn Ngọc Hiền, SN 1960 tại Nam Định, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và Trịnh Thị Thuận, SN 1974 tại Thanh Hóa, Kế toán trưởng; Trưởng phòng Tài chính kế toán Bệnh viện Bạch Mai.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/0771f7e3cc8f684f3ed3f6fda2a79f15.jpg
Ông Nguyễn Quốc Anh (phải) và ông Nguyễn Ngọc Hiền.
Trong quá trình điều tra mở rộng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ hành vi của một số lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Bạch Mai đã lợi dụng cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế, chủ trương xã hội hóa liên doanh, liên kết mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh, vì động cơ cá nhân làm trái quy định của Nhà nước, quy định của Bộ Tài chính và Bộ Y tế, chấp thuận cho doanh nghiệp tham gia đề án, nâng giá thiết bị lên nhiều lần, đẩy giá dịch vụ lên cao nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của người bệnh, gây bất bình trong dư luận xã hội.
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, nếu bị kết tội, nguyên Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng bệnh viện Bạch Mai có thể đối mặt với mức hình phạt có thể tới 15 năm tù.
Luật sư Cường cho rằng, việc xã hội hóa trong hoạt động y tế, huy động nguồn vốn ngoài ngân sách để tăng khả năng cung cấp dịch vụ đối với các bệnh viện công là cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, lợi dụng những quy định của pháp luật về giá thiết bị y tế, về quản lý đối với hoạt động liên doanh liên kết còn có những điểm hở khiến các đối tượng nảy lòng tham, cấu kết với nhau để trục lợi, ăn chặn trên lưng người bệnh.
Để trang bị thêm máy móc, thiết bị y tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh, mỗi bệnh viện phải lập đề án, phải nghiên cứu về tác dụng, giá cả, hiệu suất của những loại máy móc thiết bị y tế, nắm vững giá cả, tính năng, tác dụng, khả năng điều hành vận hành, khả năng khai thác và giá trị mang lại cho người bệnh để tính toán chi phí đầu tư, lắp đặt, vận hành, bảo quản, sửa chữa, trên cơ sở đó sẽ tính toán mức đầu tư, trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng liên kết, tính toán đến quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh trong việc sử dụng các loại máy móc thiết bị này.
Trên cơ sở đó mới cho ra con số đầu tư, quyền và nghĩa vụ của phía bệnh viện và phía đơn vị liên kết, mức chi phí mà người bệnh phải chi trả cho mỗi lần sử dụng máy móc, thiết bị y tế đó. Đề án này phải rất chi tiết, trên cơ sở đánh giá các loại thiết bị y tế đang sử dụng trên thị trường trong và ngoài nước, kết quả giá được xem xét thẩm định theo quy trình, có sự kiểm duyệt chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền.
Khi quyết định chủ trương đầu tư, mức đầu tư, phê việc dự án không thể không có sự tham gia của lãnh đạo bệnh viện, của kế toán trưởng. Việc một loại máy móc thiết bị y tế nâng giá lên gấp nhiều lần giá trị thực tế, trục lợi đến hàng chục tỷ đồng không thể không có sự tiếp tay, giúp sức của lãnh đạo, người có thẩm quyền của bệnh viện này.
Bởi vậy, việc cơ quan điều tra bộ công an khởi tố bị can và tiến hành lệnh bắt giam đối với một số cán bộ lãnh đạo của bệnh viện này là điều đã được nhiều người dự đoán từ trước.
Có thể nói rằng giá máy móc thiết bị y tế bị nâng khống giá và số tiền mà những bệnh nhân phải thanh toán vượt quá nhiều lần số tiền thực tế đó là “những con số biết nói” và tiếng nói ấy cho thấy mức độ tàn nhẫn đến tột cùng, việc làm đó vô cùng thất đức. Các đối tượng này vì lợi ích mà bất chấp để trục lợi trên nỗi khổ, sợ hãi của người bệnh.
Nghề y là nghề cứu người, là nghề đòi hỏi phải có đạo đức và lòng nhân ái, phải coi trọng tính mệnh con người và biết yêu thương, chia sẻ đối với những người trong cơn hoạn nạn. Tuy nhiên một số đối tượng lại bất chấp điều đó, vì lợi nhuận, lợi ích cá nhân mà chà đạp lên quyền lợi chính đáng của bệnh nhân, ăn chặn từ tiền xương máu, từ sự khốn khó kiệt cùng của người bệnh.
“Có lẽ nhắc đến giám đốc bệnh viện lớn hoặc kế toán trưởng của bệnh viện lớn thì không ai nghĩ rằng họ là những người khó khăn về kinh tế nếu như không nói là họ rất giàu có, sung túc. Chỉ cần làm đúng chức trách nhiệm vụ của mình thì tiền lương, thu nhập mà nhà nước chi trả cho họ đã rất lớn, chưa tính đến chuyện họ làm thêm hoặc là các khoản quà biếu hợp pháp. Vậy không hiểu họ còn thiếu gì để mà phải dùng thủ đoạn và bất chấp pháp luật như vậy để ăn chặn tiền của người bệnh đang trong cơn khốn khó?!” – luật sư Cường đặt câu hỏi.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/7d36fb840b89775f4b7939ba8524e538.jpg
Luật sư Đặng Văn Cường.
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện lớn, được xây dựng bằng uy tín mồ hôi nước mắt của biết bao nhiêu thế hệ đi bác sĩ và các cán bộ ngành y tế. Tuy nhiên một số đối tượng lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để cấu kết với những đối tượng thất đức nhằm trục lợi trên lưng, người bệnh, đây là tội ác không thể dung tha nên các đối tượng này sẽ phải đối mặt với mức hình phạt nghiêm khắc của pháp luật.
Theo quy định tại điều 356, BLHS 2015 về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nếu mức thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên thì các đối tượng này phải đối mặt với mức hình phạt từ 10 năm đến 15 năm tù.
Với thông tin ban đầu của vụ án, thiệt hại hàng chục tỷ đồng thì các đối tượng này có thể sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù. Ngoài ra các đối tượng bị kết án có thể sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 1 năm đến 5 năm và bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng. Nếu thu lợi bất chính thì sẽ bị thu hồi.
Để buộc tội các đối tượng trong vụ án này về tội danh theo điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015, cơ quan điều tra phải thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh các đối tượng đã vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ quyền hạn, làm trái công vụ gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, của cá nhân.
Ngoài tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ thì cơ quan điều tra sẽ mở rộng điều tra làm rõ các dự án khác, các gói thầu khác và xem xét hành vi vi phạm khác pháp luật khác nếu có.
Với những đối tượng bị tha hóa về nhân cách, bất chấp quyền lợi của bệnh nhân để vun vén cho lợi ích cá nhân, rất có thể còn thực hiện các hành vi đưa và nhận hối lộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ có hành vi đưa nhận hối lộ không, có hành vi tham ô tài sản hay không, Về các tội danh khác về chức vụ. Nếu trong quá trình điều tra có căn cứ cho thấy các bị can con thực hiện hành vi phạm tội khác hoặc có người khác phạm tội sẽ tiếp tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xử lý đối với các đối được có liên quan, các tội danh khác nếu có theo quy định pháp luật.
Luật sư Cường cho rằng, sau những vụ việc xảy ra về kinh doanh thuốc giả chữa ung thư, vụ án xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội và một số vụ án khác rồi đến vụ này…. đã đến lúc cần phải thanh tra, kiểm tra đồng loạt hoạt động mua sắm tài sản công, mua sắm thiết bị y tế và các hợp đồng liên doanh liên kết của các bệnh viện công để kịp thời xem phát hiện xử lý các vụ việc vi phạm tương tự để xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định pháp luật.
“Ngành y dược là ngành đặc thù, có vai trò đặc biệt trong việc đảm bảo sức khỏe của người dân, là nghề được cả xã hội tôn vinh, quý mến, rất nhiều ý bác sĩ, cán bộ y tế rất đáng kính trọng, cả đời hy sinh vì sức khỏe của người bệnh. Vì thế không để một vài cá nhân xấu để ảnh hưởng đến uy tín của cái nghề này” – luật sư Cường nêu ý kiến.
Luật sư Cường cho rằng, khi cơ quan điều tra xác định số tiền thực tế để chi trả cho mỗi ca phẫu thuật chỉ có 4 triệu đồng, bệnh viện Bạch Mai phải có trách nhiệm chi trả lại số tiền đã thu thừa của các bệnh nhân đồng thời buộc các bị cáo phải hoàn trả số tiền này cho bệnh viện. Do bệnh viện là đơn vị trực tiếp thu tiền của bệnh nhân nên bệnh viện sẽ liên đới chịu trách nhiệm và có trách nhiệm trực tiếp bồi hoàn cho nạn nhân đồng thời yêu cầu các bị cáo phải trả lại tiền cho bệnh viện.
Bởi vậy, các bệnh nhân đã từng sử dụng các loại máy móc thiết bị y tế này, bị chiếm đoạt tài sản cần khẩn trương liên hệ với cơ quan điều tra, cung cấp các thông tin và đưa ra yêu cầu buộc bệnh viện này phải trả lại số tiền mà người bệnh đã bị thu thừa.
Nguồn: ANTV
Theo quy định tại điều 356, BLHS 2015 về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nếu được xác định phạm tội, nguyên Giám đốc BV Bạch Mai và các đồng phạm có thể đối mặt với mức hình phạt có thể tới 15 năm tù.
Ngày 25/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Đồng thời, ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm gian và Lệnh khám xét đối với bị can Nguyễn Quốc Anh, SN 1959 tại Nam Định, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; Nguyễn Ngọc Hiền, SN 1960 tại Nam Định, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và Trịnh Thị Thuận, SN 1974 tại Thanh Hóa, Kế toán trưởng; Trưởng phòng Tài chính kế toán Bệnh viện Bạch Mai.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/0771f7e3cc8f684f3ed3f6fda2a79f15.jpg
Ông Nguyễn Quốc Anh (phải) và ông Nguyễn Ngọc Hiền.
Trong quá trình điều tra mở rộng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ hành vi của một số lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Bạch Mai đã lợi dụng cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế, chủ trương xã hội hóa liên doanh, liên kết mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh, vì động cơ cá nhân làm trái quy định của Nhà nước, quy định của Bộ Tài chính và Bộ Y tế, chấp thuận cho doanh nghiệp tham gia đề án, nâng giá thiết bị lên nhiều lần, đẩy giá dịch vụ lên cao nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của người bệnh, gây bất bình trong dư luận xã hội.
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, nếu bị kết tội, nguyên Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng bệnh viện Bạch Mai có thể đối mặt với mức hình phạt có thể tới 15 năm tù.
Luật sư Cường cho rằng, việc xã hội hóa trong hoạt động y tế, huy động nguồn vốn ngoài ngân sách để tăng khả năng cung cấp dịch vụ đối với các bệnh viện công là cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, lợi dụng những quy định của pháp luật về giá thiết bị y tế, về quản lý đối với hoạt động liên doanh liên kết còn có những điểm hở khiến các đối tượng nảy lòng tham, cấu kết với nhau để trục lợi, ăn chặn trên lưng người bệnh.
Để trang bị thêm máy móc, thiết bị y tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh, mỗi bệnh viện phải lập đề án, phải nghiên cứu về tác dụng, giá cả, hiệu suất của những loại máy móc thiết bị y tế, nắm vững giá cả, tính năng, tác dụng, khả năng điều hành vận hành, khả năng khai thác và giá trị mang lại cho người bệnh để tính toán chi phí đầu tư, lắp đặt, vận hành, bảo quản, sửa chữa, trên cơ sở đó sẽ tính toán mức đầu tư, trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng liên kết, tính toán đến quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh trong việc sử dụng các loại máy móc thiết bị này.
Trên cơ sở đó mới cho ra con số đầu tư, quyền và nghĩa vụ của phía bệnh viện và phía đơn vị liên kết, mức chi phí mà người bệnh phải chi trả cho mỗi lần sử dụng máy móc, thiết bị y tế đó. Đề án này phải rất chi tiết, trên cơ sở đánh giá các loại thiết bị y tế đang sử dụng trên thị trường trong và ngoài nước, kết quả giá được xem xét thẩm định theo quy trình, có sự kiểm duyệt chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền.
Khi quyết định chủ trương đầu tư, mức đầu tư, phê việc dự án không thể không có sự tham gia của lãnh đạo bệnh viện, của kế toán trưởng. Việc một loại máy móc thiết bị y tế nâng giá lên gấp nhiều lần giá trị thực tế, trục lợi đến hàng chục tỷ đồng không thể không có sự tiếp tay, giúp sức của lãnh đạo, người có thẩm quyền của bệnh viện này.
Bởi vậy, việc cơ quan điều tra bộ công an khởi tố bị can và tiến hành lệnh bắt giam đối với một số cán bộ lãnh đạo của bệnh viện này là điều đã được nhiều người dự đoán từ trước.
Có thể nói rằng giá máy móc thiết bị y tế bị nâng khống giá và số tiền mà những bệnh nhân phải thanh toán vượt quá nhiều lần số tiền thực tế đó là “những con số biết nói” và tiếng nói ấy cho thấy mức độ tàn nhẫn đến tột cùng, việc làm đó vô cùng thất đức. Các đối tượng này vì lợi ích mà bất chấp để trục lợi trên nỗi khổ, sợ hãi của người bệnh.
Nghề y là nghề cứu người, là nghề đòi hỏi phải có đạo đức và lòng nhân ái, phải coi trọng tính mệnh con người và biết yêu thương, chia sẻ đối với những người trong cơn hoạn nạn. Tuy nhiên một số đối tượng lại bất chấp điều đó, vì lợi nhuận, lợi ích cá nhân mà chà đạp lên quyền lợi chính đáng của bệnh nhân, ăn chặn từ tiền xương máu, từ sự khốn khó kiệt cùng của người bệnh.
“Có lẽ nhắc đến giám đốc bệnh viện lớn hoặc kế toán trưởng của bệnh viện lớn thì không ai nghĩ rằng họ là những người khó khăn về kinh tế nếu như không nói là họ rất giàu có, sung túc. Chỉ cần làm đúng chức trách nhiệm vụ của mình thì tiền lương, thu nhập mà nhà nước chi trả cho họ đã rất lớn, chưa tính đến chuyện họ làm thêm hoặc là các khoản quà biếu hợp pháp. Vậy không hiểu họ còn thiếu gì để mà phải dùng thủ đoạn và bất chấp pháp luật như vậy để ăn chặn tiền của người bệnh đang trong cơn khốn khó?!” – luật sư Cường đặt câu hỏi.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/7d36fb840b89775f4b7939ba8524e538.jpg
Luật sư Đặng Văn Cường.
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện lớn, được xây dựng bằng uy tín mồ hôi nước mắt của biết bao nhiêu thế hệ đi bác sĩ và các cán bộ ngành y tế. Tuy nhiên một số đối tượng lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để cấu kết với những đối tượng thất đức nhằm trục lợi trên lưng, người bệnh, đây là tội ác không thể dung tha nên các đối tượng này sẽ phải đối mặt với mức hình phạt nghiêm khắc của pháp luật.
Theo quy định tại điều 356, BLHS 2015 về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nếu mức thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên thì các đối tượng này phải đối mặt với mức hình phạt từ 10 năm đến 15 năm tù.
Với thông tin ban đầu của vụ án, thiệt hại hàng chục tỷ đồng thì các đối tượng này có thể sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù. Ngoài ra các đối tượng bị kết án có thể sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 1 năm đến 5 năm và bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng. Nếu thu lợi bất chính thì sẽ bị thu hồi.
Để buộc tội các đối tượng trong vụ án này về tội danh theo điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015, cơ quan điều tra phải thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh các đối tượng đã vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ quyền hạn, làm trái công vụ gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, của cá nhân.
Ngoài tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ thì cơ quan điều tra sẽ mở rộng điều tra làm rõ các dự án khác, các gói thầu khác và xem xét hành vi vi phạm khác pháp luật khác nếu có.
Với những đối tượng bị tha hóa về nhân cách, bất chấp quyền lợi của bệnh nhân để vun vén cho lợi ích cá nhân, rất có thể còn thực hiện các hành vi đưa và nhận hối lộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ có hành vi đưa nhận hối lộ không, có hành vi tham ô tài sản hay không, Về các tội danh khác về chức vụ. Nếu trong quá trình điều tra có căn cứ cho thấy các bị can con thực hiện hành vi phạm tội khác hoặc có người khác phạm tội sẽ tiếp tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xử lý đối với các đối được có liên quan, các tội danh khác nếu có theo quy định pháp luật.
Luật sư Cường cho rằng, sau những vụ việc xảy ra về kinh doanh thuốc giả chữa ung thư, vụ án xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội và một số vụ án khác rồi đến vụ này…. đã đến lúc cần phải thanh tra, kiểm tra đồng loạt hoạt động mua sắm tài sản công, mua sắm thiết bị y tế và các hợp đồng liên doanh liên kết của các bệnh viện công để kịp thời xem phát hiện xử lý các vụ việc vi phạm tương tự để xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định pháp luật.
“Ngành y dược là ngành đặc thù, có vai trò đặc biệt trong việc đảm bảo sức khỏe của người dân, là nghề được cả xã hội tôn vinh, quý mến, rất nhiều ý bác sĩ, cán bộ y tế rất đáng kính trọng, cả đời hy sinh vì sức khỏe của người bệnh. Vì thế không để một vài cá nhân xấu để ảnh hưởng đến uy tín của cái nghề này” – luật sư Cường nêu ý kiến.
Luật sư Cường cho rằng, khi cơ quan điều tra xác định số tiền thực tế để chi trả cho mỗi ca phẫu thuật chỉ có 4 triệu đồng, bệnh viện Bạch Mai phải có trách nhiệm chi trả lại số tiền đã thu thừa của các bệnh nhân đồng thời buộc các bị cáo phải hoàn trả số tiền này cho bệnh viện. Do bệnh viện là đơn vị trực tiếp thu tiền của bệnh nhân nên bệnh viện sẽ liên đới chịu trách nhiệm và có trách nhiệm trực tiếp bồi hoàn cho nạn nhân đồng thời yêu cầu các bị cáo phải trả lại tiền cho bệnh viện.
Bởi vậy, các bệnh nhân đã từng sử dụng các loại máy móc thiết bị y tế này, bị chiếm đoạt tài sản cần khẩn trương liên hệ với cơ quan điều tra, cung cấp các thông tin và đưa ra yêu cầu buộc bệnh viện này phải trả lại số tiền mà người bệnh đã bị thu thừa.
Nguồn: ANTV