duyanh
09-24-2020, 01:40 PM
Viện nghiên cứu Úc: Bắc Kinh phát triển hệ thống trại giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương
https://s.rfi.fr/media/display/f7ad5db2-d2a4-11ea-ac8c-005056bf87d6/w:980/p:16x9/971d0cd580b68da7d3e73db8b024e8a2225a57d9_0.webp
Cờ Trung Quốc trong một khu nhà có hàng rào dây thép gai bao quanh, ở Anh Cát Sa (Yangisar), phía nam Khách Thập (Kashgar), Tân Cương. AFP/File
Thêm bằng chứng về hệ thống trại giam khổng lồ tại vùng Tân Cương, Trung Quốc. Hôm nay, 24/09/2020, một viên nghiên cứu tại Úc công bố một điều tra, dựa trên hình ảnh vệ tinh và nhiều nguồn thông tin khác, khẳng định có thể có hơn 380 cơ sở được sử dụng làm nơi giam giữ người Duy Ngô Nhĩ, và hàng chục cơ sở đang được tiếp tục xây dựng từ hơn một năm trở lại đây. Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu Úc có thể tạo thêm áp lực với Bắc Kinh.
Điều tra của Viện nghiên cứu Úc Australian Strategic Policy Institute (ASPI) cho biết có tổng cộng 380 địa điểm được sử dụng làm nơi giam giữ, được xây dựng từ năm 2017. Tại ít nhất 61 trung tâm giam giữ, nhiều dấu hiệu cho thấy có các xây dựng mới trong khoảng thời gian từ tháng 7/2019 đến tháng 7/2020. Theo ASPI, số lượng các cơ sở giam giữ được thống kê trong điều tra này là nhiều hơn 40% so với tổng số cơ sở giam giữ đã biết.
Hãng tin Mỹ Bloomberg dẫn lời nhà nghiên cứu phụ trách cuộc điều tra Nathan Ruser, nhấn mạnh là các bằng chứng này buộc chính quyền Trung Quốc phải đối mặt với sự thực. Theo nhà nghiên cứu Úc, thoạt tiên Bắc Kinh bác bỏ sự tồn tại của hệ thống trại giam, sau họ đã phải chấp nhận có các trung tâm như vậy, nhưng chỉ là để « đào tạo nghề » và toàn bộ những người Duy Ngô Nhĩ có mặt tại các trung tâm « đã tốt nghiệp » và rời khỏi « các địa điểm dạy nghề » này. Ngược lại, kết quả điều tra cho thấy hệ thống trại giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vẫn đang được phát triển.
Nghiên cứu của Viện ASPI được bộ Ngoại Giao Mỹ tài trợ một phần. Hoa Kỳ đang ở tuyến đầu của mặt trận quốc tế lên án chính sách đàn áp của Trung Quốc tại khu tự trị Tân Cương. Nhằm chống « cưỡng bách lao động » người Duy Ngô Nhĩ, hôm 22/09/2020, Hạ Viện Mỹ với đa số áp đảo đã thông qua dự luật cấm nhập khẩu hàng hóa từ Tân Cương. Sau khi Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật, Bắc Kinh một lần nữa lên tiếng phản bác, cho rằng các cáo buộc dựa trên các bằng chứng ngụy tạo.
Theo các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền, ít nhất một triệu người thuộc sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ và một số sắc tộc theo đạo Hồi khác tại khu vực này bị đưa vào các trại giam hoặc các trung tâm cải tạo ở Tân Cương.
Hôm 22/09, trong một phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, qua cầu truyền hình, tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi cử một phái đoàn điều tra quốc tế, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, đến vùng Tân Cương.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/f7ad5db2-d2a4-11ea-ac8c-005056bf87d6/w:980/p:16x9/971d0cd580b68da7d3e73db8b024e8a2225a57d9_0.webp
Cờ Trung Quốc trong một khu nhà có hàng rào dây thép gai bao quanh, ở Anh Cát Sa (Yangisar), phía nam Khách Thập (Kashgar), Tân Cương. AFP/File
Thêm bằng chứng về hệ thống trại giam khổng lồ tại vùng Tân Cương, Trung Quốc. Hôm nay, 24/09/2020, một viên nghiên cứu tại Úc công bố một điều tra, dựa trên hình ảnh vệ tinh và nhiều nguồn thông tin khác, khẳng định có thể có hơn 380 cơ sở được sử dụng làm nơi giam giữ người Duy Ngô Nhĩ, và hàng chục cơ sở đang được tiếp tục xây dựng từ hơn một năm trở lại đây. Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu Úc có thể tạo thêm áp lực với Bắc Kinh.
Điều tra của Viện nghiên cứu Úc Australian Strategic Policy Institute (ASPI) cho biết có tổng cộng 380 địa điểm được sử dụng làm nơi giam giữ, được xây dựng từ năm 2017. Tại ít nhất 61 trung tâm giam giữ, nhiều dấu hiệu cho thấy có các xây dựng mới trong khoảng thời gian từ tháng 7/2019 đến tháng 7/2020. Theo ASPI, số lượng các cơ sở giam giữ được thống kê trong điều tra này là nhiều hơn 40% so với tổng số cơ sở giam giữ đã biết.
Hãng tin Mỹ Bloomberg dẫn lời nhà nghiên cứu phụ trách cuộc điều tra Nathan Ruser, nhấn mạnh là các bằng chứng này buộc chính quyền Trung Quốc phải đối mặt với sự thực. Theo nhà nghiên cứu Úc, thoạt tiên Bắc Kinh bác bỏ sự tồn tại của hệ thống trại giam, sau họ đã phải chấp nhận có các trung tâm như vậy, nhưng chỉ là để « đào tạo nghề » và toàn bộ những người Duy Ngô Nhĩ có mặt tại các trung tâm « đã tốt nghiệp » và rời khỏi « các địa điểm dạy nghề » này. Ngược lại, kết quả điều tra cho thấy hệ thống trại giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vẫn đang được phát triển.
Nghiên cứu của Viện ASPI được bộ Ngoại Giao Mỹ tài trợ một phần. Hoa Kỳ đang ở tuyến đầu của mặt trận quốc tế lên án chính sách đàn áp của Trung Quốc tại khu tự trị Tân Cương. Nhằm chống « cưỡng bách lao động » người Duy Ngô Nhĩ, hôm 22/09/2020, Hạ Viện Mỹ với đa số áp đảo đã thông qua dự luật cấm nhập khẩu hàng hóa từ Tân Cương. Sau khi Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật, Bắc Kinh một lần nữa lên tiếng phản bác, cho rằng các cáo buộc dựa trên các bằng chứng ngụy tạo.
Theo các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền, ít nhất một triệu người thuộc sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ và một số sắc tộc theo đạo Hồi khác tại khu vực này bị đưa vào các trại giam hoặc các trung tâm cải tạo ở Tân Cương.
Hôm 22/09, trong một phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, qua cầu truyền hình, tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi cử một phái đoàn điều tra quốc tế, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, đến vùng Tân Cương.
RFI