duyanh
09-16-2020, 12:56 PM
Tham vọng năng lượng tỷ USD của đại gia TQ nhằm vào VN và mối nguy “chìm vào đêm tối với một cú sập cầu dao”
Khoảng 1 năm trở lại đây, tham vọng của Win Energy hay cụ thể hơn là đại gia Duan YongBin (quốc tịch Trung Quốc) đối với lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam trỗi dậy mạnh mẽ qua hàng loạt dự án tỷ USD ở Quảng Trị. Ở góc độ vĩ mô, tại Đông Nam Á hiện có tới 2 quốc gia mà mạng lưới điện lực đã bị Chính phủ Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn là Philippines và Lào. Phải chăng đây là cách mà Chính quyền TQ đang dùng để tăng cường bành trướng, gia tăng quyền lực mềm ở khu vực Đông Nam Á? Hãy xem một loạt động thái để thấy hiểm họa này đang chờ chực chúng ta thế nào?
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/cfcd208495d565ef66e7dff9f98764da.jpeg
Mới đây, Win Energy Development đã mạnh dạn đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị xem xét, chấp thuận thông qua và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt dự án đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị 2.
Win Energy Development quảng cáo rằng, dự án được xây dựng trên địa bàn xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, có công suất 2.000 MW sẽ cung cấp sản lượng điện 13 tỷ kW/năm, bổ sung nguồn cho hệ thống điện quốc gia sau năm 2020. Dự án được đầu tư theo hình thức IPP (dự án điện độc lập không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư) với tổng mức đầu tư 2,18 tỷ USD, thời gian xây dựng khoảng 42 tháng; dự kiến vận hành thương mại tổ máy số 1 vào năm 2028.
Không dừng lại ở đó, Win Energy Development còn đang vung tiền để đầu tư cụm dự án Nhà máy điện gió Quảng Trị Win 1-6, phạm vi đầu tư dự án gồm 6 nhà máy điện gió, trạm biến áp 500kV và đường dây đấu nối. Vị trí dự án thuộc địa phận 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông, mỗi nhà máy có công suất 48 MW, turbine gió dự kiến sử dụng 4 MW, sản lượng điện khoảng 1,18 tỷ kWh/năm. Dự kiến dự án trên sẽ đi vào vận hành thương mại thương mại trong giai đoạn 2021 – 2022 với tổng mức đầu tư khoảng 13.000 tỷ đồng.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/cfcd208495d565ef66e7dff9f98764da-4.png
Trước lời quảng cáo đầy mật ngọt của Win Energy, Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Trị có thái độ thế nào? Tất nhiên là rất ủng hộ và lập tức đồng ý thông qua, cùng lời hứa sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt dự án.
Ít ai biết, Win Energy Development là cái tên còn khá mới mẻ trên thị trường và công ty này mới được thành lập vào tháng 6/2018, đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất điện. Chưa kể, Win Energy Development đăng ký vốn điều lệ chỉ 6,6 tỷ đồng, đến tháng 2/2019 mới tăng lên 50 tỷ đồng. Tại đây, Chủ tịch HĐQT là ông Duan YongBin (quốc tịch Trung Quốc), còn Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật là ông Trịnh Hồng Quân (sinh năm 1980).
Đại gia Trung Quốc sinh năm 1964 còn sở hữu cả một hệ sinh thái các doanh nghiệp lớn ở Quảng Trị, trong đó có Công ty TNHH Đầu tư Hồng Diệu (thành lập tháng 11/2017, VĐL 25 tỷ đồng), CTCP Đầu tư Năng lượng Tái tạo Win Quảng Trị (thành lập tháng 12/2019, VĐL 2,3 tỷ đồng), CTCP New Enegry Quảng Trị (thành lập tháng 7/2019, VĐL 100 triệu đồng), Công ty TNHH Win Enegry LP (thành lập tháng 12/2018, VĐL 10 tỷ đồng), Công ty TNHH Điện gió Chính Thắng và CTCP Win Enegry.
Tuy nhiên, doanh nghiệp lõi của hệ sinh thái này lại là CTCP Win Enegry có vốn điều lệ ở khoảng 330 tỷ đồng, trong đó cổ đông nắm giữ tới 51% cổ phần là Sunon International Company Limited (trụ sở đặt tại Trung Quốc).
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/c4ca4238a0b923820dcc509a6f75849b.png
Không chỉ có thể, Win Energy hiện là chủ đầu tư Nhà máy Điện gió Win Energy Chính Thắng có tổng công suất 50 MW được xây dựng trên tổng diện tích hơn 8 ha tại xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam với tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Được biết, dự án này nhận được quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 12/2017 và đã khởi công vào tháng 4/2019.
Như vậy, các dự án mà hệ sinh thái Win Energy đang sở hữu và đề xuất đã có tổng công suất lên đến 2.238 MW, một con số không hề nhỏ. Một Win Energy mới được thành lập, vốn điều lệ lại hạn hẹp, chỉ vài trăm tỷ nhưng các dự án của công ty này lại toàn quy mô nghìn tỷ. Liệu có thể tin vào mục đích hoạt động của Win Energy khi mà VN đang trên tiến trình giảm bớt sự đầu tư vào nhiệt điện than, còn năng lượng điện gió thì lại quá dư dả? Phải chăng mục đích của Win Energy không phải là lợi nhuận từ kinh doanh điện mà là vì một âm mưu xâu xa nào khác?
Việt Nam ta nào đâu chỉ có một Win Energy, còn biết bao đại gia TQ đang thâu tóm hàng loạt dự án điện lớn nhỏ trên cả nước: Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận), Nhiệt điện Vũng Áng 2 (Hà Tĩnh), nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (Bình Thuận) hầu như đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Trung Quốc khi các công ty Trung Quốc đều chiếm trên 55% vốn, trong khi các công ty điện lực Việt Nam chỉ nắm một phần rất nhỏ, thậm chí chỉ 5%.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/c4ca4238a0b923820dcc509a6f75849b-29.jpg
Hay như chuyện tập đoàn China Investment nhận chuyển nhượng 19% cổ phần ($96.9 triệu) từ một tập đoàn Việt Nam để đồng sở hữu liên doanh nhà máy Nhiệt Điện Mông Dương 2 (tỉnh Quảng Ninh). Dự án điện gió Biển Cổ Thạch có vốn đầu tư lên tới $4.4 tỷ ngoài khơi cảng Vĩnh Tân (tỉnh Bình Thuận), được công ty cổ phần đầu tư HLP (HLP Invest) đề nghị thủ tướng cho làm chủ đầu tư. Sau đó, tổng giám đốc HLP cùng nhóm các cổ đông đã chuyển nhượng 99% cổ phần cho công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu Tư Vina Solar, thuộc tập đoàn JA Solar (Trung Quốc) làm chủ, và hai cá nhân người Trung Quốc, mỗi người 0.5% còn lại.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/c81e728d9d4c2f636f067f89cc14862c-11.jpg
Rõ ràng, ở lĩnh vực nào từ nhiệt điện than hay năng lượng điện tái tạo thì hầu như ở đâu cũng có bàn tay của TQ dính vào. Hãy nhìn những gì mà Philippines và Lào đang phải gánh chịu: Tập đoàn truyền tải điện quốc gia Trung Quốc (State Grid Corporation of China) nắm giữ 40% cổ phần tại Tập đoàn truyền tải điện quốc gia Philippines (NGCP); Trong bối cảnh có nguy cơ ngân sách khó khăn, chính phủ Lào đã thỏa thuận với phía Trung Quốc, đồng ý cho một công ty quốc doanh Trung Quốc vận hành phần lớn lưới điện quốc gia của Lào.
Liệu một ngày nào đó VN có rơi vào cảnh: Chìm vào đêm tối với một cú sập cầu dao? Nếu cứ dễ dãi, buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho DN TQ dễ dàng đầu tư, thâu tóm như hiện tại thì đó phải chăng chỉ là vấn đề thời gian?
Đăng Quang
Khoảng 1 năm trở lại đây, tham vọng của Win Energy hay cụ thể hơn là đại gia Duan YongBin (quốc tịch Trung Quốc) đối với lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam trỗi dậy mạnh mẽ qua hàng loạt dự án tỷ USD ở Quảng Trị. Ở góc độ vĩ mô, tại Đông Nam Á hiện có tới 2 quốc gia mà mạng lưới điện lực đã bị Chính phủ Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn là Philippines và Lào. Phải chăng đây là cách mà Chính quyền TQ đang dùng để tăng cường bành trướng, gia tăng quyền lực mềm ở khu vực Đông Nam Á? Hãy xem một loạt động thái để thấy hiểm họa này đang chờ chực chúng ta thế nào?
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/cfcd208495d565ef66e7dff9f98764da.jpeg
Mới đây, Win Energy Development đã mạnh dạn đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị xem xét, chấp thuận thông qua và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt dự án đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị 2.
Win Energy Development quảng cáo rằng, dự án được xây dựng trên địa bàn xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, có công suất 2.000 MW sẽ cung cấp sản lượng điện 13 tỷ kW/năm, bổ sung nguồn cho hệ thống điện quốc gia sau năm 2020. Dự án được đầu tư theo hình thức IPP (dự án điện độc lập không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư) với tổng mức đầu tư 2,18 tỷ USD, thời gian xây dựng khoảng 42 tháng; dự kiến vận hành thương mại tổ máy số 1 vào năm 2028.
Không dừng lại ở đó, Win Energy Development còn đang vung tiền để đầu tư cụm dự án Nhà máy điện gió Quảng Trị Win 1-6, phạm vi đầu tư dự án gồm 6 nhà máy điện gió, trạm biến áp 500kV và đường dây đấu nối. Vị trí dự án thuộc địa phận 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông, mỗi nhà máy có công suất 48 MW, turbine gió dự kiến sử dụng 4 MW, sản lượng điện khoảng 1,18 tỷ kWh/năm. Dự kiến dự án trên sẽ đi vào vận hành thương mại thương mại trong giai đoạn 2021 – 2022 với tổng mức đầu tư khoảng 13.000 tỷ đồng.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/cfcd208495d565ef66e7dff9f98764da-4.png
Trước lời quảng cáo đầy mật ngọt của Win Energy, Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Trị có thái độ thế nào? Tất nhiên là rất ủng hộ và lập tức đồng ý thông qua, cùng lời hứa sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt dự án.
Ít ai biết, Win Energy Development là cái tên còn khá mới mẻ trên thị trường và công ty này mới được thành lập vào tháng 6/2018, đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất điện. Chưa kể, Win Energy Development đăng ký vốn điều lệ chỉ 6,6 tỷ đồng, đến tháng 2/2019 mới tăng lên 50 tỷ đồng. Tại đây, Chủ tịch HĐQT là ông Duan YongBin (quốc tịch Trung Quốc), còn Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật là ông Trịnh Hồng Quân (sinh năm 1980).
Đại gia Trung Quốc sinh năm 1964 còn sở hữu cả một hệ sinh thái các doanh nghiệp lớn ở Quảng Trị, trong đó có Công ty TNHH Đầu tư Hồng Diệu (thành lập tháng 11/2017, VĐL 25 tỷ đồng), CTCP Đầu tư Năng lượng Tái tạo Win Quảng Trị (thành lập tháng 12/2019, VĐL 2,3 tỷ đồng), CTCP New Enegry Quảng Trị (thành lập tháng 7/2019, VĐL 100 triệu đồng), Công ty TNHH Win Enegry LP (thành lập tháng 12/2018, VĐL 10 tỷ đồng), Công ty TNHH Điện gió Chính Thắng và CTCP Win Enegry.
Tuy nhiên, doanh nghiệp lõi của hệ sinh thái này lại là CTCP Win Enegry có vốn điều lệ ở khoảng 330 tỷ đồng, trong đó cổ đông nắm giữ tới 51% cổ phần là Sunon International Company Limited (trụ sở đặt tại Trung Quốc).
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/c4ca4238a0b923820dcc509a6f75849b.png
Không chỉ có thể, Win Energy hiện là chủ đầu tư Nhà máy Điện gió Win Energy Chính Thắng có tổng công suất 50 MW được xây dựng trên tổng diện tích hơn 8 ha tại xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam với tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Được biết, dự án này nhận được quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 12/2017 và đã khởi công vào tháng 4/2019.
Như vậy, các dự án mà hệ sinh thái Win Energy đang sở hữu và đề xuất đã có tổng công suất lên đến 2.238 MW, một con số không hề nhỏ. Một Win Energy mới được thành lập, vốn điều lệ lại hạn hẹp, chỉ vài trăm tỷ nhưng các dự án của công ty này lại toàn quy mô nghìn tỷ. Liệu có thể tin vào mục đích hoạt động của Win Energy khi mà VN đang trên tiến trình giảm bớt sự đầu tư vào nhiệt điện than, còn năng lượng điện gió thì lại quá dư dả? Phải chăng mục đích của Win Energy không phải là lợi nhuận từ kinh doanh điện mà là vì một âm mưu xâu xa nào khác?
Việt Nam ta nào đâu chỉ có một Win Energy, còn biết bao đại gia TQ đang thâu tóm hàng loạt dự án điện lớn nhỏ trên cả nước: Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận), Nhiệt điện Vũng Áng 2 (Hà Tĩnh), nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (Bình Thuận) hầu như đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Trung Quốc khi các công ty Trung Quốc đều chiếm trên 55% vốn, trong khi các công ty điện lực Việt Nam chỉ nắm một phần rất nhỏ, thậm chí chỉ 5%.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/c4ca4238a0b923820dcc509a6f75849b-29.jpg
Hay như chuyện tập đoàn China Investment nhận chuyển nhượng 19% cổ phần ($96.9 triệu) từ một tập đoàn Việt Nam để đồng sở hữu liên doanh nhà máy Nhiệt Điện Mông Dương 2 (tỉnh Quảng Ninh). Dự án điện gió Biển Cổ Thạch có vốn đầu tư lên tới $4.4 tỷ ngoài khơi cảng Vĩnh Tân (tỉnh Bình Thuận), được công ty cổ phần đầu tư HLP (HLP Invest) đề nghị thủ tướng cho làm chủ đầu tư. Sau đó, tổng giám đốc HLP cùng nhóm các cổ đông đã chuyển nhượng 99% cổ phần cho công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu Tư Vina Solar, thuộc tập đoàn JA Solar (Trung Quốc) làm chủ, và hai cá nhân người Trung Quốc, mỗi người 0.5% còn lại.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/c81e728d9d4c2f636f067f89cc14862c-11.jpg
Rõ ràng, ở lĩnh vực nào từ nhiệt điện than hay năng lượng điện tái tạo thì hầu như ở đâu cũng có bàn tay của TQ dính vào. Hãy nhìn những gì mà Philippines và Lào đang phải gánh chịu: Tập đoàn truyền tải điện quốc gia Trung Quốc (State Grid Corporation of China) nắm giữ 40% cổ phần tại Tập đoàn truyền tải điện quốc gia Philippines (NGCP); Trong bối cảnh có nguy cơ ngân sách khó khăn, chính phủ Lào đã thỏa thuận với phía Trung Quốc, đồng ý cho một công ty quốc doanh Trung Quốc vận hành phần lớn lưới điện quốc gia của Lào.
Liệu một ngày nào đó VN có rơi vào cảnh: Chìm vào đêm tối với một cú sập cầu dao? Nếu cứ dễ dãi, buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho DN TQ dễ dàng đầu tư, thâu tóm như hiện tại thì đó phải chăng chỉ là vấn đề thời gian?
Đăng Quang