PDA

View Full Version : Thụy Điển chống Covid-19 thành công nhờ… không làm gì?



duyanh
09-14-2020, 12:28 PM
Thụy Điển chống Covid-19 thành công nhờ… không làm gì?




https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/09/pjimage-2-8-700x366.jpg

(Ảnh: Jorge Láscar/Flickr)

Vài tháng qua, khi nhiều nước chứng kiến số ca dương tính mới tăng trở lại thì tình hình tại Thụy Điển lại cơ bản đi vào ổn định. Trong khi mọi hoạt động tại đây chưa từng bị gián đoạn, thậm chí người Thụy Điển cũng hầu như không đeo khẩu trang.

Thụy Điển là một trong những quốc gia gây nhiều chú ý nhất kể từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát. Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, Thụy Điển chịu nhiều áp lực vì chỉ áp dụng cách ly hạn chế trong khi số người nhiễm bệnh và tử vong theo ngày đều gia tăng.

Ngày có số người dương tính với Covid-19 cao nhất lên tới 1.698, trong khi dân số Thụy Điển chỉ có khoảng 10 triệu. Số người tử vong do Covid-19 tính đến ngày cuối tháng 6 đã là 5.498 người với tổng số 67.681 nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, ngay trong những ngày tháng 6 căng thẳng, nhà dịch tễ học Anders Tegnell, người phụ trách thiết kế chính sách chống dịch của Thụy Điển tiếp tục khẳng định quan điểm của ông và chiến lược tổng thể của Thụy Điển là đúng đắn.

Cách làm của Thụy Điển dựa trên quan điểm miễn dịch cộng đồng, đại ý là số người nhiễm bệnh sẽ đạt đến một điểm nào đó. Song song với nó là số người có miễn dịch cũng tăng lên đến mức mà dịch bệnh không còn khả năng lây lan.

Các trường mẫu giáo, tiểu học của Thụy Điển vẫn mở cửa. Ngoại trừ các cuộc tụ tâp nơi công cộng trên 50 người bị cấm, còn chính phủ chỉ khuyến cáo hạn chế chứ không bắt buộc người dân không được tới các quán cà phê, nhà hàng… Ngay cả việc đeo khẩu trang nơi công cộng cũng không bắt buộc.

Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde phát biểu: “Chúng tôi không tin rằng chúng tôi có thể giam chặt mọi người trong nhà trong vài tháng và có tỉ lệ người tuân thủ cao. Thật hoang đường khi nói “mọi chuyện sẽ đâu vào đấy”. Ngược lại, mọi chuyện sẽ không đâu vào đấy!”.

Kết quả cho đến nay
Theo dõi trên worldometers, có thể nhận thấy diễn biến số ca dương tính mới ở nhiều nước châu Âu như Anh, Pháp, Đan Mạch, Na Uy… đều tăng trở lại từ tháng 8 sau khi đã giảm đều ở giai đoạn tháng 5 đến tháng 7.



Cho đến ngày 14/9, Israel là quốc gia phát triển đầu tiên đã phải tái áp dụng phong tỏa toàn quốc lần 2, mặc dù tỏ ra rất thành công trong giai đoạn đầu. Trong khi đó nhiều thành phố châu Âu khác cũng phải áp dụng tái phong tỏa một phần, vì dịch bùng phát trở lại sau một thời gian dỡ bỏ phong tỏa.

Tuy nhiên, tình hình tại Thụy Điển lại diễn biến ngược lại. Sau giai đoạn căng thẳng vào tháng 4 đến tháng 6, số ca dương tính mới bắt đầu giảm dần từ tháng 7. Số ca dương tính mới gần như đi ngang như mức của tháng 3. Đặc biệt số ca tử vong từ cuối tháng 7 đến nay đã giảm chỉ còn vài trường hợp/ngày.

Đánh giá nguyên nhân

Ngày 4/7, bác sĩ Sebastian Rushworth tại một bệnh viện lớn ở Stockholm đã mô tả về tình trạng căng thẳng vào tháng 3: “Tất cả các bệnh nhân được xét nghiệm đều dương tính với COVID, bất kể họ đến với triệu chứng gì như chảy máu mũi hay đau dạ dày.”

Ông cho biết tiếp: “Rồi sau đó vài tháng, tất cả bệnh nhân COVID đều biến mất. Tôi không thấy một bệnh nhân COVID nào trong hơn một tháng qua. Tôi có làm xét nghiệm cho một số người bị ho hay sốt, nhưng kết quả đều âm tính.”

Ông phân tích: Có khoảng 100.000 người chết ở Thụy Điển mỗi năm. Trong số gần 6.000 ca tử vong ghi nhận do COVID, có 70% là trên 80 tuổi. Nó cho thấy tỷ lệ tử vong thực sự do COVID chỉ là một con số nhỏ.

Do đó vị bác sĩ này cho rằng, nếu không phải do có miễn dịch cộng đồng thì số ca mắc mới tại Thụy Điển sẽ phải tiếp tục tăng cao. Bởi vì người Thụy Điển không đeo khẩu trang, vẫn tiếp xúc cộng đồng, đi làm và sinh hoạt bình thường.

Sau khi số ca nhiễm mới đột ngột giảm từ tháng 7, ngày 9/8 nhà dịch tễ Anders Tegnell chia sẻ với tờ Observer rằng:

“Số ca mắc bệnh tại Thụy Điển giảm trong thời gian qua có nghĩa là mức miễn dịch cộng đồng đã đạt đến “20%, 30% hoặc cao hơn tại một số khu vực”.

Nhưng ông cũng nói thêm: “Vì sao nó lại xảy ra vào thời điểm đó và tại sao quá đột ngột như vậy, điều đó rất khó hiểu. Nhưng chúng tôi tin rằng việc tăng số người có miễn dịch trong cộng đồng phải có một tác dụng nào đó”.

Bác sĩ Sebastian Rushworth cho rằng, “Thực tế, kháng thể không phải là cơ quan bảo vệ chính của cơ thể chống lại sự lây nhiễm vi rút mà đó là tế bào T. Nhưng tế bào T khó đo hơn kháng thể, vì vậy chúng tôi không thực sự kiểm tra nó trên lâm sàng. Rất có thể có các tế bào T đặc hiệu cho COVID, do đó bạn có thể miễn dịch với căn bệnh này mà không có bất kỳ kháng thể nào”.


Bác sĩ Rushworth cho biết tiếp: “Nhưng covid đã kết thúc ở Thụy Điển. Mọi người đã trở lại cuộc sống bình thường của họ và hầu như không ai bị nhiễm bệnh nữa. Tôi sẵn sàng đặt cược rằng các quốc gia đã đóng cửa hoàn toàn sẽ thấy tỷ lệ tăng đột biến khi họ mở cửa”.

Vẫn còn nhiều điều chưa rõ về virus này, nhưng đúng như bác sĩ Sebastian Rushworth nói, thực tế cho thấy đa số các quốc gia châu Âu khi mở cửa trở lại thì số ca mắc mới đều đang tăng trở lại. Điều an ủi là dù số ca dương tính tăng trở lại, nhưng số người tử vong mỗi ngày không có dấu hiệu tăng theo.

Bài viết là góc nhìn của riêng tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của DKN.

(Nguồn ảnh: Jorge Láscar/Flickr)