duyanh
09-10-2020, 12:13 PM
Hết “tuần trăng mật”, Đức cho Trung Quốc nếm “trái đắng”
Sau nhiều năm xây dựng chiến lược châu Á xoay quanh Trung Quốc, gần đây Đức đã có một động thái táo bạo khi quyết định tham gia câu lạc bộ địa chính trị “Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Hết "tuần trăng mật", Đức cho Trung Quốc nếm "trái đắng": Các công ty Đức lo mất thị trường béo bở?
Cụ thể, mới đây, chính quyền Đức vừa ban hành hướng dẫn chính sách mới dài 40 trang, trong đó nêu rõ chiến lược chính thức của Đức đối với khu vực này là “nỗ lực thúc đẩy chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương” và “chủ động đóng góp cho việc định hình trật tự quốc tế” trong khu vực.
Báo Nikkei Asian Review (Nhật Bản) ngày hôm nay (9/9) đã đăng tải bài viết có tiêu đề “Germany ends China honeymoon with new Indo-Pacific strategy” (Đức kết thúc “tuần trăng mật” với Trung Quốc bằng chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mới), bình luận về vấn đề này.
“Tuần trăng mật” kết thúc
Theo Nikkei, sự thay đổi trong chính sách của Đức diễn ra trong bối cảnh châu Âu đang nâng cao cảnh giác với Trung Quốc.
Phát biểu hôm 2/9, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã lí giải rằng Berlin “muốn giúp định hình trật tự thế giới dựa trên luật lệ và hợp tác quốc tế, chứ không phải dựa trên luật lệ của kẻ mạnh”.
Nikkei nhận định, chiến lược mới của Đức tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đã trở nên giống với cách tiếp cận của Pháp, Nhật Bản, Australia và các thành viên ASEAN tại khu vực này.
Trong nhiều năm qua, Đức đã coi Trung Quốc là trọng tâm trong chiến lược ngoại giao châu Á của mình. Trao đổi thương mại với Trung Quốc chiếm 50% trong tổng số trao đổi thương mại của Đức tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nhiều lần công du đến quốc gia châu Á này.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế lại không giúp Đức mở rộng cửa thị trường Trung Quốc như họ mong muốn.
Nikkei cho biết các công ty của Đức hoạt động tại thị trường Trung Quốc đã báo cáo về tình trạng bị ép buộc chuyển giao công nghệ. Trong khi đó, các cuộc đàm phán về thỏa thuận đầu tư giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc về những vấn đề mà các công ty này gặp phải lại bì trì hoãn quá lâu, dấy lên những lo ngại về việc Đức và các nước châu Âu đang dần trở nên quá phụ thuộc vào Bắc Kinh trong lĩnh vực kinh tế.
Những điều này diễn ra trong bối cảnh làn sóng phản đối Trung Quốc về luật an ninh quốc gia mới ở Hồng Kông và vấn đề cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương gia tăng, dấy lên luồng ý kiến phản đối các chính sách ủng hộ Trung Quốc của chính phủ Đức.
Do đó, Berlin đã đề ra chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mới, với cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với Trung Quốc – bao gồm việc lên án các khoản nợ khổng lồ mà các nước tham gia sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng mang tên Vành đai và Con đường của Trung Quốc đang phải gồng gánh.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/photo1599637003250-15996370035242132931585.jpg
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. Ảnh: Reuters
Các công ty Đức lo mất thị trường béo bở?
Các công ty của Đức cũng bày tỏ lo ngại về việc làm ăn với Trung Quốc và vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ của họ trong thị trường này, đặc biệt là sau khi Tập đoàn sản xuất đồ điện gia dụng Midea của Trung Quốc mua lại công ty sản xuất robot Kuka của Đức hồi cuối năm 2016.
Tuy nhiên, viễn cảnh từ bỏ một thị trường khổng lồ như Trung Quốc lại khiến các công ty này do dự. Theo Nikkei, khoảng 40% trong tổng số xe hơi của Volkswagen được bán ra trong năm 2019, cũng như gần 30% trong tổng số xe hơi tiêu thụ năm 2019 của Daimler và BMW, đã được bán cho thị trường Trung Quốc.
Chủ tịch Volkswagen, ông Herbert Diess, gọi Trung Quốc là “thị trường quan trọng nhất” của công ty này. Với tham vọng mở rộng thị trường xe điện Trung Quốc, hồi tháng 5 vừa qua, Volkswagen đã mua 50% cổ phiếu của JAC Motors – một công ty quốc doanh của Trung Quốc.
Nikkei cho hay, Volkswagen đã thắt chặt mối quan hệ với Trung Quốc sau vụ bê bối khí thải ở Mỹ và thất bại trong mối quan hệ với công ty Tata Motors ở Ấn Độ.
Bên cạnh Volkswagen, các hãng xe Daimler và BMW cũng coi Trung Quốc là “chìa khóa” đưa họ đến với thành công, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường châu Âu vẫn còn chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19.
BASF, một trong những nhà sản xuất hóa chất hàng đầu của Đức, cũng đang triển khai dự án hóa chất tổng hợp thứ hai ở Trung Quốc. Nhà máy hóa chất thứ hai của công ty này ở tỉnh Quảng Đông được dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2030, với chi phí 10 tỉ USD.
Mặc dù vậy, về tổng thể, các nước châu Âu dường như đều đang xem xét lại mối quan hệ của mình với Trung Quốc. Năm 2019, EU đã nêu tên Trung Quốc là “một đối thủ cạnh tranh chiến lược”, cụ thể là trong lĩnh vực công nghệ và thương mại. Theo ông Patrick Koellner, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Khu vực và Toàn cầu của Đức, điều này cho thấy châu Âu đang thay đổi bằng một chiến lược tỉnh táo hơn về Bắc Kinh.
Theo kế hoạch, Đức sẽ hợp tác với Pháp để xâu dựng một chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương cho toàn khối EU. Mục tiêu của Berlin là nâng cao ảnh hưởng của mình trong vấn đề này bằng cách tìm kiếm sự ủng hộ của toàn EU.
Anh và Pháp cũng đã bắt đầu chặn “ông lớn” viễn thông Huawei của Trung Quốc tham gia vào dự án mạng 5G của họ. Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gần đây vừa thực hiện chuyến công du 5 nước châu Âu để gia tăng thiện cảm của các nước này với Trung Quốc, nhưng không may là chuyến đi này lại có “tác dụng ngược”.
CafeF
Sau nhiều năm xây dựng chiến lược châu Á xoay quanh Trung Quốc, gần đây Đức đã có một động thái táo bạo khi quyết định tham gia câu lạc bộ địa chính trị “Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Hết "tuần trăng mật", Đức cho Trung Quốc nếm "trái đắng": Các công ty Đức lo mất thị trường béo bở?
Cụ thể, mới đây, chính quyền Đức vừa ban hành hướng dẫn chính sách mới dài 40 trang, trong đó nêu rõ chiến lược chính thức của Đức đối với khu vực này là “nỗ lực thúc đẩy chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương” và “chủ động đóng góp cho việc định hình trật tự quốc tế” trong khu vực.
Báo Nikkei Asian Review (Nhật Bản) ngày hôm nay (9/9) đã đăng tải bài viết có tiêu đề “Germany ends China honeymoon with new Indo-Pacific strategy” (Đức kết thúc “tuần trăng mật” với Trung Quốc bằng chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mới), bình luận về vấn đề này.
“Tuần trăng mật” kết thúc
Theo Nikkei, sự thay đổi trong chính sách của Đức diễn ra trong bối cảnh châu Âu đang nâng cao cảnh giác với Trung Quốc.
Phát biểu hôm 2/9, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã lí giải rằng Berlin “muốn giúp định hình trật tự thế giới dựa trên luật lệ và hợp tác quốc tế, chứ không phải dựa trên luật lệ của kẻ mạnh”.
Nikkei nhận định, chiến lược mới của Đức tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đã trở nên giống với cách tiếp cận của Pháp, Nhật Bản, Australia và các thành viên ASEAN tại khu vực này.
Trong nhiều năm qua, Đức đã coi Trung Quốc là trọng tâm trong chiến lược ngoại giao châu Á của mình. Trao đổi thương mại với Trung Quốc chiếm 50% trong tổng số trao đổi thương mại của Đức tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nhiều lần công du đến quốc gia châu Á này.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế lại không giúp Đức mở rộng cửa thị trường Trung Quốc như họ mong muốn.
Nikkei cho biết các công ty của Đức hoạt động tại thị trường Trung Quốc đã báo cáo về tình trạng bị ép buộc chuyển giao công nghệ. Trong khi đó, các cuộc đàm phán về thỏa thuận đầu tư giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc về những vấn đề mà các công ty này gặp phải lại bì trì hoãn quá lâu, dấy lên những lo ngại về việc Đức và các nước châu Âu đang dần trở nên quá phụ thuộc vào Bắc Kinh trong lĩnh vực kinh tế.
Những điều này diễn ra trong bối cảnh làn sóng phản đối Trung Quốc về luật an ninh quốc gia mới ở Hồng Kông và vấn đề cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương gia tăng, dấy lên luồng ý kiến phản đối các chính sách ủng hộ Trung Quốc của chính phủ Đức.
Do đó, Berlin đã đề ra chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mới, với cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với Trung Quốc – bao gồm việc lên án các khoản nợ khổng lồ mà các nước tham gia sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng mang tên Vành đai và Con đường của Trung Quốc đang phải gồng gánh.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/photo1599637003250-15996370035242132931585.jpg
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. Ảnh: Reuters
Các công ty Đức lo mất thị trường béo bở?
Các công ty của Đức cũng bày tỏ lo ngại về việc làm ăn với Trung Quốc và vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ của họ trong thị trường này, đặc biệt là sau khi Tập đoàn sản xuất đồ điện gia dụng Midea của Trung Quốc mua lại công ty sản xuất robot Kuka của Đức hồi cuối năm 2016.
Tuy nhiên, viễn cảnh từ bỏ một thị trường khổng lồ như Trung Quốc lại khiến các công ty này do dự. Theo Nikkei, khoảng 40% trong tổng số xe hơi của Volkswagen được bán ra trong năm 2019, cũng như gần 30% trong tổng số xe hơi tiêu thụ năm 2019 của Daimler và BMW, đã được bán cho thị trường Trung Quốc.
Chủ tịch Volkswagen, ông Herbert Diess, gọi Trung Quốc là “thị trường quan trọng nhất” của công ty này. Với tham vọng mở rộng thị trường xe điện Trung Quốc, hồi tháng 5 vừa qua, Volkswagen đã mua 50% cổ phiếu của JAC Motors – một công ty quốc doanh của Trung Quốc.
Nikkei cho hay, Volkswagen đã thắt chặt mối quan hệ với Trung Quốc sau vụ bê bối khí thải ở Mỹ và thất bại trong mối quan hệ với công ty Tata Motors ở Ấn Độ.
Bên cạnh Volkswagen, các hãng xe Daimler và BMW cũng coi Trung Quốc là “chìa khóa” đưa họ đến với thành công, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường châu Âu vẫn còn chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19.
BASF, một trong những nhà sản xuất hóa chất hàng đầu của Đức, cũng đang triển khai dự án hóa chất tổng hợp thứ hai ở Trung Quốc. Nhà máy hóa chất thứ hai của công ty này ở tỉnh Quảng Đông được dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2030, với chi phí 10 tỉ USD.
Mặc dù vậy, về tổng thể, các nước châu Âu dường như đều đang xem xét lại mối quan hệ của mình với Trung Quốc. Năm 2019, EU đã nêu tên Trung Quốc là “một đối thủ cạnh tranh chiến lược”, cụ thể là trong lĩnh vực công nghệ và thương mại. Theo ông Patrick Koellner, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Khu vực và Toàn cầu của Đức, điều này cho thấy châu Âu đang thay đổi bằng một chiến lược tỉnh táo hơn về Bắc Kinh.
Theo kế hoạch, Đức sẽ hợp tác với Pháp để xâu dựng một chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương cho toàn khối EU. Mục tiêu của Berlin là nâng cao ảnh hưởng của mình trong vấn đề này bằng cách tìm kiếm sự ủng hộ của toàn EU.
Anh và Pháp cũng đã bắt đầu chặn “ông lớn” viễn thông Huawei của Trung Quốc tham gia vào dự án mạng 5G của họ. Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gần đây vừa thực hiện chuyến công du 5 nước châu Âu để gia tăng thiện cảm của các nước này với Trung Quốc, nhưng không may là chuyến đi này lại có “tác dụng ngược”.
CafeF